Bệnh viêm não mô cầu nguy hiểm thế nào
Viêm não mô cầu là bệnh nguy hiểm, khả năng lây lan cao nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng tiêm vaccine.
Một số nhà sản xuất hiện nay đã cung cấp vaccine viêm não mô cầu cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Ảnh: Shutterstock.
Theo báo cáo gần đây của Sở Y tế Hà Nội, địa phương này đã ghi nhận những trường hợp viêm não mô cầu đầu tiên trong năm 2024.
Theo thạc sĩ, bác sĩ nội trú Nguyễn Thị Hà, Phó trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, viêm màng não do não mô cầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Neisseria Meningitis lây qua đường hô hấp gây viêm màng não, nhiễm trùng huyết.
Vi khuẩn sống ở niêm mạc hầu họng của 10% người lành, gây sốc nhiễm khuẩn và thậm chí có thể ảnh hưởng tính mạng.
“Bệnh lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp bởi các giọt bắn có chứa vi khuẩn khi nói chuyện, ho, hắt hơi… Sau khi xâm nhập vào mũi họng, tại chỗ vi khuẩn nhân lên nhanh chóng gây viêm mũi họng”, bác sĩ Hà giải thích.
Viêm não mô cầu hoàn toàn có thể phòng bằng cách tiêm vaccine. Ở những người khỏe mạnh đã tiêm phòng, bệnh thường nhẹ, có thể tự khỏi. Với những người cơ địa suy giảm miễn dịch hoặc chưa tiêm phòng, vi trùng có thể tiếp tục lan vào máu, đi khắp cơ thể gây nhiễm trùng huyết và viêm màng não.
Ở trẻ em, bệnh thường gây triệu sốt, nôn, đau đầu, sợ ánh sáng. Ngoài ra, bệnh điển hình sẽ có ban xuất huyết hoại tử hình sao ở trên da. Ở mức độ nặng hơn, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng máu, suy tim, suy đa tạng… nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thởi.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Hà, trên thực tế, viêm não mô cầu là bệnh lý có tỷ lệ mắc khá thấp do đã được phòng ngừa bởi “thành trì” vaccine.
Video đang HOT
Bác sĩ lưu ý các phụ hynh đưa con đi tiêm chủng đầy đủ theo lịch tiêm chủng quốc gia và các vaccine tiêm chủng khác theo tư vấn của nhân viên y tế.
“Hiện nay, nhiều loại vaccine về phòng bệnh não mô cầu đem đến hiệu quả cao, thể tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Bởi vậy, để phòng bệnh cho các em, việc tiêm chủng đầy đủ vẫn là yếu tố quan trọng nhất”, bác sĩ Hà nhấn mạnh.
Ngoài ra, khi có biểu hiện sốt đặc biệt kèm theo triệu chứng phát ban xuất huyết, nôn, đau đầu, trẻ cần được đưa đến khám tại các cơ sở khám bệnh chuyên khoa Nhi để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị.
Bệnh hen ở trẻ có biểu hiện gì?
Bệnh hen ở trẻ gây triệu chứng khó chịu, cản trở hoạt động vui chơi, học tập và giấc ngủ của trẻ.
Nếu bệnh không được kiểm soát có thể gây cơn hen cấp nguy hiểm, đây là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ phải nghỉ học và nhập viện.
Lý do khiến trẻ bị hen
Nhiều người cho rằng nếu trẻ bị ho và sổ mũi lâu ngày sẽ dẫn đến hen. Điều này là sai và phản khoa học. Ngược lại, ở trẻ bị ho kéo dài hoặc trẻ viêm mũi dị ứng thì cần được bác sĩ kiểm tra xem nguyên nhân của triệu chứng đó là do hen hay do bệnh lý khác. Nghĩa là ho kéo dài không dẫn tới hen.
Hen là một bệnh lý đa yếu tố, là do sự tương tác giữa cơ địa của bệnh nhân (di truyền, dị ứng, rối loạn miễn dịch) với yếu tố môi trường (khói thuốc, ô nhiễm không khí, nhiễm trùng, dị nguyên) và thời gian tương tác giữa các yếu tố này.
Có thể tiên lượng trẻ bị hen dựa vào chỉ số tiên đoán hen gồm các yếu tố: Chàm da, cha mẹ bị hen, trẻ bị dị ứng với dị nguyên hô hấp, dị ứng sữa, trứng, viêm mũi dị ứng và khò khè không liên quan đến cảm lạnh.
Biểu hiện gợi ý khi trẻ bị hen
Trên thực tế khi thời tiết nắng mưa thất thường sẽ khiến nhiều trẻ bị hen phải nhập viện thăm khám với các biểu hiện hen cấp, trẻ chưa có tiền căn hen cũng thở khò khè, ho có đờm, sổ mũi. Vậy khi trẻ bị hen sẽ có những biểu hiện gì? Các triệu chứng của cơn hen có thể bao gồm ho, khò khè, nặng ngực, khó thở...
Để chẩn đoán được bệnh hen thì cần kết hợp 2 yếu tố quan trọng là triệu chứng và gợi ý
Trẻ bị hen (khò khè tái lại, tiền căn gia đình, tiền căn dị ứng...) Xét nghiệm nhằm xác định sự tắc nghẽn luồng khí thở ra: Đo chức năng hô hấp.
Tuy nhiên, trẻ nhỏ khó hợp tác và xét nghiệm không có sẵn ở tất cả cơ sở y tế. Vì vậy, ở trẻ
Trẻ khò khè tái đi tái lại (> 3 lần ở trẻ 2 lần ở trẻ> 12 tháng) và khò khè được xác nhận bởi bác sĩ.
Khò khè đáp ứng với điều trị hen (phun khí dung với Salbutamol).
Tiền căn hen gia đình hoặc yếu tố khởi phát cơn giống nhau ở các cơn.
Khò khè không do các nguyên nhân khác. Điều này phải được bác sĩ khám, hỏi bệnh thật kĩ và thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết.
Bệnh hen suyễn gây ra những triệu chứng khó chịu, cản trở hoạt động vui chơi, học tập, vận động và giấc ngủ của trẻ.
Khò khè chỉ sự tắc nghẽn của phần đường thở trong lồng ngực, xảy ra khi có viêm đường thở dưới, hoặc tắc nghẽn do đờm... Khi trẻ khò khè, ta sẽ thấy trẻ khó khăn khi thở ra, nếu khò khè nặng sẽ nghe tiếng "khè" khi trẻ thở ra, nặng hơn nữa là tiếng rít cả khi trẻ hít vào và thở ra.
Cần phân biệt với tiếng thở lớn ở trẻ nhỏ khi bị viêm mũi họng, là do đờm nhớt ứ đọng ở vùng mũi họng, tạo ra tiếng "rột rột" hoặc "khụt khịt" rất lớn tiếng khi trẻ hít thở mà không hề gây khó thở thực sự "bởi vì trẻ có thể há miệng để thở".
Vậy, có thể nói hen là một bệnh lý viêm đường thở mạn tính, gây ra triệu chứng khò khè khi vào cơn cấp.
Cần làm gì khi trẻ bị lên cơn hen?
Khi bị lên cơn hen thì trẻ sẽ thở mệt, khó thở hoặc ho nhiều liên tục, nặng ngực, thở nhanh.
Nếu trẻ đã được chẩn đoán hen trước đó, có các triệu chứng nghi ngờ trẻ vào cơn hen cấp, phụ huynh cần cho trẻ thở khí dung hoặc hít thuốc qua bình xịt định liều với thuốc Salbutamol (bình thuốc màu xanh dương) theo đúng chỉ định của bác sĩ. Sau đó cho trẻ đến khám bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc Salbutamol để phun khí dung khi thấy trẻ bị khò khè, hoặc khi trẻ ho nhiều chưa rõ nguyên nhân.
Để bệnh hen không nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, cha mẹ cần xác định và tránh các tác nhân gây cơn hen cấp.
Cha mẹ cần ghi lại nhật kí hen suyễn (số lần lên cơn, thời gian lên cơn, ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ như thế nào) từ đó có cơ sở dữ liệu trao đổi với bác sĩ, để bác sĩ đề ra kế hoạch hành động hợp lý nhất. Hiểu cách thức và thời điểm sử dụng thuốc điều trị bệnh hen suyễn. Đảm bảo kỹ thuật sử dụng đúng.
Cha mẹ không tự ý ngưng các thuốc dự phòng khi thấy diễn tiến bệnh ở trẻ tốt lên. Không dùng thuốc theo mách bảo, nhất là uống thuốc nam, thuốc bắc để điều trị hen... tránh nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.
Một người phụ nữ cận kề cái chết do tự tiêm chất làm đẹp lên mặt tại nhà Sau khi tiêm chất làm đẹp tại nhà, nữ bệnh nhân 41 tuổi rơi vào tình trạng sốc phản vệ, suy đa tạng, bác sĩ phải di chuyển hệ thống ECMO từ Hà Nội đến bệnh viện địa phương cấp cứu người bệnh. Các bác sĩ can thiệp ECMO cấp cứu bệnh nhân sốc phản vệ, suy đa tạng sau liệu trình làm...