Biện pháp cải thiện rối loạn giấc ngủ cho người nhiễm HIV
Nhiều người nhiễm HIV bị rối loạn giấc ngủ do các nguyên nhân khác nhau. Để khắc phục tình trạng này, người nhiễm HIV cần thực hiện kết hợp các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc theo hướng dẫn.
Tác động của giấc ngủ với người nhiễm HIV
Theo GS. TS Cao Tiến Đức, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần và Tâm lý y học Học viện Quân y, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103, giấc ngủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các chức năng của cơ thể đều giảm đi trong giấc ngủ sâu, nhờ đó mà cơ thể có điều kiện điều hòa lại quá trình chuyển hóa.
Nếu con người không được ngủ trong một thời gian dài có thể dẫn đến rối loạn định hướng, ảo giác và hoang tưởng, nguy hiểm hơn có thể bị các rối loạn nhận thức nặng nề và cuối cùng dẫn đến tử vong.
Với người nhiễm HIV, nếu gặp các vấn đề về giấc ngủ sẽ làm giảm khả năng tuân thủ điều trị HIV, làm HIV tiến triển nhanh hơn, số lượng tế bào CD4 thấp hơn, thay đổi quá trình trao đổi chất, chất lượng cuộc sống thấp hơn, rối loạn tâm trạng và trầm cảm.
Các vấn đề về giấc ngủ thường gặp ở người nhiễm HIV bao gồm rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, ngủ nhiều…
Mất ngủ chỉ tình trạng ngủ quá ít hoặc kém chất lượng. Những người bị mất ngủ có thể gặp khó khăn khi chìm vào giấc ngủ hoặc duy trì giấc ngủ, bị “thức giấc vào sáng sớm” hoặc đơn giản là không thể có được giấc ngủ phục hồi. Những người bị mất ngủ thường sẽ bị mệt mỏi vào ban ngày, rối loạn tâm trạng, lú lẫn hoặc cáu kỉnh.
Ngủ nhiều có thể là rối loạn giấc ngủ ở những người nhiễm HIV, thường được phát hiện ở giai đoạn tiến triển của bệnh, liên quan đến tình trạng mệt mỏi cực độ. Ngủ nhiều khá nghiêm trọng vì có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Giấc ngủ có vai trò quan trọng với sức khỏe (hình minh họa).
Nguyên nhân nào gây ra chứng rối loạn giấc ngủ ở những người nhiễm HIV?
- Căng thẳng , lo lắng: Mất ngủ mạn tính thường ảnh hưởng đến những người nhiễm HIV ngay sau khi nhiễm, mặc dù có thể không có triệu chứng nào khác. Điều này có thể là do lo lắng hoặc các yếu tố liên quan đến căng thẳng, hoặc thậm chí những thay đổi nhỏ trong cấu trúc giấc ngủ (mô hình và các giai đoạn ngủ) do chính HIV gây ra.
- Tác dụng phụ của thuốc: Những bệnh nhân nhiễm HIV mới bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng virus có thể bị mất ngủ như một tác dụng phụ của chính loại thuốc đó, mặc dù tình trạng này thường sẽ hết khi cơ thể thích nghi với thuốc.
Tuy nhiên, có thể khó phân biệt được nguyên nhân gây mất ngủ, vì bệnh nhân cũng có thể đang trải qua rất nhiều lo lắng về thuốc cũng như về HIV, điều này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Video đang HOT
- Do các tình trạng tiềm ẩn: Đối với các trường hợp nhiễm HIV có hệ miễn dịch suy yếu thì mất ngủ có thể do các tình trạng tiềm ẩn liên quan HIV như sốt, đau, mất nước và dinh dưỡng kém. Mất ngủ phổ biến hơn ở những bệnh nhân mắc HIV giai đoạn tiến triển (AIDS), và có thể do chứng mất trí liên quan đến HIV.
- Nguyên nhân khác: Mất ngủ ở những người nhiễm HIV cũng có thể do các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống, lạm dụng chất gây nghiện và các tình trạng tâm thần khác.
Căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn giấc ngủ.
Biện pháp khắc phục rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ ở người nhiễm HIV có thể được điều trị bằng thuốc hoặc bằng các phương pháp khác. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp dùng thuốc, người bệnh cần phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị để tránh gây nghiện, các tương tác thuốc và các chống chỉ định.
Ngoài ra, có thể khắc phục rối loạn giấc ngủ bằng các biện pháp không dùng thuốc bao gồm:
- Vệ sinh giấc ngủ : Người bệnh nên ngủ đủ 7 giờ mỗi đêm, đi ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định, không nên ngủ nhiều vào ban ngày và không cố gắng ép mình ngủ, vì có thể làm tăng sự tỉnh táo và do đó phản tác dụng.
- Tập thể dục: Giấc ngủ có liên quan đến nhiệt độ cơ thể và con người ngủ ngon nhất khi nhiệt độ cơ thể thấp hơn. Vì tập thể dục làm tăng nhiệt độ cơ thể nên những bệnh nhân bị mất ngủ không nên tập thể dục ngay trước khi đi ngủ, mà nên tập trước 4-6 giờ.
- Tắm nước ấm : Tắm nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp giảm nhiệt độ cơ thể, giúp ngủ ngon hơn.
- Ăn nhẹ trước khi đi ngủ: Cơn đói làm gián đoạn giấc ngủ nên nếu cảm thấy đói, người bệnh có thể ăn nhẹ. Hơn nữa, trong khi ăn, cơ thể giải phóng các enzyme có thể thúc đẩy giấc ngủ tốt hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý, nên tránh sử dụng cà phê, rượu, trà, nicotin và sô cô la trước khi ngủ.
Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện các bài tập thư giãn, tập thở hoặc áp dụng liệu pháp hương thơm giúp tinh thần thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ. Cố gắng không xem TV hoặc sử dụng điện thoại, máy tính hoặc các thiết bị điện tử trên giường trước khi đi ngủ.
Lý do khiến bạn mệt mỏi sau giấc ngủ 8 tiếng
Nếu bạn ngủ nhiều nhưng thức dậy mệt mỏi thì bạn nên tìm hiểu các nguyên nhân có thể xảy ra và bạn thực sự cần ngủ bao nhiêu.
Sự mệt mỏi kéo dài vào buổi sáng có thể gây ra nhiều vấn đề trong thời gian còn lại trong ngày, khiến bạn khó chịu. (Ảnh: ITN)
Sự mệt mỏi kéo dài vào buổi sáng gây ra nhiều vấn đề khiến bạn khó chịu suốt cả ngày. Điều quan trọng là phải hiểu tại sao bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi sau khi ngủ đủ giấc và bạn nên làm gì để cảm thấy dễ chịu hơn.
Theo giới chuyên gia, trong khi ngủ, bộ não của chúng ta xử lý các sự kiện trong ngày, hình thành ký ức và tạo kết nối. Khoảng thời gian thư giãn này giúp chúng ta thức dậy với tinh thần minh mẫn, sẵn sàng đón chào ngày mới.
Thực tế, sức khỏe thể chất và giấc ngủ của chúng ta gắn liền với nhau. Giấc ngủ chất lượng tốt giúp kiểm soát sự cân bằng của các hormone khiến bạn cảm thấy đói hoặc no, ảnh hưởng đến thói quen ăn uống.
Quan trọng hơn, giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến cách cơ thể chúng ta phản ứng với insulin, loại hormone kiểm soát lượng đường trong máu. Giấc ngủ ngon chống lại nhiễm trùng tốt hơn. Trái lại, thiếu ngủ có thể dẫn đến tăng cân và các vấn đề sức khỏe khác.
Đặc biệt, thiếu ngủ sẽ tác động lớn đến tâm trạng, trí nhớ và khả năng xử lý căng thẳng. Theo thời gian, việc thiếu ngủ góp phần gây ra lo lắng hoặc trầm cảm.
Giải quyết lý do đằng sau việc thức dậy mệt mỏi sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ của và giảm nguy cơ thức dậy với cảm giác uể oải.
Bạn có thể bị rối loạn giấc ngủ
Ngay cả khi bạn không bị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ vẫn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Các vấn đề như ngưng thở khi ngủ làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ, khiến cơ thể không thể phục hồi và dẫn đến mệt mỏi vào buổi sáng, còn được gọi là quán tính khi ngủ.
Trong trường hợp này, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu nghi ngờ mình mắc chứng ngưng thở khi ngủ.
Bạn đang phải đối mặt với căng thẳng và lo lắng
Căng thẳng và lo lắng cản trở khả năng đi vào giấc ngủ hoặc duy trì giấc ngủ của bạn do nó khiến tâm trí không ngừng bận rộn. Điều này đặc biệt đúng vào ban đêm khi cơ thể chúng ta nghỉ ngơi, điều này cho chúng ta thời gian để nhận thấy bộ não của chúng ta đã hoạt động như thế nào.
Hãy thực hành các kỹ thuật thư giãn như thiền, thở sâu hoặc tập yoga nhẹ nhàng trước khi đi ngủ để giúp kiểm soát căng thẳng và lo lắng - những tác nhân cản trở chất lượng giấc ngủ của bạn.
Lịch ngủ không nhất quán
Lịch trình ngủ không nhất quán gây xáo trộn đồng hồ bên trong cơ thể, khiến bạn khó thức dậy sảng khoái.
Hãy hình thành thói quen ngủ, đây là một trong những cách tốt nhất để đảm bảo bạn được nghỉ ngơi đầy đủ vào ban đêm và có chất lượng tốt.
Xây dựng lịch trình ngủ dựa trên nhu cầu riêng của bạn. Duy trì lịch trình bằng cách đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần. Tính nhất quán này giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học bên trong cơ thể.
Bạn dùng điện thoại quá lâu trước khi đi ngủ
Mang điện thoại vào phòng ngủ và lướt thông tin trước khi đi ngủ khiến bạn ít có khả năng thức dậy với cảm giác dễ chịu. (Ảnh: ITN)
Ánh sáng xanh từ màn hình có thể ức chế hormone ngủ, làm bạn khó ngủ. Rõ ràng điện thoại cũng là một nguyên nhân gây xao lãng lớn. Mang điện thoại vào phòng ngủ và lướt thông tin trước khi đi ngủ khiến bạn ít có khả năng thức dậy với cảm giác dễ chịu.
Tốt nhất bạn nên tránh sử dụng thiết bị di động ít nhất một giờ trước khi đi ngủ. Thay vào đó, hãy thử đọc một cuốn sách hoặc thực hiện vài động tác giãn cơ nhẹ nhàng.
Môi trường ngủ của bạn không được tối ưu hóa
Môi trường ngủ ồn ào hoặc không thoải mái khiến bạn không thể đạt đến giai đoạn ngủ sâu và phục hồi, gây mệt mỏi vào buổi sáng. Điều này cũng có thể đúng nếu bạn ngủ chung với bạn đời, con nhỏ hoặc thú cưng.
Hãy tạo môi trường ngủ thuận lợi, đảm bảo phòng ngủ tối, yên tĩnh và mát mẻ. Đầu tư vào một tấm nệm và gối thoải mái để nâng cao sự thư giãn khi ngủ.
Chế độ ăn uống và lối sống của bạn
Caffeine hoặc bữa ăn lớn gần giờ đi ngủ có thể làm gián đoạn giấc ngủ, khiến bạn cảm thấy không được nghỉ ngơi vào buổi sáng.
Tiêu thụ đường và rượu quá gần giờ đi ngủ cũng cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào buổi tối hôm đó.
Tốt nhất bạn nên giảm chất kích thích và lựa chọn thực phẩm, đồ uống bổ dưỡng. Tránh chất caffeine, thực phẩm giàu chất béo, đường và rượu gần giờ đi ngủ đồng thời tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên để thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn.
Cách đơn giản để ngủ ngon không cần dùng thuốc Giấc ngủ ngon đóng vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe và trạng thái tinh thần. Khi ngủ đủ, cơ thể có thời gian để khôi phục, tái tạo và làm mới bản thân. Ngủ ngon, ngủ đủ giấc giúp cải thiện khả năng tập trung, tăng cường trí nhớ và khả năng học tập. Nó cũng đóng vai trò quan...