Bị đau vai do chơi thể thao: Khi nào cần đến bác sĩ?
Chấn thương chóp xoay vai là nguyên nhân phổ biến gây đau vai. Cơn đau có thể dai dẳng, nhức nhối và ảnh hưởng lớn đến hoạt động hằng ngày.
Những việc đơn giản như giơ tay lấy gì đó cũng khiến người mắc nhăn mặt vì đau.
Chóp xoay vai là nhóm cơ và gân bao quanh khớp vai. Nó có chức năng là giữ xương cánh tay ổn định trong khớp, theo trang sức khỏe Livestrong (Mỹ).
Tổn thương chóp xoay vai thường là do viêm hoặc rách cơ, gân. Ban đầu, cơn đau có thể âm ỉ nhưng qua thời gian sẽ tăng lên. Ngoài ra, tổn thương chóp xoay vai có thể thường gặp hơn khi chúng ta già đi.
Với nguyên nhân đau chóp xoay vai do rách cơ hoặc gân thì triệu chứng mỗi người có thể hơi khác nhau một chút. Nhưng nhìn chung, các cơn đau thường sẽ tái phát nhiều lần, nhất là khi tham gia vào một số hoạt động nhất định.
Video đang HOT
Chấn thương chóp xoay vai có thể dai dẳng và ảnh hưởng lớn đến hoạt động hằng ngày. Ảnh SHUTTERSTOCK
Cơn đau có thể nghiêm trọng hơn vào ban đêm, không thể nằm nghiêng sang bên vai bị đau. Ngoài ra, khớp vai sẽ phát ra âm thanh răng rắc khi cử động cánh tay. Khả năng vận động của cánh tay bị hạn chế và yếu sức.
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ chấn thương chóp xoay vai là tuổi cao, làm những công việc đòi hỏi cử động cánh tay lặp đi lặp lại nhiều lần như sơn nhà hay pha chế. Chấn thương thể thao như nâng tạ, chơi quần vợt cũng có thể gây tổn thương chóp xoay vai.
Ngoài khám lâm sàng, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang hoặc cộng hưởng từ (MRI) để chẩn đoán các trường hợp bị rách cơ gân ở chóp xoay vai. Tùy mức độ mà bác sĩ có thể biết cần phải phẫu thuật hay không.
Thông thường, các phương pháp điều trị chấn thương chóp xoay vai là nghỉ ngơi, dùng thuốc kháng viêm, tiêm cortisone kết hợp với các bài tập cải thiện sức mạnh. Các bài tập này rất quan trọng vì giúp cải thiện khả năng vận động, tăng sức mạnh ở các nhóm cơ bị thương, nhờ đó giúp giảm đau vai, theo Livestrong.
Cứu thợ hồ bị đinh sắt dài 3cm rơi vào phổi khi đang ngậm trong miệng
Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, vừa nội soi gắp thành công cây đinh sắt dài 3 cm nằm trong phế quản cho nam bệnh nhân.
Bệnh nhân là ông N.X.B. (45 tuổi, ngụ xã Tịnh Châu, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) làm nghề thợ hồ.
Trước đó, ngày 22/2, trong quá trình làm việc, ông B. ngậm sẵn 3 cây đinh trong miệng để tiện đóng cốp pha. Lúc này, ông B. vô tình nói chuyện khiến đinh hóc vào phổi.
Sau khi bị hóc đinh, ông B. cảm giác hơi vướng nhưng không khó thở, chỉ ho một cơn. Bệnh nhân có đi khám tại bệnh viện địa phương và được bác sĩ được khuyên về theo dõi tìm đinh trong phân.
XQ phổi bệnh nhân N.X.B. cho thấy cây đinh sắt dài 3m (Ảnh: Bệnh viện Đà Nẵng).
Sau 4 ngày không thấy đinh nên ông B. quyết định đến Bệnh viện Đà Nẵng khám và được chỉ định nhập khoa Nội hô hấp - Miễn dịch dị ứng.
Qua khai thác bệnh sử, thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng, kíp bác sĩ khoa Nội hô hấp - Miễn dịch dị ứng đã tiến hành nội soi phế quản gắp đinh sắt dài 3 cm nằm trong phổi trái của bệnh nhân sau 30 phút. Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và chuẩn bị ra viện.
Theo bác sĩ Hoàng Thị Tâm, Phó trưởng khoa Nội hô hấp - Miễn dịch dị ứng (Bệnh viện Đà Nẵng), đây là trường hợp bệnh nhân bị hóc dị vật có kích thước khá lớn, nhọn. Hơn nữa đinh ở vị trí sâu, đầu đinh hướng phía trên, trơn nên gây nhiều khó khăn.
Hiện sức khỏe bệnh nhân N.X.B. đã ổn định (Ảnh: Bệnh viện Đà Nẵng).
Bác sĩ Tâm khuyến cáo, để phòng tránh những tai nạn lao động như trên, người lao động không nên chủ quan, cần tuân thủ các nguyên tắc an toàn trong lao động, không dùng miệng để ngậm các vật cứng, sắc, nhọn, tròn... nhằm tránh những hậu quả nặng nề gây tổn thương đường hô hấp do hóc dị vật.
Cũng theo bác sĩ Tâm, khi bị hóc dị vật, mọi người thường cố gắng khạc, dùng tay móc hoặc chữa mẹo dân gian để lấy ra. Tuy nhiên, những cách này sẽ làm tình trạng xấu đi, dị vật có thể bị mắc sâu hơn và rơi vào vị trí nguy hiểm. Vì vậy, khi bị hóc dị vật, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nam giới 'yêu' nhiều hơn có thể ít bị ung thư tuyến tiền liệt hơn Một số nghiên cứu cho thấy mức độ yêu có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Tiến sĩ Philippa Kaye, bác sĩ làm việc cho chương trình This Morning của kênh ITV của Anh, đã phát biểu về các dấu hiệu và yếu tố nguy cơ của ung thư tuyến tiền liệt. Đồng thời bà cho biết những...