Biến chứng nguy hiểm do cường giáp
Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa và tăng trưởng của cơ thể. Khi tuyến giáp bị rối loạn sẽ sinh ra cường giáp hoặc suy giáp.
Nhận biết bệnh cường giáp
Cường giáp là một hội chứng, tức là không phải một bệnh riêng biệt. Có nhiều bệnh gây ra hội chứng này, trong đó có thể kể đến bệnh Basedow – bệnh cường giáp hay gặp nhất với bướu cổ có lồi mắt, cường giáp; cường giáp do bướu nhân độc tuyến giáp, viêm tuyến giáp…
Bệnh cường giáp là một nhóm bệnh gây ra bởi tình trạng tăng tiết hormon tuyến giáp (triiodothyronine và thyroxin) dẫn đến các triệu chứng tim mạch, tăng chuyển hóa quá mức với các biểu hiện: tim đập nhanh, gầy sút cân…
Các triệu chứng bệnh cường giáp bao gồm:
Hồi hộp đánh trống ngực: cảm giác tim đập nhanh, mạnh trong lồng ngực, có thể cảm thấy đau ngực, khó thở.
Bướu cổ: vùng cổ, nơi chứa tuyến giáp phình to, nguyên nhân do tuyến giáp bị phì đại.
Run tay: Triệu chứng run tay khiến bệnh nhân không thể tự kiểm soát, thường run với tần số nhanh và biên độ nhỏ.
Sợ nóng: do mức chuyển hóa cơ bản cao, thân nhiệt của người bệnh cường giáp thường cao hơn bình thường, do vậy người bệnh thường không chịu được những nơi có nhiệt độ cao hay thời tiết nóng nực.
Tiêu chảy: Tình trạng tiêu chảy kéo dài có thể là dấu hiệu bệnh cường giáp, nguyên nhân do nhu động ruột tăng thường xuyên.
Sụt cân: người bệnh cường giáp thường bị sụt cân, dù chế độ ăn vẫn như bình thường thậm chí là nhiều hơn, có thể sụt nhiều kg trong vòng 1 tháng.
Ra mồ hôi nhiều: cùng với tình trạng sợ nóng, người bệnh cường giáp thường xuyên ra mồ hôi thậm chí cả khi không vận động gì chỉ ngồi yên một chỗ.
Thay đổi tính tình, dễ cáu giận, lo lắng.
Rối loạn giấc ngủ: người bệnh cường giáp hay bị khó ngủ, giấc ngủ không yên, giấc ngủ ngắn hơn bình thường.
Video đang HOT
Yếu mệt: mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức, người bệnh không muốn vận động nhiều.
Bệnh cường giáp gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Cường giáp có nguy hiểm không?
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, cường giáp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm:
Biến chứng tim mạch: tình trạng nhịp tim nhanh thường gặp ở bệnh nhân cường giáp, các rối loạn nhịp nghiêm trọng hơn như rung nhĩ có thể gặp phải. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tình trạng suy tim ở người bệnh cường giáp.
Cơn bão giáp: khi tình trạng hormon tăng quá cao, các triệu chứng đột ngột trở nên nặng nề, lúc này, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa nếu không kịp thời được chẩn đoán và điều trị.
Lồi mắt ác tính: Trong cường giáp do bệnh Basedow, người bệnh có thể bị lồi mắt, thường xuyên chảy nước mắt và nhạy cảm hơn với ánh sáng, hay kèm theo viêm kết mạc, tổn thương giác mạc.
Người bị bệnh cường giáp nên ăn gì?
Các loại quả giàu chất chống oxy hóa: Chất chống oxy hóa tự nhiên có trong các loại rau quả giúp cải thiện và nâng cao hiệu quả của hệ miễn dịch trong cơ thể đồng thời hỗ trợ cân bằng hormon tuyến giáp. Các loại quả mọng như: dâu tây, việt quất, kiwi, trái cây họ cam quýt, cà chua, cải mâm xôi hoặc các loại rau củ như: rau chân vịt, cải xoăn, ớt chuông hoặc bí đỏ có chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa, tốt cho người bị cường giáp.
Rau họ cải: Những thực phẩm thuộc nhóm họ rau cải như: bông cải xanh, bắp cải, súp lơ… giúp làm giảm lượng hormon do tuyến giáp sản xuất ra trong cơ thể. Do đó, đây là lựa chọn rất tốt đối với người bị cường giáp. Tuy nhiên, việc sử dụng rau họ cải phải vừa đủ, tránh dùng quá nhiều vì các loại thực phẩm này lại có thể dẫn đến suy giáp. Vì vậy, trong chế độ ăn nên sử dụng rau họ cải một cách hợp lý, tránh lạm dụng.
Vitamin D và omega 3: omega-3 và vitamin D giúp tăng cường sức khỏe của tuyến giáp nói riêng và cả cơ thể nói chung. Trong số các thực phẩm thường dùng thì cá hồi cung cấp cả vitamin D và acid béo omega-3 nhiều nhất, do đó đây là thức ăn mà người bệnh cường giáp nên sử dụng. Trong trường hợp không ăn được cá, bạn có thể sử dụng trứng và nấm để bổ sung vitamin D. Còn omega-3 có nhiều trong quả óc chó, dầu oliu hoặc dầu hạt lanh.
Các thực phẩm giàu kẽm: Thiếu kẽm có thể cản trở sự phân chia tế bào, sự tăng trưởng và phân giải carbohydrate. Đồng thời, khi tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ dẫn đến cạn kiệt khoáng chất này. Vì vậy, người bị cường giáp nên bổ sung kẽm trong chế độ ăn bằng các loại các hạt như: hạnh nhân, hạt óc chó, hạt bí ngô hoặc hạt lanh.
Đạm thực vật: Giảm cân là một triệu chứng của bệnh cường giáp, do đó việc cung cấp đủ lượng đạm cho cơ thể để duy trì cân nặng hợp lý là vô cùng cần thiết. Trong đó, protein từ các loại đậu hạt đã được chứng minh là an toàn và tốt cho sức khỏe, đặc biệt cho người bị cường giáp.
Các sản phẩm từ sữa: bệnh nhân cường giáp hãy sử dụng các sản phẩm làm từ sữa như: sữa chua, sữa ít béo hoặc phô mai để bổ sung canxi. Trong trường hợp bị đầy bụng khó tiêu do bất dung nạp lactose cần bổ sung canxi bằng những thực phẩm khác như rau xanh.
Sờ thấy hạch ở cổ, có phải đã mắc ung thư tuyến giáp?
Nếu ung thư tuyến giáp đã lan đến các hạch bạch huyết lân cận, khối u có thể nằm lệch ở một bên cổ, chỗ các hạch lympho, thay vì ở phía trước là vị trí của tuyến giáp.
Vì sao phụ nữ dễ mắc ung thư tuyến giáp hơn nam giới?
Tuyến giáp là tuyến nội tiết hình cánh bướm nằm ở cổ, có vai trò điều hòa nhiều hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Khi chức năng tuyến giáp bị rối loạn, có thể gây ra các bệnh cường giáp, suy giáp, đa nhân tuyến giáp, u bướu lành tuyến giáp và ung thư tuyến giáp.
Ung thư tuyến giáp là căn bệnh ác tính phổ biến nhất, chiếm 90% trong tổng số bệnh nhân mắc các bệnh ung thư về tuyến nội tiết.
Tỷ lệ mắc bệnh lý tuyến giáp ở nữ cao hơn nam giới 3-10 lần. Tại Việt Nam, theo một số thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng trên 4,6 triệu người mắc u nhân tuyến giáp, trong đó, có 2% là u ác tính. Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao gấp 3 lần so với nam giới.
Sự khác biệt trong cấu tạo cơ thể là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở nữ cao hơn nam giới. Phụ nữ phải trải qua những biến động trong nội tiết tố ở các thời kỳ và giai đoạn khác nhau như: trong chu kỳ kinh nguyệt, khi mang thai, sau khi sinh và thời kỳ mãn kinh hoặc ảnh hưởng từ việc sử dụng thuốc tránh thai, tiền sử thai nghén, sử dụng liệu pháp hormone hay căng thẳng trong cuộc sống... Những thay đổi này đều có tác động tới hormone tuyến giáp, vì thế làm tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp.
Ung thư tuyến giáp thường được phát hiện khi đã di căn
Ung thư tuyến giáp là loại bệnh có diễn tiến rất chậm. Ở giai đoạn sớm, bệnh nhân không có triệu chứng đặc biệt, chỉ được phát hiện tình cờ nhờ siêu âm vùng cổ qua khám sức khỏe định kỳ. Nhiều bệnh nhân chủ quan do bệnh không gây khó chịu, đến lúc bị khó thở, khó nuốt, khàn tiếng thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn.
Thông thường, các bệnh nhân đến khám bệnh vì tự sờ thấy có một cục nhỏ ngay dưới da vùng cổ. Trong cộng đồng, khoảng 80 đến 90% dân số có thể tự sờ được một cục u như vậy ở vùng cổ. Nhưng chỉ có gần 2% trong số đó mắc bệnh ung thư tuyến giáp. Khoảng 95% ung thư tuyến giáp là loại có tiên lượng rất tốt, có thể chữa trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Ung thư tuyến giáp được điều trị hiệu quả ở giai đoạn sớm
Việc điều trị bệnh ung thư tuyến giáp rất đơn giản với tiên lượng khả quan, nếu được phát hiện sớm.
Với máy siêu âm có độ phân giải cao, các bệnh viện ung bướu có thể chẩn đoán và phát hiện khối u trong tuyến giáp là lành tính hay ác tính. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ dùng kim nhỏ chọc hút tế bào (FNA) để xác định chính xác có tế bào ác tính hay không.
Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân ung thư tuyến giáp một hoặc nhiều phương pháp điều trị. Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp tốt nhất. Bệnh nhân có thể mổ hở hoặc mổ nội soi.
Với phương pháp iod phóng xạ, bạn sẽ phải uống một lượng nhỏ iod phóng xạ. Các tế bào tuyến giáp (kể cả lành tính và ác tính) sẽ bắt nguồn phóng xạ này và bị tiêu diệt. Chỉ khi bạn đã được cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp thì chỉ định điều trị iod phóng xạ mới được đặt ra.
Ngoài ra, sau khi cắt toàn bộ tuyến giáp, hoặc sau khi điều trị iod phóng xạ, bạn sẽ phải bổ sung hằng ngày lượng hormone thiếu hụt do tuyến giáp tiết ra.
Biết sớm, trị đúng, bệnh cho kết quả tốt khoảng 95%. Bệnh vẫn có thể tái phát nhiều chục năm sau, dưới dạng các hạch cổ hoặc di căn ở phổi hoặc xương. Tuy nhiên, ung thư tuyến giáp tái phát vẫn có thể trị tốt.
Ngược lại, các trường hợp ung thư tuyến giáp được phát hiện khi đã di căn, việc điều trị vừa tốn kém, lại vừa giảm hiệu quả. Trong thực tế điều trị, nhiều ca ung thư tuyến giáp đã xâm lấn ra thực quản, khí quản, động tĩnh mạch cảnh khiến cho quá trình phẫu thuật bóc tách khối u di căn trở nên vô cùng phức tạp và nguy hiểm cho bệnh nhân. Một số trường hợp khối u xâm lấn không có khả năng cắt bỏ hoàn toàn dẫn đến hiệu quả điều trị sau phẫu thuật thấp, khả năng tái phát cao.
Phòng ngừa ung thư tuyến giáp như thế nào?
- Ăn uống khoa học: Ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp cân bằng hormone tuyến giáp. Cần bổ sung đầy đủ lượng i-ốt cần thiết trong các bữa ăn hằng ngày, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai. Điều này sẽ giúp tránh được nhiều biến chứng ở cả mẹ và thai nhi.
- Tập thể dục hàng ngày: Việc tập thể dục mỗi ngày giúp tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi bệnh tật, trong đó có các bệnh tuyến giáp.
- Bỏ thuốc lá: Khói thuốc lá có nhiều chất độc hại như thiocyanate - rất nguy hiểm đối với tuyến giáp. Những người hút thuốc lá cũng có nguy cơ mắc các biến chứng về mắt của bệnh cường giáp cao hơn người bình thường.
- Khám tầm soát các bệnh lý tuyến giáp định kỳ, khuyến khích cho tất cả nam nữ, đặc biệt là nữ từ 20 tuổi trở lên.
Làm gì để tuyến giáp luôn khỏe mạnh? Giáp trạng là một tuyến nhỏ có hình con bướm nằm ở cổ, chịu trách nhiệm sản xuất nhiều hoóc-môn có ảnh hưởng tới tốc độ trao đổi chất và sản xuất năng lượng của cơ thể. Không chỉ vậy, tuyến giáp còn đóng vai trò trong nhiều hoạt động khác như hỗ trợ mọc tóc, duy trì thân nhiệt, cân nặng, nhịp...