Bí quyết giúp bạn giảm lo âu, căng thẳng
Tập thể dục là một cách tuyệt vời để tăng cường sức khỏe, ngăn chặn nhiều loại bệnh và là một biện pháp điều trị chứng lo âu.
Trong đời sống hiện đại, nhiều người có thể bị cuốn vào vòng xoáy công việc và một lúc nào đó rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng kéo dài. Họ phải đối mặt với các triệu chứng như hồi hộp, kích động, căng thẳng, tim đập nhanh và đau ngực.
Trên thực tế, lo lắng là một trong những vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến nhất. Tại Hoa Kỳ, hơn 18% người trưởng thành bị ảnh hưởng bởi rối loạn lo âu mỗi năm.
Trong một số trường hợp, một tình trạng sức khỏe khác chẳng hạn như tuyến giáp hoạt động quá mức cũng có thể dẫn đến rối loạn lo âu.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra một số các biện pháp tự nhiên có thể giúp bạn giảm căng thẳng và lo lắng.
Biện pháp tự nhiên giảm lo lắng và căng thẳng
Các biện pháp tự nhiên thường an toàn để sử dụng cùng với các liệu pháp y tế thông thường hơn.
Tuy nhiên, việc thay đổi chế độ ăn uống và một số chất bổ sung tự nhiên có thể thay đổi cách thức hoạt động của thuốc chống đau thần kinh, vì vậy điều cần thiết bạn nên làm là tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thử các giải pháp này.
Tập thể dục có thể giúp điều trị lo lắng (Ảnh minh họa: Theo Medicalnewstoday).
1. Tập thể dục
Tập thể dục là một cách tuyệt vời để đốt cháy năng lượng, một số nghiên cứu cho thấy tập thể dục có thể là một biện pháp điều trị cho chứng lo âu.
Tập thể dục cũng có thể mang lại lợi ích cho những người mắc chứng lo âu liên quan đến việc bỏ hút thuốc lá.
Video đang HOT
2. Thiền
Thiền có thể giúp làm giảm suy nghĩ tiêu cực, dễ dàng quản lý căng thẳng và lo lắng. Một số loại thiền như chánh niệm và thiền trong khi tập yoga… có thể giúp ích cho bạn.
Thiền dựa trên chánh niệm ngày càng phổ biến trong trị liệu. Một đánh giá phân tích tổng hợp năm 2010 cho thấy rằng nó có thể có hiệu quả cao đối với những người bị rối loạn liên quan đến tâm trạng và lo lắng.
3. Chiến lược quản lý thời gian
Một số người cảm thấy lo lắng nếu họ phải làm quá nhiều việc cùng một lúc. Chúng có thể liên quan đến gia đình, công việc và các hoạt động liên quan đến sức khỏe.
Chiến lược quản lý thời gian hiệu quả có thể giúp mọi người tập trung vào một nhiệm vụ tại một thời điểm.
Một số người thấy rằng, chia các dự án lớn thành các bước nhỏ để quản lý có thể giúp họ hoàn thành những nhiệm vụ, từ đó dẫn đến ít căng thẳng hơn.
4. Hương liệu
Hoa oải hương có thể đặc biệt hữu ích. Một nghiên cứu năm 2012 đã thử nghiệm tác dụng của liệu pháp mùi hương của hoa oải hương đối với chứng mất ngủ ở 67 phụ nữ trong độ tuổi 45.
Kết quả cho thấy liệu pháp mùi hương có thể làm giảm nhịp tim trong thời gian ngắn và giúp giảm bớt các vấn đề về giấc ngủ trong thời gian dài.
Nhiều loại trà thảo dược hứa hẹn sẽ giúp giảm lo lắng, ngoài ra nó có thể có tác động trực tiếp đến não dẫn đến giảm lo lắng. 5. Trà thảo dược
Kết quả của một thử nghiệm nhỏ năm 2018 cho thấy hoa cúc có thể làm thay đổi mức độ cortisol, một loại hormone gây căng thẳng.
6. Thời gian với động vật
Nghiên cứu được công bố vào năm 2018 đã xác nhận rằng thú cưng có thể có lợi cho những người có nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần, bao gồm cả sự lo lắng.
Dành thời gian với động vật cũng có thể làm giảm lo lắng và căng thẳng liên quan đến chấn thương.
7. Lựa chọn điều trị khác
Một trong những liệu pháp hiệu quả nhất cho chứng lo âu được gọi là liệu pháp hành vi nhận thức (CBT).
Mục tiêu là giúp một người hiểu được suy nghĩ của họ ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi của họ như thế nào và thay thế những phản ứng đó bằng những lựa chọn tích cực hoặc mang tính xây dựng.
CBT có thể giúp giảm sự lo lắng liên quan đến một vấn đề cụ thể, chẳng hạn như công việc hoặc một trường hợp chấn thương.
Các biện pháp khắc phục lo âu tự nhiên có thể thay thế hoặc bổ sung cho các phương pháp điều trị truyền thống.
An Nhiên
Theo Medicalnewstoday/giaoduc.net
Người trẻ cũng mất ngủ
Theo các chuyên gia y tế, tình trạng mất ngủ hay còn gọi rối loạn giấc ngủ (RLGN) ngày càng phổ biến và có xu hướng gia tăng ở người trẻ (từ 18 đến 30 tuổi). Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do áp lực cuộc sống, lo âu và nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm.
1.001 nguyên nhân
Tại phòng khám Bệnh viện (BV) Đại học Y dược 1, chị N.T.N. (45 tuổi, ngụ tại Bình Dương) thở dài kể: "Con gái tôi mới 23 tuổi nhưng bị mất ngủ từ 5 tháng qua. Cứ tối đến là trằn trọc không ngủ được. Bác sĩ chẩn đoán cháu mất ngủ do mắc phải hội chứng rối loạn lo âu. Nguyên nhân gây ra hội chứng này là do người bệnh thường xuyên lo sợ điều xấu sẽ xảy ra bất chợt với mình".
Khác với cô gái này, em N.T.L (16 tuổi, ngụ tại huyện Bình Chánh, TPHCM) bị mất ngủ 3 tháng nay vì áp lực trong học tập. Việc học khiến em mệt mỏi. Suốt ngày vì muốn có điểm cao nên lao vào học, em bị áp lực về điểm số. Nhưng cứ áp lực là điểm lại càng thấp, điểm thấp em lại lo lắng; từ đó đêm nằm không ngủ được.
Ảnh minh họa
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Minh Khuyên, chuyên khoa Tâm thần kinh trị liệu, Phòng khám Đại học Y dược 1, việc thay đổi giấc ngủ sinh lý liên tục cũng gây mất ngủ ở người trẻ tuổi. Có nhiều nguyên nhân để dẫn đến việc thay đổi giấc ngủ sinh lý như bản chất công việc, chơi game... Ví dụ các bạn trẻ thức đêm chơi game, nếu việc này lặp đi lặp lại sẽ làm cho đồng hồ sinh học của các bạn bị thay đổi. Nếu có ngủ lại vào ban ngày thì giấc ngủ cũng chập chờn, ngủ không sâu giấc. Lâu dần, các bạn bị mất ngủ.
"Tình trạng RLGN ở người trẻ tuổi hiện nay chủ yếu do mắc phải hội chứng rối loạn lo âu và stress. Ngoài ra, người bệnh có thể bị mất ngủ do tâm thần phân liệt, dùng các chất kích thích, nghiện game hoặc mắc các bệnh lý khác. Việc sử dụng chất gây nghiện sẽ dẫn đến tình trạng loạn thần, gây RLGN ở giới trẻ", bác sĩ Trần Minh Khuyên cho hay.
Cẩn trọng với thuốc
Các bác sĩ chuyên khoa tâm thần cho biết, với một người trưởng thành, mỗi đêm cần từ 7 - 8 giờ để ngủ. Khi bị chứng mất ngủ sẽ phát sinh nhiều hệ lụy khác, ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, hiệu quả công việc. Người mất ngủ, ngoài việc giảm sút sức khỏe còn thường xuyên cáu gắt với những người xung quanh, làm việc không hiệu quả... Ngoài ra, mất ngủ kéo dài có thể làm tăng nguy cơ gây tai nạn giao thông.
Hiện một số người bị chứng mất ngủ, khó ngủ đã tự ra tiệm thuốc tây để mua thuốc ngủ, thuốc an thần. Theo các chuyên gia y tế, việc tự ý dùng thuốc như vậy sẽ làm cơ thể lệ thuộc vào thuốc, nếu không uống sẽ không ngủ được. Nếu tự ý dùng thuốc trong thời gian dài, người bệnh sẽ lạm dụng thuốc, mất tập trung, mệt mỏi hoặc rối loạn tâm thần. Vì vậy, khi sử dụng các loại thuốc trên thì phải có sự chỉ định của bác sĩ.
Thậm chí, nhiều trường hợp người bệnh RLGN cho rằng, việc uống rượu bia sẽ dễ ngủ, chữa được bệnh mất ngủ. Thế nhưng, theo các bác sĩ, việc lạm dụng rượu bia để dễ ngủ là sai. Khi sử dụng liên tục và kéo dài sẽ khiến cơ thể trở nên nghiện rượu, ngủ không sâu, sau khi dậy sẽ mệt mỏi, đau đầu.
BS Trần Minh Khuyên tư vấn: "Để điều trị RLGN, chúng ta cần thay đổi thói quen sinh hoạt hợp lý để cơ thể tự điều chỉnh. RLGN được chữa trị bằng cách hướng dẫn cho bệnh nhân tự điều tiết và cân bằng cơ thể để có lại được giấc ngủ sinh lý. Trường hợp không tự điều tiết được thì mới dùng đến thảo dược và cuối cùng bệnh nặng mới bắt buộc dùng tân dược. Để tự điều tiết cơ thể, người bệnh nên tập thói quen ngủ sớm; trước khi ngủ cần giải phóng căng thẳng, áp lực. Trường hợp mất ngủ do stress, chúng ta có thể khắc phục bệnh bằng cách thư giãn trước khi ngủ như nghe nhạc, ngừng suy nghĩ, thư giãn cơ thể".
Theo thống kê tại BV Đại học Y Dược TPHCM, mỗi ngày BV tiếp nhận 15 - 17 bệnh nhân tới khám, điều trị bệnh mất ngủ. Còn đối với Trung tâm Y tế Medic Hòa Hảo, mỗi tháng phòng khám chuyên khoa mất ngủ này tiếp nhận 500 - 600 bệnh nhân.
KIM HUYỀN
Theo SGGP
Trí nhớ ngày càng suy giảm thậm chí dẫn đến teo não là do bạn chưa bỏ được những thói xấu sau, đặc biệt là điều số 3 Bộ não của chúng ta phải xử lý rất nhiều việc hàng ngày nên bạn cần chú ý chăm sóc nó tốt hơn bằng cách sửa ngay những việc làm sau. Ít ai biết rằng, những hành động mà chúng ta thường làm hàng ngày có thể tác động một phần không nhỏ lên não bộ. Và nếu bạn thường mắc phải một...