Bị hại vụ án Công ty Alibaba: Người xin nhận đất, người yêu cầu thêm lãi 30%
Từ ngày 12 – 18.12, HĐXX sẽ thẩm vấn hơn 4.000 bị hại trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền xảy ra tại Công ty Alibaba.
Ngày 12.12, TAND TP.HCM bắt đầu thẩm vấn người bị hại trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền xảy ra tại Công ty CP địa ốc Alibaba – gọi tắt Công ty Alibaba do bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch H.ĐQT kiêm Tổng giám đốc điều hành công ty) và 22 bị cáo đồng phạm thực hiện.
Ông cụ U80 lọ mọ lên tòa làm bị hại trong vụ Nguyễn Thái Luyện – Alibaba
Các bị hại sẽ tham dự phiên tòa theo thông báo về thời gian tham gia phiên tòa kèm danh sách các dự án và sẽ được thẩm vấn từ ngày 12 – 18.12. Sáng 12.12, các bị hại đến tòa rất sớm, xuất trình các giấy tờ liên quan như hợp đồng chuyển nhượng, phiếu thu… và được TAND sắp xếp chỗ ngồi ở sân tòa án.
Các bị hại đến tòa từ sớm để làm thủ tục tham dự phiên xử. Ảnh NHẬT THỊNH
Đối với hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của Nguyễn Thái Luyện và đồng phạm, theo cáo trạng, Luyện thành lập 22 công ty trực thuộc Công ty Alibaba, giao những người thân tín đứng tên. Các công ty này mua một số lượng lớn đất nông nghiệp ở các tỉnh thành như: Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận; tự vẽ ra 58 dự án “ma” và quảng bá là dự án khu dân cư để bán cho khách hàng.
Từ đó, Luyện và đồng phạm đã lừa đảo chiếm đoạt gần 2.400 tỉ đồng của 4.560 khách hàng. Trong đó, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã làm việc được với 4.065 nạn nhân, tương đương số tiền hơn 2.100 tỉ đồng bị chiếm đoạt.
Bị hại cung cấp các giấy tờ liên quan về ‘dự án’ tham gia cho thư ký phiên tòa. Ảnh NHẬT THỊNH
“Dù là đất nông nghiệp, tôi vẫn muốn nhận”
Theo kế hoạch, từ ngày 12 – 13.12, HĐXX thẩm vấn các bị hại trong 8 “dự án”: Alibaba Phước Bình Central Park, Alibaba Phước Bình Central Park 2, Alibaba Phước Thái Capital, Alibaba Long Phước Industry, Alibaba Phú Mỹ Central City, Alibaba Phú Mỹ Central City 2, Ali Venice City, Alibaba Phú Mỹ Center City.
Trước khi vào đọc danh sách thẩm vấn từng bị hại trong 8 “dự án” trên, chủ tọa Trần Minh Châu thông báo các bị hại chuẩn bị các tài liệu: đơn trình bày, hợp đồng, và đưa ra yêu cầu.
Trong khi số lượng bị hại xét hỏi trong hai ngày 12 và 13.12 dự kiến hơn 1.000 người, song theo danh sách chủ tọa đọc và số người bị hại có mặt tại tòa khá ít.
Khi chủ tọa đọc tên, các bị hại giơ tay có mặt là lên trình bày theo thứ tự đọc. Ảnh NHẬT THỊNH
Trong các số bị hại có mặt tại tòa sáng 12.12, có những người mua 9 “dự án” của Nguyễn Thái Luyện với tổng số tiền trên 3 tỉ đồng. Một số bị hại liên quan, đề nghị được nhận lại tiền vốn, song một số bị hại khác trình bày có nguyện vọng được lấy lại đất, không lấy tiền.
Bà Dương Thị Mỹ Quỳnh đã đầu tư 285 triệu đồng vào một “dự án” của Luyện và muốn lấy đất. Ông Phan Thành Trí cũng trình bày muốn nhận lại đất, “dù là đất nông nghiệp tôi vẫn muốn nhận”, ông Trí nói.
Bà Đoàn Tố Nhi (74 tuổi) tham gia mua 2 ‘dự án’ của Nguyễn Thái Luyện. Bà yêu cầu đòi lại 580 triệu đồng tiền đã nộp và lãi suất 30% theo hợp đồng, khi Luyện không giao sổ đất. Ảnh NHẬT THỊNH
Là người không có tên trong danh sách đọc nhưng có tham mua dự án đang được chủ tọa thẩm vấn, bà Đoàn Tố Nhi (74 tuổi) lên trình bày đã mua 2 “dự án” của Luyện, là Alibaba Phước Bình Central Park và Bàu Cạn Riverside với tổng cộng 580 triệu đồng.
“Tôi yêu cầu được nhận lại tiền góp, và tiền lãi 3 năm. Vì sau khi công ty không được cấp sổ, công ty nói trả lãi là 30%”, bà Tố Nhi nói.
Sơ lược vụ án lừa đảo và rửa tiền xảy ra tại Công ty Alibaba
Ông L.M (ngụ Q.Bình Thạnh) cho biết, đã bỏ hơn 200 triệu để mua đất trả góp ở 2 “dự án” của Công ty Alibaba vào đầu năm 2019 và dự tính sẽ lấy lãi suất như đã quảng cáo. Ông M. đến tòa chỉ mong lấy lại số tiền đầu tư đã bỏ ra.
Vợ chồng bà L.D.C (ngụ Q.3) đã bỏ tiền đầu tư mua đất tại Công ty Alibaba từ năm 2018. Mục đích ban đầu của vợ chồng bà là đầu tư “lướt sóng” 1 vài dự án để lấy lãi suất 20 – 30% như công ty đã giới thiệu trong các hợp đồng quyền chọn. Tuy nhiên, thời gian sau này, khi nhận được 1 ít tiền lãi, vợ chồng ông lại được nhân viên giới thiệu, chào mời dự án mới. Tin tưởng vào uy tín của công ty nên vợ chồng bà đã đầu tư thêm dự án. Tổng cộng, vợ chồng bà C. đầu tư hơn 20 dự án, tổng cộng hơn 1 tỉ đồng. Bà C. đến tòa trình bày, mong lấy lại tiền đã đầu tư.
Công ty Alibaba lừa đảo bằng cẩm nang 'truy sát khách hàng', 'treo đầu dê bán thịt chó'
Đại diện Viện KSND TP.HCM đã xét hỏi nhân viên Công ty Alibaba về cuốn cẩm nang mà bị cáo Luyện chia sẻ, trong đó có phương pháp bán hàng 'đốt lửa', 'truy sát khách hàng'...
Ngày 10.12, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm vụ án Công ty CP địa ốc Alibaba (gọi tắt Công ty Alibaba) lừa đảo, "rửa tiền" đối với bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc điều hành Công ty Alibaba) và 22 đồng phạm.
Theo cáo trạng, bị cáo Huỳnh Thị Ngọc Như (cựu Phó tổng giám đốc đào tạo Công ty Alibaba) thông qua các bước kinh doanh do bị cáo Luyện xây dựng, không tuân thủ theo pháp luật về kinh doanh bất động sản để đào tạo nhân viên công ty chào bán dự án không có thật.
Các bị cáo tại phiên xét xử vụ án xảy ra tại Công ty Alibaba. Ảnh SONG MAI
Chiều cùng ngày, trong phần xét hỏi của Đại diện Viện KSND TP.HCM (VKS), bị cáo Như khai được bị cáo Luyện bổ nhiệm phó tổng giám đốc đào tạo, nhiệm vụ chia sẻ kinh nghiệm với nhân viên công ty để bán bất động sản. Những kinh nghiệm này do là bị cáo tích lũy trong quá trình làm việc.
Bán dự án bằng "truy sát khách hàng", "treo đầu dê bán thịt chó"
Trước đó, tại phiên tòa ngày 9.12, bị cáo Luyện khai đã xuất bản hàng trăm cuốn cẩm nang đào tạo kỹ năng bán hàng, phát hành nội bộ và để đào tạo nhân viên.
Tại phiên tòa chiều 10.12, bị cáo Như khai, bị cáo có chia sẻ thêm sự hiểu biết của bị cáo về cuốn cẩm nang này đến nhân viên.
VKS hỏi: "Về các phương pháp bán hàng được đề cập trong cẩm nang, kỹ thuật "truy sát khách hàng", "sale phone" là như thế nào?".
Bị cáo Như khai, thời gian tạm giam đã quá lâu nên không còn nhớ phương pháp "truy sát khách hàng". Phương pháp "Sale phone" là cách gọi điện thoại cho khách hàng để bán dự án.
Công tố viên hỏi thêm, tần suất gọi, nhắn tin ra sao thì bị cáo Như không trả lời.
Bị cáo Nguyễn Thái Luyện. Ảnh SONG MAI
Khi VKS đề cập đến phương pháp "treo đầu dê bán thịt chó" có trong cẩm nang. Bị cáo Như khai không hiểu câu "treo đầu dê bán thịt chó".
VKS dẫn chứng: "Phương pháp này được nêu tại trang 162, bị cáo có nhớ không?". Như trình bày: "Bị cáo cũng là người đọc sách nên trong quá trình làm việc, bị cáo đã đọc qua cẩm nang. Có những đoạn bị cáo không đọc và cũng không hiểu hết vấn đề nên có thể đoạn này bị cáo không hiểu hết".
VKS đã đọc lại lời khai của bị cáo Như tại CQĐT: "Quá trình làm việc tại Công ty Alibaba, kỹ năng chăm sóc khách hàng và kỹ năng giải quyết vấn đề bám sát nội dung trong cẩm nang "sale bất động sản" và cẩm nang "quản lý sale" do ông Nguyễn Thái Luyện biên soạn".
Toàn cảnh phiên xét xử. Ảnh NHẬT THỊNH
Bị cáo Như xin xem lại bản tự khai. Khoảng 5 phút sau, bị cáo Như trình bày: "Bị cáo chỉ khai nội dung: 'Tôi chịu trách nhiệm chính chia sẻ với cán bộ, công nhân viên công ty về việc "nhân bản con người trưởng thành" bám sát cẩm nang "sale bất động" và cẩm nang "quản lý sale" do CEO Nguyễn Thái Luyện biên soạn. Về tác phong làm việc, ý thức trách nhiệm, kỹ năng giao tiếp... nội dung này không giống với câu VKS vừa hỏi".
VKS chất vấn: "Trong phương pháp tiếp cận khách hàng thì còn có phương pháp "truyền lửa", "đốt lửa" và phương pháp "truy sát". Để áp dụng phương pháp "truy sát" có 3 trường hợp: khách hàng đến, khách hàng không đến, trường hợp đến mua một nền thì như thế nào...".
Như khai, "truyền lửa" là chia sẻ cho nhân viên truyền cho khách hàng biết về sản phẩm đang được chào bán. Về các phương pháp còn lại, cẩm nang do CEO Nguyễn Thái Luyện viết, Như chia sẻ xuống cho nhân viên. Nếu nhân viên cảm thấy phù hợp thì làm theo. Còn bị cáo không làm theo cẩm nang mà sử dụng kinh nghiệm của bản thân.
"Trong cẩm nang của Nguyễn Thái Luyện còn nói về "Nhân bản con người" là có 7 phẩm chất và 7 nguyên tắc, khiến con người tích cực trong cuộc sống, công việc. Bị cáo chủ yếu chia sẻ 7 phẩm chất, 7 nguyên tắc này", bị cáo Như trình bày.
Cũng theo cáo trạng, ngày 19.9.2019, sau khi CQĐT thi hành lệnh bắt, khám xét trụ sở Công ty Alibaba, Như đã tổ chức họp báo, phát sóng trực tiếp, đưa ra thông tin sai sự thật để che giấu hành vi sai phạm của bị cáo Luyện. Ngoài ra, Như cũng trực tiếp ký ba hợp đồng thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, giúp Luyện chiếm đoạt tổng số tiền 1,2 tỉ đồng của 3 khách hàng.
Vụ lừa đảo tại Công ty Alibaba: Làm theo chỉ đạo của chị dâu Vụ án xảy ra tại Công ty Alibaba, Nguyễn Thái Luyện và 22 bị cáo đồng phạm bị truy tố tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Rửa tiền". Buổi chiều ngày 9/12, HĐXX vụ án Alibaba tiếp tục phần xét hỏi. Đại diện VKS hỏi Nguyễn Thái Luyện về tính pháp lý của các dự án, cựu Chủ tịch Alibaba cho...