Bí quyết giúp loại bỏ chất béo trong gan
Mặc dù sự tích tụ chất béo trong gan thường không gây ra triệu chứng cụ thể nào nhưng trong một số trường hợp, nó có thể dẫn đến viêm và để lại tổn thương, có thể dẫn đến suy gan.
Ảnh minh họa: Internet
Bệnh gan nhiễm mỡ thường tấn công những người béo phì và bệnh tiểu đường. Không có thuốc hoặc can thiệp y tế nào có thể giải quyết triệt để vấn đề này.
Biện pháp điều trị chủ yếu là làm sao để kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh thông qua việc thay đổi trong chế độ ăn uống và sinh hoạt. Hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng bất kì sản phẩm bổ sung tự nhiên hoặc có sự thay đổi đáng kể trong chế độ ăn uống của bạn để biết chúng có tác động gì đến gan của bạn hay không.
Dưới đây là những điều bạn cần thực hiện để loại bỏ chất béo trong gan:
1. Giảm tình trạng tiêu thụ quá nhiều carbohydrate
Carbohydrate dư thừa được chuyển đổi thành triglycerides, các loại chất béo tích tụ trong gan. Một nghiên cứu của Đại học Texas năm 2009, đăng trên tạp chí “Liver”, phát hiện ra rằng những người ăn một chế độ ăn ít carbohydrate sẽ giảm lượng chất béo từ gan của họ một cách đáng kể hơn so với những người chỉ đơn giản là ăn một chế độ ăn uống có hàm lượng calo thấp. Điều này có nghĩa là hàm lượng glucose thấp khiến gan đốt cháy chất béo nhiều hơn để chuyển thành năng lượng.
Video đang HOT
Khi tiêu thụ carb, bạn nên chú ý tăng cường tiêu thụ các carbohydrate thúc đẩy lượng đường trong máu khỏe mạnh, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt…
2. Tăng cường tiêu thụ các loại axit béo omega-3 thông qua chế độ ăn uống
Một nghiên cứu của Ý được công bố vào tháng 4 năm 2006 trên tạp chí “Alimentary Pharmacology and Therapeutics” về tiêu hòa đã cho thấy tác dụng của việc bổ sung axit béo omega-3 trên bệnh gan nhiễm mỡ ở người.
Các nhà nghiên cứu lưu ý một số nghiên cứu động vật cho thấy bổ sung giảm mỡ gan và muốn thử nghiệm tác dụng ở người. Trong 12 tháng, người tham gia tiêu thụ tổng thể 1.000 mg axit béo omega-3 mỗi ngày và giảm chất béo trong gan tốt hơn so với nhóm không tiêu thụ. Tuy nhiên, việc bổ sung omega-3 acid béo đồng thời là thuốc làm loãng máu có thể làm tăng nguy cơ khó khăn trong việc đông máu và ra máu nhiều.
3. Lựa chọn một số thực phẩm có tác dụng loại bỏ chất béo trong gan
Một số thực phẩm dưới đây được coi là có thể giúp loại bỏ phần nào chất béo tích tụ trong gan của bạn:
- Dưa chuột: Chất axit tartronic trong dưa chuột có thể ngăn chặn sự hình thành của chất béo gây ra bởi đường.
- Tỏi: Allicin có trong tỏi có thể giảm cholesterol và chất béo trong cơ thể, chống lại vi khuẩn, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và làm giảm đường huyết và mỡ máu. Vì vậy, nó cũng có tác dụng loại bỏ chất béo ở các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả trong gan.
- Gừng: Hợp chất hữu cơ đặc biệt gingerol và shogaol trong gừng có tác dụng giảm huyết áp và mỡ máu, ngăn chặn sự hình thành huyết khối, hình thành chất béo trong gan.
- Đậu tương có chứa hàm lượng lớn acid béo không bão hòa phong phú, vitamin E và lecithin. Ba loại chất dinh dưỡng có thể làm giảm cholesterol trong máu, đốt cháy chất béo trong cơ thể, tránh tính trạng chất béo tích tụ lại trong máu, gan, phổi…
Theo Sức khỏe & Đời sống
Tuyệt đối không dùng dầu cá tùy tiện
Dầu cá chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá bởi được chiết xuất từ cá thu, cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá tuyết... Do đó, các chế phẩm của dầu cá thường chứa một lượng lớn axít béo omega-3. Ngoài ra, chúng còn có vitamin E, canxi, sắt, các vitamin A, B1, B2, B3, C hoặc D.
Ảnh minh họa: Internet
Một số người sử dụng dầu cá để giảm huyết áp hoặc triglyceride (mỡ máu). Dầu cá cũng được dùng để phòng ngừa bệnh tim và đột quỵ. Bằng chứng khoa học cho thấy dầu cá thực sự làm giảm nồng độ triglyceride và có vẻ giúp phòng ngừa bệnh tim cũng như đột quỵ khi sử dụng theo đúng liều khuyến nghị. Dầu cá khá an toàn đối với hầu hết mọi người, bao gồm phụ nữ có thai và cho con bú, khi dùng với liều thấp (3 g trở xuống mỗi ngày).
Tuy nhiên, dùng quá nhiều dầu cá (trên 3 g/ngày) có thể dẫn đến nguy cơ làm tăng đột quỵ hay những tác dụng phụ khác. Cụ thể:
- Dùng hơn 3 g dầu cá mỗi ngày có thể khiến máu khó đông và làm tăng nguy cơ bị chảy máu. Mặt khác, khi dùng dầu cá liều cao còn làm giảm hoạt động của hệ miễn dịch, dẫn đến giảm khả năng chống nhiễm trùng.
- Các tác dụng phụ có thể xảy ra như ợ hơi, hơi thở hôi, ợ nóng, buồn nôn, tiêu chảy, phát ban và chảy máu cam. Uống dầu cá trong bữa ăn hoặc để lạnh có thể giảm những tác dụng phụ này.
- Lạm dụng dầu cá còn có thể khiến những người mắc bệnh gan tăng nguy cơ chảy máu. Những người bị dị ứng với hải sản cũng có thể dị ứng với dầu cá. Uống dầu cá có thể làm tăng triệu chứng của bệnh trầm cảm. Sử dụng dầu cá liều cao còn có thể khiến cho việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn.
- Dầu cá có thể làm giảm huyết áp và khiến huyết áp tụt xuống quá thấp ở những người đang dùng thuốc hạ huyết áp. Đối với người có HIV/AIDS và các bệnh suy giảm miễn dịch khác, dầu cá liều cao có thể làm giảm đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
- Một số nghiên cứu cho thấy dầu cá có thể làm tăng nguy cơ nhịp tim không đều ở những bệnh nhân cấy máy khử rung. Để an toàn, tốt nhất nên tránh các chế phẩm dầu cá. Với trường hợp polyp tuyến có tính gia đình thì dầu cá có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở những người bị căn bệnh này.
- Với thuốc chống đông máu, dầu cá có thể làm máu khó đông. Sử dụng dầu cá cùng với các thuốc chống đông máu có thể làm tăng khả năng xuất huyết. Các thuốc làm máu chậm đông bao gồm: aspirin, clopidogrel (Plavix), diclofenac (Voltaren, Cataflam), ibuprofen (Advil, Motrin, others), naproxen (Anaprox, Naprosyn), dalteparin (Fragmin), enoxaparin (Lovenox), heparin, warfarin (Coumadin)...
Tóm lại, khi sử dụng dầu cá cần có sự chỉ dẫn của thầy thuốc, không tự ý mua dùng để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
Theo Người lao động
Phát hiện mới về cách giảm cân và tránh bệnh tiểu đường Chất béo bão hòa từ lâu đã bị coi là "khắc tinh" của sức khỏe. Nhưng các nghiên cứu mới đây lại cho rằng nó có thể có lợi cho việc giảm cân và tránh bệnh tiểu đường tuýp 2. Nhiều người trong số chúng ta vẫn có thói quen chọn sữa tách kem hoặc sản phẩm ít chất béo mỗi khi mua...