Bị sởi tấn công, nhiều thai phụ mất con, sinh non
Từ cuối năm 2018 đến nay, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới tiếp nhận nhiều thai phụ bị sởi tấn công dẫn tới sảy thai, sinh non. Bên cạnh đó, số trẻ mắc sởi nhập viện điều trị cũng đang tăng đột biến, nhiều bệnh nhi chưa đến tuổi chích ngừa đã nhiễm bệnh.
Năm 2014, cả nước đã phải đối mặt với sự lây lan, bùng phát dữ dội của dịch sởi với khoảng 7.000 trẻ mắc bệnh, hơn 100 ca tử vong. Sau 4 năm tạm lắng, bệnh sởi đang quay trở lại, đe dọa bùng phát trên diện rộng.
Bệnh sởi đang gia tăng theo tính chu kỳ 4 đến 5 năm 1 lần, cộng đồng nên chủ động phòng ngừa
Sởi là bệnh lây qua đường hô hấp, với tốc độ rất nhanh, khó kiểm soát. Ngành y tế đã liên tiếp cảnh báo về nguy cơ gia tăng của bệnh sởi và bùng phát dịch theo tính chu kỳ 4 đến 5 năm 1 lần, nhưng sự thờ ơ của cộng đồng đang khiến nhiều người phải trả giá.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, TPHCM đã và đang là nơi phải tiếp nhận, điều trị cho nhiều bệnh nhân người lớn và trẻ em bị sởi tấn công với diễn tiến nặng, nguy hiểm. Ngày 14/1, thông tin từ bệnh viện cho hay, khoảng 2 tháng qua số mắc bệnh sởi nhập viện đã tăng đột biến. Cụ thể, tháng 10/2018 khoa chỉ tiếp nhận 76 ca mắc sởi, đến tháng 11 tăng lên 120 ca, tháng 12 là 269 ca, từ đầu năm 2019 mỗi ngày có khoảng 70 trường hợp mắc sởi điều trị nội trú.
Đáng lưu ý, bệnh sởi đang tấn công nhiều bệnh nhân là phụ nữ mang thai và trẻ em chưa đến tuổi chủng ngừa. BS Huỳnh Thị Thuý Hoa, Trưởng khoa Nội A cho hay, chỉ tính riêng trong ngày 14/1 bệnh viện hiện đang điều trị cho 65 bệnh nhân mắc sởi, trong đó có 38 ca trẻ em và 7 thai phụ. Trong 3 tháng qua có 1 trường hợp bị thai chết lưu, 3 thai phụ khác sinh non vì mắc sởi.
Một thai phụ bị sởi tấn công đang được chăm sóc, điều trị
Trẻ mắc sởi nhập viện hầu hết trong nhóm dưới 5 tuổi, đây là nhóm chữa được chích ngừa sởi hoặc chích ngừa chưa đầy đủ. Đáng lưu ý, nhiều trường hợp mắc sởi từ khi chưa đến thời điểm chích ngừa mũi đầu tiên theo chương trình tiêm chủng mở rộng (lúc 9 tháng tuổi).
Tại TPHCM, thống kê của Trung tâm Y tế Dự phòng trong tuần đầu của năm 2019 cho thấy bệnh sởi vẫn đang lưu hành trên tất cả 24 quận huyện. Nếu tuần đầu năm 2018 thành phố không có trường hợp mắc sởi thì cùng kỳ năm 2019 đã có 60 ca sởi được ghi nhận. Điểm nóng của bệnh sởi đang tập trung tại quận Thủ Đức, Bình Tân, quận 8, quận 12.
Hiện nay, bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, phòng bệnh bằng vắc xin là giải pháp sống còn để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Vắc xin ngừa sởi theo chương trình tiêm chủng mở rộng sẽ được chích mũi đầu cho trẻ khi các bé được 9 tháng tuổi, chích nhắc khi trẻ được 18 tháng tuổi. Trẻ chích ngừa sởi lúc 9 tháng tuổi chỉ có tỷ lệ đáp ứng miễn dịch khoảng 85-90% nên cần chích nhắc lại mũi thứ 2.
Video đang HOT
Nhiều trẻ bị sởi tấn công khi chưa đến tuổi chích ngừa
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh hoặc cố tình không cho con em mình chích sởi hoặc quên chích nhắc lại cho trẻ đã tạo ra những lỗ hổng miễn dịch trong cộng đồng. Khi có ca bệnh xuất hiện, những trẻ chưa được chích ngừa, chích chưa đầy đủ sẽ đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh, dịch bệnh chỉ dừng lại khi đã tấn công hết nhóm đối tượng chưa có kháng thể.
Để chủ động bảo vệ sức khỏe cho con em mình, Trung tâm Y tế khuyến cáo các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở tiêm chủng để được tư vấn, chích ngừa sởi cũng như các bệnh đã có vắc xin chủng ngừa. Trước nguy cơ dịch bùng phát, ngành y tế TPHCM đang chủ động thực hiện tiêm bổ sung vắc xin sởi – rubella cho trẻ sinh trong giai đoạn từ 2014 đến 2017. Đây là chiến dịch tiêm chủng hoàn toàn miễn phí, phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm chủng để tránh nguy cơ nhiễm bệnh cho các bé.
Bệnh sởi thường xuất hiện rải rác quanh năm, vào các tháng mưa lạnh sởi có thể tăng nhanh hơn. Bệnh do siêu vi của đường hô hấp trên, khi nhiễm sởi người bệnh thường có các biểu hiện sốt, ho, sổ mũi, mắt đỏ, sưng. Thời gian ủ bệnh của sởi từ 7 đến 15 ngày, khi phát bệnh ngày thứ 3 đến ngày thứ 4 cơ thể bệnh nhân ngày sẽ xuất hiện những ban đặc trưng của sởi tập trung ở vùng mặt, sau đó lan sang tai, ngực, bụng rồi đến tay chân.
Tiêm vắc xin là giải pháp sống còn để bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước bệnh sởi
Bệnh lây qua đường hô hấp, những trường hợp bệnh nhẹ có thể điều trị cách ly tại nhà. Người bệnh cần mang khẩu trang để tránh lây lan, trong tuần đầu phát ban hạn chế đến nơi đông người. Những người chăm sóc bệnh phải chú ý thường xuyên mang khẩu trang, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ cho nhà cửa luôn thoáng mát, bổ sung vitamin C, dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.
Bệnh nhân mắc sởi có thể đối mặt với biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, nguy cơ tử vong. Những trường hợp bệnh nặng có biểu hiện sốt cao kéo dài, lơ mơ, suy hô hấp cần phải nhập viện để được bác sĩ theo dõi, điều trị tránh biến chứng nguy hiểm. Phụ nữ đang mang thai nếu mắc sởi có nguy cơ sảy thai, sinh non. Bác sĩ khuyến cáo phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên chích ngừa sởi và các loại bệnh đã có vắc xin chủng ngừa trước khi mang thai. Bà bầu có dấu hiệu bệnh sởi cần nhanh chóng đến cơ sở y tế khám, theo dõi dấu hiệu của thai để được hỗ trợ y tế kịp thời.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Giải pháp kiểm soát đái tháo đường thai kỳ cho bà bầu
Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) mang đến nhiều nguy cơ cho cả mẹ lẫn thai nhi. Lời khuyên cho các thai phụ bị ĐTĐTK là cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống và luyện tập đúng cách mỗi ngày để kiểm soát được đường huyết. Tuy nhiên, các thai phụ mắc ĐTĐTK thường thấy khó cân bằng giữa việc phải ăn uống đủ để thai nhi phát triển và phải kiểm soát đường huyết để cả mẹ và thai nhi đều khỏe mạnh.
Tại buổi Hội thảo phổ biến "Hướng dẫn Quốc gia về Dự phòng và Kiểm soát ĐTĐ TK" do Bộ Y tế phối hợp với công ty Abbott tổ chức, Tiến sĩ Yen Ling Low, Giám đốc Trung Tâm Nghiên cứu & Phát triển Dinh dưỡng của Abbott tại châu Á - Thái Bình Dương đã có những chia sẻ về giải pháp dinh dưỡng giúp thai phụ bị ĐTĐ TK giải quyết vấn đề này.
Tiến sĩ Yen Ling Low, Giám đốc Trung Tâm Nghiên cứu & Phát triển Dinh dưỡng của Abbott tại châu Á - Thái Bình Dương
Thưa bà, ĐTĐTK đang có chiều hướng gia tăng tại Việt Nam và trên toàn cầu. Tại Việt Nam, theo thống kê của một số cơ sở y tế, cứ 5 thai phụ lại có 1 người mắc ĐTĐTK ( tương đương khoảng 20%), theo bà, đâu là những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này?
Tình trạng đái tháo đường thai kỳ đang có chiều hướng gia tăng trên toàn cầu và tại Việt Nam. Thống kê tại một số nước khu vực, tỷ lệ ĐTĐ TK tại Singapore hiện nay là 18.9%, Malaysia 11,4%, Australia 13%, Thái Lan 9,3%....và ở Việt Nam tỷ lệ này là 20%. Theo tôi, có một vài nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng của đái tháo đường thai kỳ. Trong vài thập kỉ qua, lối sống hiện đại đã được du nhập vào các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Lối sống này bao gồm sự thiếu hoạt động thể chất, chế độ ăn nhiều năng lượng và chất béo bão hòa dẫn đến chứng béo phì tràn lan. Đây là những nguy cơ dẫn tới tiểu đường thai kỳ.
Ngoài ra, hoạt động kiểm tra sàng lọc bệnh ĐTĐTK đã và đang được tăng cường, do vậy ngày càng nhiều phụ nữ được khám và chẩn đoán bệnh hơn. Việc sử dụng các tiêu chí chuẩn đoán khác nhau cũng có thể dẫn đến số lượng phụ nữ bị ĐTĐTK khác nhau.
Đái tháo đường thai kỳ sẽ gây ra những vấn đề sức khỏe như thế nào cho các bà bầu, thưa bà?
Đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trong trong ngắn hạn và dài hạn cho cả mẹ và bé nếu bệnh không được kiểm soát tốt. Những hậu quả nguy hiểm trong ngắn hạn bao gồm sinh non, đa ối, sảy thai, thai to và nguy cơ mổ lấy thai cao hơn. Đái tháo đường thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ suy hô hấp, thậm chí là dị tật bẩm sinh và tử vong chu sinh ở trẻ. Về lâu dài, cả mẹ và bé đều có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và những biến chứng khiến họ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong giai đoạn sau này.
Tuy nhiên, thai phụ bị ĐTĐTK cũng không nên lo lắng quá bởi nếu chủ động kiểm soát bệnh, cả mẹ và bé đều có thể khỏe mạnh suốt thai kỳ và tránh được những biến chứng sau này.
Vậy bà có lời khuyên gì cho các thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ?
Phần lớn thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ đều có thể kiểm soát bệnh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và các hoạt động thể chất của họ. Phụ nữ được chuẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ nên tìm kiếm lời khuyên của bác sĩ về mức độ hoạt động thể chất và thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp để tăng cường sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, làm sao để đạt được cân nặng và chỉ số đường huyết chuẩn trong thai kỳ.
Phụ nữ mắc ĐTĐTK nên có một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. Mẹ bầu mắc ĐTĐTK nên hạn chế các thực phẩm có hàm lượng carbohydrate tinh chế và chất béo bão hòa cao. Nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ như hoa quả, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Khẩu phần ăn nên chia thành 5-6 bữa nhỏ thay vì 2-3 bữa lớn.
Với những phụ nữ không thường xuyên hoạt động thể chất, bài tập an toàn nhất là đi bộ; nên đi bộ 15 phút sau mỗi bữa ăn.
Theo hướng dẫn mới về cách quản lý và phòng ngừa tiểu đường thai kỳ vừa được Bộ Y tế Việt Nam giới thiệu mới đây, khi chế độ ăn uống và hoạt động thể chất vẫn chưa đủ để kiểm soát đường huyết, lúc đó mới được chỉ định tiêm isulin.
Tiến sĩ Yen Ling Low trình bày về dinh dưỡng liệu pháp trong quản lý ĐTĐTK
Thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ thường rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan giữa việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng (để thai nhi phát triển) và kiểm soát đường huyết (để thai nhi khỏe mạnh). Xin bà chia sẻ một số giải pháp giúp thai phụ kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường thai kỳ nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé?
Phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ nên tham khảo ý kiến của các nhân viên y tế về chế độ ăn uống phù hợp để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đồng thời kiểm soát tốt đường huyết. Tuy nhiên, việc duy trì chế độ dinh dưỡng để kiểm soát đường huyết như thế có thể gây khó khăn cho thai phụ bởi sự hạn chế trong việc lựa chọn thực phẩm, cũng như công sức bỏ ra để chuẩn bị thức ăn. Giải pháp cho vấn đề này, thai phụ có thể bổ sung thêm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người đái tháo đường.
Nghiên cứu cho thấy việc kết hợp bổ sung thêm dinh dưỡng chuyên biệt vào chế độ ăn hàng ngày giúp kiểm soát đường huyết có hiệu quả hơn là chế độ ăn uống chỉ dựa vào thực phẩm. Dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người đái tháo đường được thiết kế một cách khoa học với hệ bột đường giải phóng chậm, các chất béo không no, tốt cho tim mạch và 28 loại vitamin và khoáng chất đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể hoạt động, giúp giảm cảm giác đói, thèm ăn và ổn định đường huyết.
Vậy còn sữa tươi không đường thì sao? Phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ có thể dùng sữa tươi để bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày không?
Phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường có thể dùng sữa tươi không đường. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy sữa tươi không đường có thể giúp kiểm soát đường huyết như sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người đái tháo đường như Glucerna. Sữa tươi cũng không chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng ở phụ nữ mang thai. Ngoài ra, carbohydrate trong sữa tươi chủ yếu là lactose - chất khó tiêu hóa đối với phụ nữ châu Á, và chất béo chủ yếu là chất béo bão hòa - loại chất béo không lành mạnh. Trong khi đó, Glucerna chứa hệ bột đường giải phóng chậm giúp kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả, đồng thời chứa hỗn hợp chất béo tốt cho sức khỏe tim mạch. Glucera cũng chứa rất nhiều các vitamin và khoáng chất cần thiết để hỗ trợ sức khỏe. Glucerna là sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt duy nhất được chứng minh lâm sàng trong việc quản lý đường huyết ở thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ cho đến ngày nay.
Có phải tất cả các sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người đái tháo đường trên thị trường đều giống nhau và chúng đều phù hợp để quản lý lượng đường huyết ở những thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ?các thai phụ mắc ĐTĐTK?
Những sản phẩm chuyên biệt dành cho người đái tháo đường có thể giống nhau về khía cạnh là cùng hướng đến những người mắc bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, tốt nhất nên lựa chọn những sản phẩm chuyên biệt có qua nghiên cứu và được chứng minh lâm sàng trong việc kiểm soát đường huyết, và những tác động tới các vấn đề sức khỏe khác ví dụ như sức khỏe tim mạch vvvv...để có sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp cho những người bị ĐTĐTK .
Theo những gì chúng tôi biết, Glucerna là sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt đã được nghiên cứu lâm sàng với nhiều lợi ích được chứng minh lâm sàng trên hơn 3.000 bệnh nhân ở 15 quốc gia trên khắp các thế giới trong gần 30 năm. Glucerna cũng là sản phẩm được chứng minh lâm sàng trong việc quản lý đường huyết ở thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ cho đến ngày nay.
Xin cám ơn bà về những chia sẻ này!
Bích Chi
Theo Dân trí
Nhiều trẻ mắc bệnh giang mai bẩm sinh do lây từ mẹ 9 tháng Bệnh viện Da liễu TP HCM ghi nhận 5 trẻ bị giang mai bẩm sinh do lây từ mẹ, sau 2 năm không có ca bệnh nào. Bác sĩ Huỳnh Thị Thanh Thùy, Bệnh viện Da liễu TP HCM cho biết, điển hình là thai phụ 17 tuổi chỉ siêu âm thai, không xét nghiệm máu trong thai kỳ. Thai phụ...