Bí quyết luộc gà cúng vàng đẹp, căng bóng
Dịp lễ Tết đang tới gần, đây cũng là lúc những bữa cơm cúng “thử thách” bàn tay khéo léo của các bà nội trợ.
Mâm cơm cúng giao thừa, ngày rằm hay các dịp lễ lớn nhỏ của Việt Nam luôn không thể thiếu được món gà cúng. Thế nhưng dù có là bà nội trợ “lão luyện” thì cũng chưa chắc đã luộc được gà cúng ngon, đẹp mắt, da bóng vàng và không bị nứt. Cùng tham khảo các bước luộc gà dưới đây:
Gà cúng phải là gà ta có mào đỏ tươi, nhú cao đều nhau. Nên chọn con gà có bộ lông mượt, nhanh nhẹn, da vàng, cặp chân nhỏ và có phần ức nở thì sẽ chắc thịt và dáng gà luộc lên cũng đẹp hơn. Con gà cúng chỉ nên nặng từ 1,2-1,5kg là vừa nhất. Vì gà to hơn thì bày sẽ không được đẹp bằng và phần thịt cũng bị dai hơn.
Khi chọn gà nên sờ thử da gà thấy chúng mỏng, có độ mềm mại nhất định, bóp nhẹ thấy có cảm giác rắn chắc, đàn hồi tự nhiên là ngon nhất. Không nên cắt tiết ngay sau khi mua mà nên thả gà vào chuồng hoặc lồng trong khoảng nửa ngày để gà đi lại cho máu lưu thông, không bị tụ máu chân (do trói chân lúc mới mua) rồi hãy cắt tiết, như vậy sẽ tránh cho chân gà luộc lên bị thâm đen do máu tụ.
Ảnh: Internet
Cách mổ gà
Mổ gà có 2 cách là mổ moi hoặc mổ phanh. Mổ phanh chỉ thích hợp cho các món gà rang, chiên… còn gà luộc đặc biệt là gà cúng chỉ nên mổ moi, để sau khi luộc gà sẽ đẹp hơn và không bị co da. Để tránh tình trạng tụt da khi luộc, trước đó hãy chặt rời phần chân từ khuỷu trở xuống để trong quá trình luộc da gà co lại sẽ không làm toác da phần đùi. Xát bột nghệ lên toàn bộ phần thân ngoài và để nguyên trong vòng 5 phút rồi mang đi luộc, như vậy sau khi gà luộc xong sẽ có màu vàng đẹp hơn.
Gà cúng không chỉ cần là con gà luộc không bị nứt da, còn nguyên đầu, cổ mà còn cần tạo dáng đẹp để trông mâm cơm cúng trông sang trọng, thể hiện sự khéo léo của gia chủ. Vì vậy, việc tạo dáng cho gà cúng là điều vô cùng quan trọng. Có các dáng gà cúng cơ bản như: dáng cánh tiên, gà chầu, gà bay… nhưng dáng gà chầu và gà bay là thường được sử dụng nhất.
Ảnh: Internet
Cách 1: dáng gà chầu
Video đang HOT
Lấy dao sắc rạch hai bên cổ gà lấy hai đường rồi nhét phần cánh gà về phía miệng thông qua hai đường này. Cần nhét khéo để cánh không bị cong, gãy mà vẫn thò ra bên ngoài về phía miệng.
Cách 2: dáng gà bay
Bẻ nhẹ hai cánh gà về phía lưng rồi dùng dây lạt buộc cố định phần khớp xương của hai cánh lại với nhau, lưu ý đừng buộc quá chặt sẽ tạo thành vết hằn khiến gà trông xấu xí hơn và còn có nguy cơ khiến da bị rách, làm hỏng mất chú gà cúng.
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Luộc gà ngon
Nguyên liệu: Gà đã làm sạch và sơ chế theo các bước bên trên, hành tím, muối, gừng, bột nghệ, hạt nêm. Dụng cụ cần chuẩn bị là 1 chiếc nồi to, sâu lòng để vừa con gà.
Luộc gà
Bước 1: Đặt con gà vào nồi, hướng phần bụng xuống dưới, cho nước lạnh ngập gà và đun trên lửa to để gà không bị đỏ xương. Cho vài củ hành khô đập dập, hành lá, vài lát gừng, chút bột nêm và muối vào luộc cùng. Hành, gừng sẽ khử bớt mùi hôi trong gà và làm nước luộc thơm ngon hơn.
Ảnh: Internet
Bước 2: Đợi khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa để tránh nhiệt độ cao và nước sôi mạnh khiến đùi gà bị nứt da. Chú ý chỉ luộc gà tới khi sôi khoảng 5 phút thì vặn nhỏ lửa và đun thêm 5p nữa thì tắt bếp. Đậy vung để đó trong 10-15 phút nữa để gà chín mà không bị toác. Nếu luộc gà bị nổi bọt thì dùng muôi hớt ra để gà không bị thâm, nước luộc cũng được trong hơn.
Ảnh: Internet
Bước 3: Dùng tăm nhỏ xiên vào đùi gà, thấy không có nước đỏ chảy ra là gà đã chín. Vớt gà ra cho vào nồi nước lạnh để gà nhanh nguội, da giòn hơn hoặc đặt vào rổ lỗ to và đặt dưới quạt để thổi. Khi gà nguội bớt thì quét thêm chút dầu ăn/ mỡ gà pha với bột nghệ, đây là bí quyết để gà được giòn ngon, da vàng bóng đẹp mắt./.
Mẹ Việt ở Thụy Điển bật mí 4 bí quyết luộc và chặt gà nguyên con không bị nát, xếp lên đĩa ai cũng phải trầm trồ
Quy tắc 4 điều khi chặt gà nguyên con của chị Thu Trang khiến ai cũng gật gù sao mà quá đúng!
Gà luộc là một trong những món ăn đặc biệt mà hầu hết mọi gia đình Việt đều lựa chọn để bày biện lên mâm cúng ngày Tết, giỗ chạp... Vì thế món ăn này yêu cầu chế biến và trình bày phải khéo léo, đẹp mắt.
Thậm chí còn có câu đùa rằng: "Bao giờ chặt được gà đẹp, khi ấy mới đủ chuẩn để lập gia đình".
Điều đó cho thấy việc làm gà luộc được người Việt xem trọng. Nghĩ thì đơn giản, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách làm món ăn này chuẩn chỉnh. Cách luộc gà ngon đã khó, chặt thịt gà đẹp để không nát còn khó hơn. Nếu không cẩn thận khi chặt, thịt gà sẽ bị nát, tuột da, nhìn mất thẩm mĩ ăn mất ngon.
Mới đây, chị Thu Trang (hiện đang sinh sống và làm việc tại Thụy Điển) đã bật mí cho hội chị em những điều cần lưu ý để chặt gà luộc không bị nát và bày biện đẹp mắt.
Qua bàn tay khéo léo của chị Thu Trang, đĩa gà được bày biện vô cùng đẹp mắt.
Theo chị Trang, đĩa gà trên được dùng để thắp hương nên chị chặt còn để lại nguyên cánh và đùi. Gà ăn ngon nhất là luộc xong xé ăn nóng, nhưng để bày ra đĩa thì mọi người nên đợi thật nguội.
Ngoài ra mẹ Việt ở Thụy Điển này còn đưa ra 4 lưu ý, các mẹ nội trợ nên "bỏ túi" để việc chặt gà dễ dàng, không ai phải lúng túng khi thực hành:
" Đầu tiên, người ta nói dao sắc không bằng chắc kê, nhưng với chặt gà yêu cầu có cả 2 là dao phải sắc, nặng và thớt dầy chắc chắn, và mình thường dùng 2 dao khi chặt gà. 1 dao dày nặng sắc to bản để chặt, 1 dao nhỏ vừa sắc mũi nhọn để tách 2 đùi 2 cánh vừa nhẹ nhàng dễ dàng và nét đẹp hơn.
Thứ hai, gà luộc chín tới tầm nếu chín quá chặt nát và bong da.
Thứ ba, gà phải để thật nguội mới chặt nếu chặt gà nóng cũng sẽ bị nát và bong da.
Thứ tư, khi chặt đầu tiên dùng con dao nhẹ, mỏng sắc mũi nhọn để tách 2 đùi và 2 cánh ra. Sau đó chặt cái phao câu, đầu cổ riêng.
Rồi dựng đứng con gà lên dùng con dao to nặng chặt dọc sống lưng rồi phanh ra úp phần xương trong bụng xuống thớt, phần da lên trên. Lúc này chặt tiếp dọc con gà thành 4 miếng (2 miếng lưng, 2 miếng ức) rồi từ 4 miếng đó chặt miếng nhỏ vừa ăn và nhớ là khi chặt phải ngắm trước chỗ định chặt và chặt mạnh dứt khoát.
Chặt xong xếp lại đĩa theo hình con gà là xong".
Đĩa gà luộc trong mâm cơm Tết của nhà chị Thu Trang.
Chia sẻ thêm, chị Trang cho biết, cách chặt gà đó là chị tự mày mò khi phải tự tay nấu ăn cho gia đình. Bước khó nhất khi chặt gà đó là dựng đứng con gà luộc để chia thành 2 nửa bằng nhau. Để tránh mỡ gà bắn ra xung quanh, trước khi chặt thịt gà luộc nên lót báo hoặc tàu lá chuối xuống dưới thớt để khi chặt gà mà mạnh tay quá thì cũng "lọt sàng xuống nia".
Nên luộc gà ngay khi nước còn lạnh sẽ làm cho thịt gà chín đều hơn. Trong lúc luộc gà, chị Trang thường cho thêm vài lát gừng tươi hoặc sả vào nồi để khử mùi và làm thịt gà có hương thơm.
Để gà ngập trong nước sôi chừng 10-12 phút thì tắt bếp và đậy kín nắp trong khoảng 20 phút. Sau đó, vớt gà ra, cho ngày vào nồi nước sôi để nguội hoặc nước lạnh và đợi gà nguội hẳn rồi mới được vớt ra. Theo chị Trang, việc này sẽ làm cho thịt gà căng bóng và có màu sáng rất đẹp.
Chị Trang của bật mí nhiều cách chọn gà luộc rất hữu ích cho các chị em.
Ngoài ra mẹ đảm cũng lưu ý cho hội chị em bí quyết chọn gà luộc được ngon, thịt không quá dai nhưng cũng không bị bở. Đó là gà phải trông khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông mượt mà. Lông xù xước là gà không được khỏe mạnh. Mào gà phải đỏ tươi, mắt nhìn linh hoạt, không lờ đờ. Bóp phần đùi gà thấy rắn chắc. Ức gà phải đầy đặn nếu ức nhọn là gà gầy. Và xem phần hậu môn của nó bị ướt là gà ốm bệnh.
Chị Trang tin rằng chỉ cần "nằm lòng" được những điều cần lưu ý khi làm món gà luộc thì các công đoạn không chỉ dễ dàng mà còn được rút ngắn đi khá nhiều. Hội chị em hãy thử xắn tay làm theo xem sao nhé!
Luộc gà làm theo cách này tự lọc bỏ độc tố, chất tăng trọng, món gà vàng ươm thơm ngon hấp dẫn Với bí quyết luộc thịt gà dưới đây bạn sẽ có một món ăn thơm ngon, giòn sần sật ai cũng thích. Cách chọn thịt gà ngon Khi bạn chọnthịt gàhãy chọn những con gà có trọng lượng vừa phải từ 1,5-2kg là đủ. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn những chú gà có màu sắc tươi mới tốt cho sức khỏe. Bên...