Bị gout ở tuổi 26
Một số trường hợp được ghi nhận gần đây cho thấy bệnh gout không chỉ xảy ra với những người ăn uống quá độ mà ở người sống lành mạnh, và có thể họ chỉ 19, 26 hay 35 tuổi.
“Gout? Tôi mà bị gout? Tôi mới 35, còn quá trẻ để bị gout”, Daniel Lavelle thốt lên sau khi được một y tá chẩn đoán mắc căn bệnh này.
Nhiều đêm anh không ngủ được vì nhức ngón chân cái. Dù đã liên tục đổi thế, cơn đau ngón chân của anh vẫn không giảm.
“Tôi thấy cơn đau gãy lưng và mọc răng khôn chẳng là gì so với đau ngón chân cái. Tôi đau đến mức tưởng như tim đang bơm những cây kim xuống chân vậy”, Lavelle cho biết ngón chân anh phình to gấp đôi kích thước bình thường và chuyển sang màu tím.
Theo Guardian, bệnh gout là một dạng viêm khớp, có thể đột ngột gây ra các cơn đau dữ dội, đặc biệt là ở ngón chân cái. Đây cũng là triệu chứng phổ biến của căn bệnh này.
Từ lâu, gout được xem là “căn bệnh của các vị vua” vì có liên quan đến Vua Henry VIII – vị vua của Anh sống vào thế kỷ XVI – cũng như những người đàn ông giàu có, to béo. Căn bệnh dù có mối liên hệ trực tiếp với chế độ ăn uống nhưng cũng có khuynh hướng di truyền mạnh. Ngày càng nhiều người bị bệnh dù duy trì lối sống lành mạnh.
Di truyền quan trọng không kém lối sống
Todd Ashley (26 tuổi) là một kỹ sư phần mềm khỏe mạnh. Anh không thể là nạn nhân tiềm tàng của bệnh gout. Anh đạp xe, leo núi và chơi đá bóng. Anh theo đuổi một chế độ ăn uống linh hoạt, hầu hết là ăn chay trừ trường hợp bất khả kháng. Tuy nhiên, mọi thứ bắt đầu có vấn đề khi anh thấy đau và gặp khó khăn trong việc dắt chó đi dạo.
Todd Ashley tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và lịch trình tập thể thao điều độ trước khi phát hiện mình bị gout. Ảnh: Guardian.
Giống như Lavelle, bệnh gout của Ashley bắt đầu từ ngón chân cái. Tuy nhiên, anh đã tự chữa trị bằng cách ngâm chân vào đá lạnh.
“Ban đầu ngón chân chỉ hơi sưng, dần đau nhiều hơn, đặc biệt là về đêm. Tuy nhiên, sau đó sẽ đỡ hơn. Tôi nghĩ ngón chân đang tốt lên, và rồi nó lại đau trở lại”, anh nói.
Video đang HOT
Trước lần đau đầu tiên, Ashley đã có một bữa tiệc đêm thịnh soạn. Bởi vậy, anh mới nghĩ nó là nguyên nhân gây nên cơn đau. Tuy nhiên, trên thực tế, cơn đau không chỉ bắt nguồn từ chế độ ăn uống.
Theo Mark Russell, nhà nghiên cứu lâm sàng tại Đại học King’s College London, không chỉ chế độ ăn uống và cách sinh hoạt, yếu tố di truyền cũng quyết định một người có bị gout hay không.
Đừng xem thường gout
Tin tốt là gout có thể điều trị được bằng cách cắt giảm acid uric trong máu của bạn nhờ tránh xa các thực phẩm chứa nhiều purine cũng như sử dụng ibuprofen để giảm đau. Theo bác sĩ Russell, phương pháp điều trị tốt nhất vẫn là dùng thuốc như allopurinol. Tuy nhiên, một điều đáng báo động là chỉ 1/3 bệnh nhân bị gout chịu dùng thuốc.
Ngày nay, ngày một nhiều người trẻ bị gout và phải điều trị bằng cách uống thuốc hàng ngày. Theo nghiên cứu của Dịch vụ Y tế Anh (NHS), trong vòng 15 năm từ 1997 đến 2002, hầu hết bệnh nhân gout có độ tuổi từ 60 trở lên. Tuy nhiên, số bệnh nhân trong độ tuổi 20 đến 30 cũng tăng 30%.
Cũng theo NHS, trong năm 2021-2022, đã có 234.000 người phải nhập viện vì bệnh gout tại quốc gia này.
“Nguyên nhân là do những căn bệnh có liên quan chặt chẽ với bệnh gout ngày một phổ biến, ví dụ như huyết áp, tiểu đường hay béo phì”, ông Russell lý giải. Ngoài ra, ông cho hay bệnh gout phổ biến hơn ở nam giới với 94% bệnh nhân. Tuy nhiên, nữ giới cũng không nên chủ quan trước căn bệnh này.
Cassie Place (22 tuổi) phát hiện mình bị gout khi mới 19, sau một đợt uống thuốc lợi tiểu. Cô đang là một tài xế giao hàng với công việc hàng ngày là bê vác.
“Tôi tỉnh dậy, ngón chân cái tôi như bị lửa đốt. Nó sưng tấy lên còn tôi thì không thể đi lại”, cô bổ sung rằng mình vẫn làm việc khi bị đau.
Bệnh này cũng có thể rút ngắn tuổi thọ. Theo một nghiên cứu hồi 2017, những người mắc bệnh gout có nguy cơ tử vong cao hơn những người bình thường tới 25%.
“Nhiều người đang đánh giá thấp tác động của nó. Nếu ai đó biết mình bị thấp khớp thay vì gout, hẳn là họ sẽ biết lo lắng hơn”, Ashley nói.
Lợi ích duy nhất của việc mắc bệnh này khi còn trẻ là họ sẽ đồng cảm được với những người lớn tuổi.
“Hồi bé, tôi hay bực bội khi phải chờ đợi bà tôi tập tễnh bước vì viêm khớp 2 đầu gối và 2 tay. Cho đến bây giờ, tôi mới hiểu được nỗi đau của bà”, Ashley hồi tưởng.
Đàn ông đừng sợ đậu nành
Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc ăn đậu nành ở mức vừa phải không làm tăng nguy cơ ung thư hay "nữ hóa" đàn ông, mà còn góp phần bảo vệ tim mạch.
Đậu nành phổ biến trong nhiều món ăn châu Á và ngày càng phổ biến ở các nước phương Tây khi nhiều người hướng tới chế độ ăn thiên về thực vật. Nó cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe tiềm năng và thường rẻ hơn thịt. Tuy nhiên, có thể chúng ta từng nghe lời đồn rằng đậu nành liên quan đến nguy cơ ung thư hoặc nó có thể có tác dụng "nữ hóa" đối với nam giới. Các nghiên cứu thực sự nói gì về lời đồn này?
Trên thực tế, theo The Conversation, đa số nghiên cứu chứng minh ăn một lượng đậu nành vừa phải chẳng những không gây ra vấn đề mà thậm chí có thể mang lại lợi ích. Nhìn chung, bạn có thể dùng một lượng đậu nành vừa phải trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Đa số nghiên cứu chứng minh ăn một lượng đậu nành vừa phải chẳng những không gây ra vấn đề mà thậm chí có thể mang lại lợi ích. (Ảnh: dogtime.com)
Hầu như không có nguy cơ "nữ hóa" nam giới
Đậu nành rất giàu protein chất lượng cao và chứa vitamin B, chất xơ, khoáng chất cũng như các chất thuộc nhóm isoflavone như daidzein, genistein và glycitein.
Daidzein có cấu trúc tương tự estrogen tự nhiên và đôi khi người ta gọi nó là "estrogen thực vật". Nhóm isoflavone trong đậu nành có thể liên kết với các thụ thể estrogen trong cơ thể.
Vài nghiên cứu đã chỉ ra vài tác động đáng lo ngại, song các tác động ấy có xu hướng liên quan tới những người ăn quá nhiều đậu nành. Chẳng hạn, một người đàn ông mắc hội chứng nữ hóa tuyến vú (tuyến vú phì đại ở nam giới) do uống gần 3 lít sữa đậu nành mỗi ngày.
Một tổng quan lý thuyết về các nghiên cứu liên quan chỉ ra rằng các nghiên cứu nhấn mạnh nguy cơ này thường được thực hiện trên động vật, hoặc là những trường hợp cá biệt.
Tổng quan lý thuyết trên lưu ý rằng dù cần thêm nhiều dữ liệu từ các nước phương Tây, một lượng vừa phải đậu nành trong "các món ăn truyền thống từ đậu mang lại lợi ích sức khỏe khiêm tốn và rất ít nguy cơ biến chứng".
Mối liên hệ giữa đậu nành và ung thư
Một nghiên cứu đối với 73.223 phụ nữ Trung Quốc trong hơn 7 năm đã phát hiện rằng phụ nữ ăn nhiều đậu nành trong thời kỳ thiếu niên và trưởng thành có nguy cơ ung thư vú thấp đáng kể. Nghiên cứu không chỉ ra bất kỳ mối liên hệ nào giữa việc ăn đậu nành với ung thư thời kỳ mãn kinh.
Vài thử nghiệm trên động vật và các nghiên cứu về tế bào cho thấy isoflavone hoặc protein từ đậu nành có thể kích thích sự phát triển của ung thư, song hiện tượng ấy không xảy ra trong các thử nghiệm với người.
Một nghiên cứu ở nam giới Nhật Bản cho thấy ăn nhiều súp miso (1-5 chén mỗi ngày), có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng một số nguyên liệu trong súp miso có thể gây tác động. Chẳng hạn, hàm lượng muối cao trong súp miso làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Đậu nành chứa isoflavone, chất béo lành mạnh (như chất béo no không bão hòa), chất xơ, vitamin và khoáng chất, đồng thời cũng chứa ít chất béo bão hòa.
Thay thế thịt trong chế độ ăn uống bằng các sản phẩm từ đậu nành sẽ làm giảm lượng chất béo bão hòa bạn ăn, đồng thời tăng mức hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng.
Thay thịt đỏ bằng protein thực vật - bao gồm các sản phẩm từ đậu nành - có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. (Ảnh: AP)
Tác dụng của đậu nành đối với tim mạch
Một nghiên cứu với gần một triệu người trưởng thành Trung quốc không mắc bệnh tim mạch cho thấy những người ăn đậu nành trong 4 ngày trở lên mỗi tuần có nguy cơ tử vong vì đau tim thấp hơn nhiều so với những người không bao giờ ăn đậu nành.
Thay thịt đỏ bằng protein thực vật - bao gồm các sản phẩm từ đậu nành - có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Cách chọn thực phẩm từ đậu nành
Nếu bạn muốn đưa đậu nành trong chế độ ăn uống, hãy chọn các loại thực phẩm từ đậu nành ở trạng thái tự nhiên như đồ uống đậu nành giàu canxi, bánh mì đậu nành, đậu phụ và đậu nành thay vì các sản phẩm được chế biến ở mức cao, chứa nhiều muối và chất béo bão hòa.
Nhìn chung, một lượng vừa phải đậu nành có thể được coi như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh và thậm chí có thể giúp điều trị một số triệu chứng của thời kỳ mãn kinh.
Sống như một 'seenager' sau tuổi 50: Bạn đã thử? Tuổi tác thực sự chỉ là con số nếu bạn biết cách kết hợp giữa chế độ tập luyện thích hợp và thực đơn dinh dưỡng lành mạnh hằng ngày. "Seenager" - một thuật ngữ được dùng để chỉ những người trên 50 tuổi có năng lượng sống dồi dào, tinh thần lạc quan tích cực và không để tuổi tác ngăn cản...