Bí quyết giúp người bệnh mạn tính kiểm soát tốt sức khỏe trong mùa lễ hội
Tối ưu việc kiểm soát khẩu phần và ’sáng suốt’ lựa chọn thực phẩm là những bí quyết giúp người bệnh mạn tính quản lý cân nặng và sức khỏe một cách hiệu quả trong mùa lễ hội.
1. Điều cần ghi nhớ khi ăn uống trong mùa lễ hội
Trước và sau Tết Nguyên đán có thể coi là “mùa tiệc tùng” với người Việt Nam, bởi đây là thời gian “vàng” cho cưới hỏi, tảo mộ, tất niên…, và thực sự khủng hoảng với trọng lượng cơ thể bởi những buổi “trả nợ miệng”.
TS.BS. Trần Châu Quyên – Trưởng khoa Khám tư vấn Dinh dưỡng người lớn – Viện Dinh dưỡng quốc gia
Đầu tiên, chúng ta cần đi theo “kim chỉ nam” trong quản lý cân nặng. Trong “mùa tiệc tùng”, mỗi bàn ăn đều là những thực phẩm nhiều năng lượng, nhiều chất béo, ít nhất 9 món, làm tăng nguy cơ ăn quá nhiều năng lượng, thừa đạm, đường và muối. Bởi vậy, mỗi người luôn nhớ:
- Trước khi đi dự tiệc: Hãy uống một ly sữa tươi không đường và ăn một trái dưa leo, một ít cà chua hoặc uống một cốc bột đậu (bột từ các loại đậu như đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ… pha với nước ấm hoặc sữa tươi, sữa chua) để làm no bụng trước, giảm cảm giác thèm ăn khi ngồi vào bàn tiệc.
- Kiểm soát khẩu phần: Với mỗi món trên bàn tiệc, hãy chỉ gắp một gắp nhỏ và hạn chế lặp lại nhiều lần. Luôn chọn món rau trước khi bắt đầu bữa ăn.
- Thưởng thức từng miếng và ăn chậm: Mỗi khi đưa thực phẩm vào miệng, hãy buông đũa và nhai kỹ. Việc này giúp ngăn ngừa ăn quá nhiều và cơ thể kịp nhận biết đã no.
- Nguyên tắc cân đối: Luôn ăn đủ các nhóm thực phẩm (nhóm cung cấp rau, chất đạm, chất béo, tinh bột). Trên một mâm tiệc, việc gắp mỗi loại một chút giúp đảm bảo đa dạng thực phẩm và phòng ngừa việc ăn quá nhiều.
Video đang HOT
Tập thể dục là một trong những bí quyết quản lý cân nặng mùa lễ hội ở người bệnh mạn tính.
2. Người bệnh mạn tính cần lưu ý gì?
Với một số người mắc bệnh mạn tính, cần lưu ý thêm:
- Người bệnh tăng huyết áp : Luôn nhớ hạn chế tối đa những thực phẩm nêm nhiều muối khi chế biến như các món xào, nướng, chiên/rán hoặc những món nhiều nước sốt. Đồng thời, kết hợp các loại thực phẩm giàu kali như các loại rau lá, khoai tây, khoai lang vì kali giúp hạn chế tác hại của natri, từ đó điều hòa huyết áp. Sau bữa tiệc, cần uống nước nhiều lần để tăng thải lượng muối thừa từ bữa tiệc.
- Người bệnh tim mạch (như bệnh mạch vành, nguy cơ hoặc đã trải qua các biến cố mạch má.u) và những người mắc rối loạn mỡ má.u, chất lượng chất béo trong chế độ ăn uống là rất quan trọng. Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có trong thực phẩm chiên và kem có thể làm tăng mức cholesterol và tăng nguy cơ tim mạch. Vì thế nên hạn chế những thực phẩm có bơ, mỡ lợn/bò và bơ thực vật.
Nên ưu tiên lựa chọn thịt gia cầm, cá, các loại đậu trên bàn tiệc, tăng cường ăn các loại rau tươi, kể cả các rau dùng với mục đích trang trí như xà lách, cà chua, thìa là, mùi tây, cà rốt tỉa hoa…
- Người bệnh đái tháo đường: Việc kiểm soát lượng carbohydrate nạp vào và duy trì lượng đường trong má.u ổn định là điều tối quan trọng. Vì vậy, hãy luôn nhớ ăn rau trước khi vào bàn tiệc, sau đó là các loại thịt. Các loại đồ ngọt, đường có thể được thêm vào một số món (như món nộm, xôi gấc) có thể gây ra sự gia tăng đột biến lượng đường trong má.u, do đó nếu không biết rõ món ăn đó chứa bao nhiêu đường thì chỉ nên nếm miếng nhỏ, và ăn lượng cơm như vẫn ăn hằng ngày. Đương nhiên, không sử dụng nước ngọt.
- Người bệnh gout: Cần kiểm soát lượng đạm trong khẩu phần chặt chẽ để đảm bảo nồng độ acid uric không bị tăng cao. Do đó cần hạn chế ăn các món chế biến từ thịt đỏ, hải sản và nước sốt. Tốt nhất không sử dụng rượu/bia trong bữa tiệc.
3. Đừng quên vận động thể lực hằng ngày
Trong khi dinh dưỡng là nền tảng của việc quản lý cân nặng, hoạt động thể chất cũng quan trọng không kém. Do vậy, nếu buổi tiệc có các hoạt động như hát, nhảy/múa thì hãy tự khích lệ mình tham gia, vừa góp cho không khí buổi tiệc sôi động hơn, vừa giúp tiêu hao năng lượng và tốt cho sức khỏe.
Nếu bạn thấy rằng bữa tiệc tối qua mình ăn thừa năng lượng rồi thì ngày hôm sau hãy tăng thời gian vận động thể lực hơn so với thường lệ.
Người bệnh mạn tính tốt nhất không sử dụng rượu, bia trong các bữa tiệc tùng.
4. Thẳng thắn trao đổi với mọi người vì sức khỏe của bản thân
Áp lực có thể có từ bạn bè, người thân trong mùa tiệc tùng là “lâu lắm mới có dịp vui này”, và mọi người thường ép nhau “ăn đi, uống đi”.
Họ kích động bạn ăn/uống nhưng họ không phải chịu trách nhiệm với sức khỏe của bạn.
Bởi vậy, bạn cần có quyết tâm và thẳng thắn trao đổi với những người cùng mâm tiệc, việc này không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe cho chính bạn mà còn lan tỏa thông điệp sức khỏe tới những người xung quanh.
Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới, với tốc độ gia tăng nhanh chóng và ngày càng trẻ hóa.
Theo thống kê tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh dao động từ 6-7%, tương đương với khoảng 7 triệu người đang sống chung với căn bệnh này.
Đái tháo đường là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới, với tốc độ gia tăng nhanh chóng và ngày càng trẻ hóa.
PGS.TS Đỗ Trung Quân, Chủ tịch Hội Nội tiết - Đái tháo đường Hà Nội cho biết, có gần 2 triệu người mắc đái tháo đường ở Việt Nam vẫn chưa được chẩn đoán, dẫn đến việc không nhận được điều trị kịp thời.
Trên toàn thế giới, năm 2024, số người mắc bệnh đã lên đến hơn 463 triệu, trong đó hơn 50% chưa được chẩn đoán, làm tăng nguy cơ biến chứng không kiểm soát.
Điều đáng chú ý là hơn 70% bệnh nhân đái tháo đường sống tại các nước thu nhập thấp và trung bình, nơi chế độ ăn uống không lành mạnh và lối sống ít vận động đang gia tăng. Bên cạnh đó, tỷ lệ béo phì và số người trẻ mắc bệnh đái tháo đường cũng ngày càng tăng cao, gây ra những lo ngại về sức khỏe cộng đồng.
Bệnh đái tháo đường nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, như bệnh tim mạch, suy thận và tổn thương thần kinh.
Theo PGS.TS Đỗ Trung Quân, việc kiểm soát lượng đường má.u, theo dõi định kỳ và điều trị theo đúng phác đồ là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng này.
Hiện nay, nhiều quảng cáo thiếu căn cứ về các phương pháp chữa khỏi bệnh đái tháo đường trong thời gian ngắn đang khiến người bệnh hoang mang.
PGS.TS Đỗ Trung Quân nhấn mạnh rằng không có bất kỳ nghiên cứu hay tổ chức y tế nào khẳng định có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh đái tháo đường, đặc biệt là loại bệnh mạn tính này.
Chủ đề của Ngày Thế giới Phòng, chống bệnh đái tháo đường năm 2024 là "Hiểu nguy cơ của bạn để phòng bệnh," nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận thức rõ nguy cơ mắc bệnh để từ đó có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Để phòng ngừa bệnh đái tháo đường, mỗi người cần tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh, giúp duy trì cân nặng hợp lý và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Theo dõi lượng đường má.u thường xuyên, đặc biệt là với những người có nguy cơ cao hoặc đã được chẩn đoán.
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ, như huyết áp cao, rối loạn mỡ má.u và béo phì. Đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị nếu được chẩn đoán mắc bệnh.
Ngoài ra, theo PGS.TS Đỗ Trung Quân, người dân cần tăng cường truyền thông về phòng chống bệnh đái tháo đường trong cộng đồng, đặc biệt là với những người đã mắc bệnh, để họ có thể tự quản lý và trở thành bác sĩ cho chính mình.
Chúng ta cần đặt người bệnh làm trung tâm, tối ưu hóa điều trị dựa trên hiệu quả, an toàn và khả năng kinh tế. Việc này sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người mắc đái tháo đường, đồng thời giảm gánh nặng y tế cho xã hội.
Thêm một công dụng của hoa đu đủ đực với sức khỏe Hoa đu đủ đực được dùng làm thực phẩm và có giá trị dinh dưỡng rất cao. Ngoài ra, hoa đu đủ đực cũng được dùng như một vị thuố.c chữa bệnh. Có nhiều câu hỏi đặt ra là liệu hoa đu đủ đực có chữa được bệnh đái tháo đường như lời đồn hay không?. Bài viết sau đây sẽ cho độc...