Bị ho có phải kiêng ăn thịt gà, tôm?
Có một số quan niệm cho rằng bị ho nói chung và ho có đờm nói riêng nên kiêng thịt gà, tôm…
vì có thể gây ho nhiều hơn. Tuy nhiên, quan điểm này không có căn cứ khoa học.
Tất cả thực phẩm đều cung cấp chất dinh dưỡng cho người bệnh, người bệnh không cần phải kiêng bất kỳ thực phẩm gì khi bị ho.
Ho không phải là một bệnh lý mà là triệu chứng của các bệnh đường hô hấp, mũi họng. Khi cơ thể mắc bệnh, vô hình trung sẽ gây ra những phản xạ tống vi khuẩn, virus từ bên trong cơ thể ra ngoài.
Vì sao bị ho?
Ho được chia làm nhiều loại như ho khan, ho có đờm, ho ra máu… Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp tống các chất dị vật, chất tiết, đờm… ra khỏi đường thở. Có một số bệnh lý về đường hô hấp, tai mũi họng gây ho như:
Video đang HOT
Ho không phải là một bệnh lý mà là triệu chứng của các bệnh đường hô hấp, mũi họng. Khi cơ thể mắc bệnh, vô hình trung sẽ gây ra những phản xạ tống vi khuẩn, virus từ bên trong cơ thể ra ngoài.
Một số trường hợp người bệnh mắc các bệnh lý truyền nhiễm khi ho sẽ có thể khiến lây lan mầm bệnh. Như các trường hợp mắc cúm, sởi… khi ho, các giọt bắn sẽ mang theo vi khuẩn và khiến người lành bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc.
Hay như những người mắc bệnh viêm phế quản cấp, lao… khi ho sẽ đem theo vi khuẩn, virus phát tán trong không khí. Những trường hợp ho không phải bệnh truyền nhiễm, ho do kích ứng thì không có khả năng lây nhiễm.
Người bệnh ho có đờm và ho nói chung không cần kiêng bất cứ thực phẩm nào.
Ho có đờm nên uống gì?
Khi các dịch tiết trong đường hô hấp khiến quá trình thở bị cản trở sẽ sinh ra phản xạ ho để tống chúng ra ngoài, hay còn gọi là ho có đờm. Người bệnh bị ho có đờm sẽ gây cảm giác khó chịu, bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm tình trạng ho có đờm tại nhà:
- Súc họng bằng nước muối ấm. Người bệnh có thể tự pha nước muối ấm hoặc sử dụng nước muối sinh lý tại các hiệu thuốc. Tuy nhiên việc pha nước muối ấm có thể khiến nước muối đạt nồng độ không chuẩn.
- Sử dụng một số nguyên liệu dân gian có tác dụng giảm ho để ngậm như: gừng mật ong, chanh/ quất mật ong, lá húng chanh.
- Các loại siro bổ phế (không kê đơn) có bán tại các quầy thuốc…
Nếu như sau khi áp dụng các biện pháp trên nhưng tình trạng ho có đờm không thuyên giảm, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và tìm nguyên nhân. Hoặc một số trường hợp ho có đờm kèm theo các dấu hiệu bất thường như: khó thở, sốt cao, người mệt mỏi… cũng nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
Ho có đờm có cần kiêng thịt gà không? Nhiều người thường thắc mắc khi bị ho nói chung và ho có đờm nói riêng cần kiêng những gì? Cũng có một số thông tin truyền miệng về việc ho nên kiêng các thực phẩm như: xôi, tôm, thịt gà, thịt vịt, da của các loại da cầm… vì có thể gây ho nhiều hơn. Tuy nhiên, quan niệm này là sai lầm. Có thể khi người bệnh ăn các thực phẩm này nhưng chưa chế biến kỹ còn sót lại các dị vật kích ứng gây ho như: lông, râu, vỏ tôm… và nhầm tưởng những thực phẩm đó gây ho.
Tất cả thực phẩm đều cung cấp chất dinh dưỡng cho người bệnh, người bệnh không cần phải kiêng bất kỳ thực phẩm gì khi bị ho. Lưu ý cần chế biến, sơ chế kỹ để hạn chế việc khi ăn gặp các dị vật gây kích ứng họng khiến cơ thể ho nhiều hơn.
Cách chữa ho có đờm tại nhà
Ho có đờm khiến người bệnh khó chịu và bất tiện. Việc sử dụng chanh quất mật ong, lá húng chanh... súc miệng bằng nước muối ấm tại nhà có thể làm giảm tình trạng ho có đờm.
Nguyên nhân gây ho
Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể để tống các chất đờm, chất tiết, dị vật... ra khỏi đường thở. Ho là triệu chứng của bệnh lý hô hấp và tai mũi họng. Ho có thể gặp ở một số bệnh lý như viêm mũi dị ứng, hen phế quản, COPD, viêm phổi... Ho có thể chia làm ho khan và ho có đờm, một số trường hợp ho ra máu.
Ho có lây không?
Ho là một triệu chứng của các bệnh đường hô hấp, không phải là bệnh lý. Vô hình chung phản xạ này cũng sẽ tống vi khuẩn, virus từ trong cơ thể ra ngoài. Với những người mắc các bệnh lý truyền nhiễm, khi ho sẽ làm lây truyền mầm bệnh. Ví dụ như ho khi mắc cúm, khi người bệnh ho sẽ sinh ra giọt bắn, người lành tiếp xúc với các giọt bắn có thể lây bệnh. Hoặc ho ở người mắc bệnh lao, viêm phế quản cấp... sẽ đem theo vi khuẩn, virus và lây lan trong không khí. Còn ở những trường hợp ho do kích ứng, dị ứng thì không gây lây nhiễm.
Chữa ho có đờm tại nhà bằng cách nào?
Ho có đờm là tình trạng khi các dịch tiết trong đường hô hấp làm cản trở quá trình hô hấp khiến cơ thể phản xạ và tống chúng ra ngoài. Ho có đờm gây cảm giác khó chịu cho người bệnh và khiến bệnh nhân cảm thấy bất tiện trong cuộc sống.
Ngoài việc đến cơ sở y tế để thăm khám và uống thuốc kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể dùng một số biện pháp dân gian để chữa ho có đờm tại nhà như:
- Ngậm chanh, quất mật ong, lá húng chanh, gừng mật ong...
- Một số loại siro bổ phế bán tại các quầy thuốc
- Những trường hợp ho có đờm có thể súc họng bằng nước muối ấm. Người bệnh có thể tự pha, tuy nhiên để đạt được nồng độ chuẩn nhất nên mua nước muối sinh lý tại các hiệu thuốc để sử dụng.
Trong trường hợp bệnh nhân sử dụng các biện pháp dân gian và các loại thuốc thông thường không đỡ cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám tìm nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị.
Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp chữa ho có đờm tại nhà như ngậm chanh/quất mật ong, súc miệng bằng nước muối ấm....
Bị ho có cần kiêng thịt gà không?
Ho có đờm kiêng ăn gì? Nhiều người bệnh cho rằng, khi ho cần kiêng một số loại thực phẩm như thịt/da gà, thịt vịt, xôi, tôm... với lý do gây ngứa. Tuy nhiên, hiện tại chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh ăn thịt gà, tôm... gây ho. Việc ăn các thực phẩm này gây ho trong trường hợp không xử lý thực phẩm kỹ như vẫn còn sót vỏ tôm, râu tôm, lông gà... khi ăn vào gây kích ứng đường họng. Khi cho người già hoặc trẻ nhỏ ăn cần xử lý kỹ để không bị kích ứng họng. Đây là những thực phẩm bổ dưỡng và không có lý do gì để người bị ho có đờm phải kiêng.
3 bệnh dễ gặp vào mùa mưa lũ và cách phòng Thời tiết mưa, bão kéo dài ẩm thấp là cơ hội để những mầm mống vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở. Điều này dễ dẫn đến một số bệnh nguy hại cho sức khỏe con người. Dưới đây là 3 bệnh có thể gặp trong mùa mưa. Cảm lạnh Cảm lạnh là một bệnh lý phổ biến, thường gặp ở tất cả...