Bí quyết sống lâu của nam giới
Bạn muốn trở thành một chàng trai khỏe mạnh và có sức sống bền bỉ, hãy “bỏ túi” cho mình những kinh nghiệm sau:
1. Tắm nắng 10 phút mỗi ngày
Khi thiếu vitamin D, cơ thể của nam giới sẽ có các triệu chứng như bong da, giảm ham muốn tình dục, chân tay mỏi mệt, đau cơ… Việc tắm nắng 10 – 15 phút mỗi ngày ( tốt nhất là vào buổi sáng ) sẽ giúp tăng cường lượng vitamin D cho cơ thể.
2. Hạn chế dùng thuốc giảm đau
Trong một cuộc điều tra mới đây của các nhà nghiên cứu thuộc đại học Harvard (Mỹ) với 16.000 nam giới tham gia đã cho kết quả như sau: Những người thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau aspirin có nguy cơ cao huyết áp lên tới 38%. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng thuốc giảm đau trong trường hợp cần thiết, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
3. Thường xuyên “yêu”
Việc sinh hoạt tình dục đều đặn không chỉ tăng hưng phấn mà cũng rất tốt với các vùng cơ trong cơ thể. Theo các nhà khoa học Australia, sinh hoạt đều đặn trong vòng 1 tuần trước kỳ rụng trứng của nữ giới, có thể giúp nam giới cải thiện được chất lượng tinh binh của mình.
4. Kiểm tra răng định kỳ
Các nhà nghiên cứu trường ĐH Granada (Tây Ban Nha) nhận thấy, chất lượng của “bộ nhá” có ảnh hưởng rất lớn đến các bệnh của nam giới trong đó có bệnh hói đầu. Vì vậy để đảm bảo cho mình có một cơ thể khoẻ mạnh, nam giới nên thường xuyên đến phòng nha sĩ để kiểm tra răng định kỳ.
5. Lấy một người vợ trẻ
Video đang HOT
Các nhà khoa học Đức cho rằng, lấy một người vợ trẻ hơn mình từ 9 – 11 tuổi sẽ giúp các ông chồng giảm nguy cơ tử vong sớm tới 11%.
6. Tăng cường tập luyện các cơ vùng chậu
Việc chăm chỉ tập luyện các cơ vùng chậu sẽ giúp nam giới cải thiện chức năng của các bộ phận sinh dục như bàng quang, dương vật… Từ đó giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt.
7. Có chí tiến thủ
Qua những nghiên cứu khoa học và các cuộc điều tra thực tế, các nhà khoa học Anh cho biết: Tỷ lệ nhân viên cấp dưới tử vong sớm cao gấp 3 lần so với lãnh đạo. Trong đó, không có quyền điều hành và không có quyền quyết định công việc là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tinh thần của nhân viên.
8. Ăn táo và chuối mỗi ngày
Nam giới trên 50 tuổi có nhiều nguy cơ mắc ung thư dạ dày hơn nữ giới. Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo, nam giới nên bổ sung 18g xenluloza mỗi ngày. Bạn có thể chọn táo hoặc chuối vì trong 100g táo có chứa 14g xenluloza, còn trong 100g chuối là 8g xenluloza.
9. Không để ví tiền ở túi sau
Có một loại bệnh được các nhà khoa học đặt tên là “bệnh do ví tiền”. Sở dĩ có tên như vậy là vì khi ngồi làm việc hay trong khi lái xe, nếu để ví tiền ở túi sau, nó sẽ chèn lên các dây thần kinh khiến bạn cảm thấy đau, tê ở chân và đùi. Tình trạng này nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh ở cột sống, là một trong nguyên nhân gây bệnh đau lưng mãn tính.
10. Ăn ít thịt
Ăn ít thịt vừa có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư và tim mạch, vừa có thể giúp nam giới tăng cường dương khí, đó là lời khuyên của các nhà khoa học Mỹ thuộc đại học Pennysylvaina.
11. Giảm thiểu cholestorol
Các biện pháp như cai thuốc lá, giảm cân, ăn ít dầu mỡ… đều có thể làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể, từ đó thúc đẩy khả năng tuần hoàn máu, nâng cao chất lượng sống.
12. Ít cãi nhau
Theo thông báo của các nhà khoa học Anh, hôn nhân hạnh phúc có ảnh hưởng rất lớn đến não bộ của nam giới. Thường xuyên cãi nhau với vợ sẽ làm tăng nguy cơ stress.
Theo Dân Trí
Cứ viêm khớp lại uống thuốc giảm đau?
Nhiều người cứ thấy khớp tay, khớp gối lên cơn đau là lo đi tìm các loại thuốc nam, lá cây mang về sắc uống, hoặc giã nhỏ đắp lên chỗ đau. Một số khác lại cho rằng viêm khớp là bệnh tự miễn, không thuốc thang điều trị. Hai quan niệm cực đoan trên đều có hại.
Căn bệnh của người nghèo
Buổi sáng khi thức dậy, chưa kịp bước xuống giường, bạn đưa tay cầm điện thoại xem giờ nhưng các đốt ngón tay đều cứng đơ, tại chỗ các khớp buốt lên từng cơn đau, phải tập co duỗi một lúc cơn đau mới giảm dần. Nếu cơn đau cứ tái đi tái lại mỗi ngày như vậy kèm theo sự sưng phù, cứng ở các khớp, bạn có thể đã mắc bệnh viêm khớp dạng thấp!
Đây là một loại bệnh tự miễn, những tế bào thân quen trong cơ thể một lúc nào đó trở nên xa lạ, buộc hệ thống miễn dịch phải tạo ra chất để chống lại. Các bộ phận như phổi, tim, mống mắt, mạch máu, và đặc biệt là các khớp là những thành phần dễ ảnh hưởng nhất.
Nữ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nhiều hơn nam giới, theo tỷ lệ 5:1. Thường gặp nhất ở phụ nữ sau tuổi 30. Tại Việt Nam, chưa có những khảo sát, nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ dẫn đến thấp khớp, còn theo tài liệu nước ngoài, thói quen sử dụng thức ăn nhanh, thực phẩm tẩm ướp phụ gia, nhiễm virút, thiếu vitamin D... ảnh hưởng nhiều đến bệnh viêm khớp. Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò chi phối khá lớn. Nghiên cứu cho thấy, những người mang nhóm gen HLA - DR4 dễ bị viêm khớp hơn những trường hợp khác. Điều đáng chú ý, phần lớn bệnh nhân viêm khớp đều thuộc diện thu nhập thấp, khiến việc điều trị là nỗi lo lớn cho bệnh nhân.
Di chứng nặng nề
Thường bệnh nhân hay nhầm lẫn viêm khớp với bệnh thoái hoá khớp, lupus đỏ, hay xơ cứng bì, vì đều có dấu hiệu sưng đau, cứng các khớp. Do vậy, việc chẩn đoán nếu hoàn toàn dựa vào lâm sàng sẽ thiếu sót. Cách tốt nhất nên kết hợp giữa lâm sàng và cận lâm sàng (xét nghiệm máu để xác định tốc độ máu lắng, xác định tỷ lệ viêm nhiễm, chụp X-quang khớp bị đau). Sự kết hợp này thường mang lại kết quả chính xác, cho biết bệnh nhân có bị viêm khớp hay không.
Vì sự nhầm lẫn, hay thái độ thờ ơ với bệnh tật, không ít trường hợp hoặc chạy tìm các loại cây cỏ về sắc uống, hoặc ra tiệm mua thuốc giảm đau về dùng, có trường hợp bỏ lơ do bệnh chỉ khó chịu vào buổi sáng và giảm dần cơn đau khi họ làm việc. Nếu lâu ngày bệnh nhân không thăm khám và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp sẽ làm biến dạng khớp, gây mất chức năng hoạt động của các khớp gây co quắp ở ngón tay, chân, teo cơ, không đi lại, sinh hoạt được như bình thường. Bệnh có thể tiến triển xuống các khớp háng, khớp gối. Nguy hiểm hơn, nếu viêm khớp chi phối vùng nội tạng, làm viêm phổi phù thể, viêm mạch máu gây đau nhức, xuất huyết dưới da, viêm van tim... có thể khiến bệnh nhân tử vong.
Bệnh nhà nghèo, điều trị kiểu nhà giàu
Bệnh nhân bị viêm khớp cần thực hiện chế độ sinh hoạt ăn uống điều độ, hạn chế thực phẩm tẩm ướp nhiều chất phụ gia, thức ăn nhanh. Thường xuyên tắm nắng mỗi ngày, giữ vệ sinh trong lành nơi sinh sống và môi trường làm việc. Những hướng dẫn này cũng dành cho những ai chưa mắc bệnh.
Vì là loại bệnh tự miễn, chưa tìm ra nguyên nhân, diễn tiến lại phức tạp nên việc chữa trị phải có sự chỉ định, theo dõi từng bước từ bác sĩ. Không thể vì một cơn đau buốt từ các khớp mà bạn đã vội mua thuốc giảm đau về uống. Bởi các loại thuốc giảm đau có thể gây hại cho bao tử, hội chứng cushing, và hại cho nội tạng. Việc sử dụng thuốc giảm đau phải dựa trên những chỉ định của bác sĩ, họ sẽ lựa chọn loại thuốc ít hại nhất, không chứa steroid.
Một nhóm thuốc khác có thể tác động ngay vào cơ chế tự miễn, gây ức chế miễn dịch gọi là chế phẩm sinh học. Tuy nhiên, giá các thuốc này rất cao nên dù những chế phẩm sinh học này đã có mặt tại Việt Nam cách đây ba năm, không phải bệnh nhân thấp khớp nào cũng có khả năng điều trị. Mỗi đợt điều trị tốn đến vài chục triệu đồng, và phải điều trị nhiều đợt, lâu dài. Đây cũng là sự khốn khó cho những ai không may mang bệnh thấp khớp. Những chế phẩm sinh học này cũng đã bắt đầu được đưa vào danh sách các thuốc thuộc diện bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, chúng chỉ mới ưu tiên cho những trường hợp ung thư.
Theo SGTT
Không tự ý mua dùng aspirin Việc sử dụng aspirin để hỗ trợ hoặc ngăn ngừa các bệnh tim mạch cần theo sự chỉ định rõ ràng của bác sĩ, không nên tự ý mua dùng. Hơn một thế kỷ qua, aspirin được dùng làm thuốc giảm đau. Từ thập niên 1970, các bác sĩ bắt đầu sử dụng aspirin để kiểm soát và hỗ trợ một số trường...