Bị cảm lạnh nên làm gì để nhanh khỏi?
Cảm lạnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhất là những người có sức đề kháng kém như trẻ nhỏ và người cao tuổ.i.
Mặc dù cảm lạnh không quá nguy hiểm nhưng lại gây cảm giác vô cùng khó chịu cho người bệnh.
Hầu hết bệnh nhân cảm lạnh đều tự phục hồi và khỏi bệnh sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh vẫn có thể kéo dài đối với những người hút thuố.c hay có hệ miễn dịch yếu.
Yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh?
Có rất nhiều loại virus khác nhau là nguyên nhân gây bệnh cảm lạnh, nhưng phổ biến nhất vẫn là Rhinovirus.
Virus cảm sẽ xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường miệng, mắt và mũi. Ngoài ra, chúng còn có thể lây truyền nhanh chóng qua giọt bắ.n trong không khí mỗi lúc người bệnh ho; hắt hơi hoặc nói.
Hơn nữa, người bình thường cũng rất dễ lây bệnh này nếu dùng chung vật dụng cá nhân với bệnh nhân chẳng hạn như khăn, đồ chơi hoặc điện thoại.
Một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh, bao gồm:
Tuổ.i tác: tr.ẻ e.m dưới 6 tuổ.i là nhóm đối tượng có nguy cao do sức đề kháng của các bé còn yếu; chưa có khả năng chống lại các tác nhân gây hại thông thường.
Hệ miễn dịch yếu: những người đang mắc phải bệnh lý mạn tính hoặc có hệ miễn dịch kém; suy dinh dưỡng có khả năng bị cảm lạnh cực cao.
Thời tiết: mùa thu và mùa đông thời điểm khí hậu thường xuyên thay đổi thất thường. Đây cũng là lúc tr.ẻ e.m và người lớn dễ bị cảm lạnh nhất.
Hút thuố.c: những đối tượng thường xuyên hút hoặc thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuố.c l.á cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Uống nước ấm có công dụng hiệu quả đối với việc điều trị cảm lạnh.
Video đang HOT
Xử trí khi bị cảm lạnh
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như các dấu hiệu biểu hiện khi bị cảm lạnh mà có thể áp dụng biện pháp điều trị cảm lạnh tại nhà bằng bí quyết sau.
Vệ sinh mũi sạch sẽ
Bệnh cảm lạnh khiến mũi thường xuyên có cảm giác khó chịu do nghẹt mũi, chảy dịch mũi hay ngứa mũi. Lúc này, việc vệ sinh mũi sạch sẽ có thể giúp người bệnh ngăn chặn hiệu quả sự xâm nhập của chất nhầy vào sâu bên trong mũi. Để làm sạch mũi, tốt nhất bạn nên sử dụng dung dịch nước muối sinh lý.
Súc miệng bằng muối loãng
Nước muối loãng được xem là một phương thuố.c trị cảm lạnh tuyệt vời. Bởi muối có tính sát khuẩn, sát trùng cực cao, có thể loại bỏ đáng kể vi khuẩn. Súc miệng nước muối để vệ sinh miệng và họng không chỉ làm dịu nhanh chóng cơn đau rát họng mà còn giúp kháng viêm hiệu quả. Bởi vậy, người bị cảm lạnh nên súc miệng đều đặn 2-3 lần hàng ngày với dung dịch nước muối loãng để nhanh khỏi bệnh.
Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại mang đến rất nhiều công dụng đối với việc điều trị cảm lạnh: làm tan đờm, giảm triệu chứng ho và làm dịu cơn đau họng. Người bệnh cũng có thể thêm vài lát gừng hoặc pha mật ong và chanh vào cốc nước ấm để làm tăng cường hiệu quả trị bệnh.
Dùng tinh dầu
Tinh dầu thảo dược như tinh dầu tràm, bạc hà,… có công dụng rất tốt trong việc phòng và điều trị bệnh cảm lạnh thông thường. Người bệnh chỉ cần thoa một chút tinh dầu vào vị trí dưới mũi sẽ giúp thông mũi, giảm thiểu cảm giác khó chịu ở mũi. Ngoài ra, tinh dầu cũng có thể được bôi vào lòng bàn chân, thái dương hoặc thậm chí là hòa với nước tắm để trị cảm lạnh.
Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Người bị cảm lạnh cũng nên sử dụng mẹo chườm nóng hoặc chườm lạnh xung quanh vùng xoang tắc nghẽn để giảm bớt khó chịu ở vùng mũi. Nếu chườm khăn nóng có thể giúp làm giảm thiểu áp lực phần xoang mũi và khiến lớp dịch nhầy trong mũi lỏng hơn thì chườm lạnh lại khiến các mạch má.u ở khu vực xoang mũi co lại, giúp giảm đau tức thì.
Sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý
Khi bạn bị cảm lạnh, các triệu chứng bệnh sẽ khiến cơ thể bạn trở nên uể oải và mệt mỏi hơn. Tuy nhiên, vì đây là một bệnh lý thông thường nên có khá nhiều chủ quan, nhiều người vẫn làm việc gắng sức trong thời gian nhiễm bệnh. Điều này không chỉ khiến bệnh lâu khỏi hơn mà còn có nguy cơ tái phát cao.
Chính vì vậy, khi bị cảm lạnh, người bệnh hãy tạm gác công việc sang một bên, dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi, dưỡng sức. Một chế độ ăn uống kết hợp với ngủ nghỉ hợp lý sẽ giúp cơ thể tạo ra nhiều năng lượng hơn, từ đó làm tăng sức đề kháng chống chọi lại bệnh tật.
Cảm lạnh không quá nguy hiểm nhưng lại gây cảm giác vô cùng khó chịu cho người bệnh.
Kê cao gối khi ngủ
Khi nằm xuống, triệu chứng cảm lạnh thường có xu hướng gia tăng, nhất là tình trạng ngạt mũi. Bởi vậy, việc kê cao gối khi ngủ sẽ giúp sẽ giúp người bệnh hít thở dễ dàng và thoải mái hơn. Do dịch mũi không bị chảy ngược lên, từ đó giúp đảm bảo chất lượng giấc ngủ mỗi đêm.
Hạn chế ra ngoài
Nhiệt độ trong phòng và ngoài trời có sự chênh lệch tương đối lớn nhất là về mùa đông. Bởi vậy, khi bị cảm lạnh người bệnh nên hạn chế ra ngoài. Nếu bắt buộc phải ra ngoài trời thì hãy chú ý đeo khẩu trang, quàng khăn và mặc quần áo giữ ấm cơ thể.
Nếu tình trạng cảm lạnh không đỡ hoặc có biểu hiện nặng hơn thậm chí có thêm các triệu chứng như: Sốt cao trên 38,5 độ C hay sốt liên tục trên 3 ngày, có triệu chứng khó thở, thở khò khè, đau họng, đau đầu cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Vì sao bạn dễ bị viêm họng, cảm cúm khi trời lạnh?
Khi nhiệt độ giảm, không khí trở nên khô và lạnh dễ gây kích ứng niêm mạc cổ họng. Đặc biệt, những người có miễn dịch yếu hoặc mắc các vấn đề hô hấp từ trước càng dễ bị cảm lạnh và cúm mùa.
Virus thường dễ lây truyền nhanh hơn trong thời tiết lạnh. Ảnh: Shutterstock.
Ngay khi mùa lạnh đến, mọi người bắt đầu phải "vật lộn" với các vấn đề như cảm lạnh, cúm, ho và viêm họng. Các vấn đề khó chịu này đôi khi còn khiến mọi người còn cảm thấy khó thở.
Chia sẻ với India TV News, tiến sĩ Shrey Srivastava, chuyên gia tư vấn cấp cao về Nội khoa tại Bệnh viện Sharda (Ấn Độ), giải thích lý do nhiễ.m trùn.g cổ họng thường xảy ra vào mùa đông và cách giúp mọi người phòng ngừa.
Khi mùa đông bắt đầu, nhiệt độ giảm xuống khiến tình trạng viêm họng, cảm lạnh và ho trở nên phổ biến. Đặc biệt, không khí ô nhiễm kèm theo nhiệt độ thấp càng ảnh hưởng đến hệ hô hấp của chúng ta, khiến bệnh viêm họng lây lan nhanh.
Không khí khô và lạnh có thể gây kích ứng niêm mạc cổ họng, làm suy yếu cơ chế bảo vệ tự nhiên của nó. Ngoài ra, trong mùa đông, mọi người dành nhiều thời gian hơn trong không gian kín, làm tăng nguy cơ nhiễm virus trong không khí.
Khi nhiệt độ giảm, những người có hệ miễn dịch yếu hơn sẽ dễ bị nhiễm các loại virus theo mùa như cảm lạnh hoặc cúm. Ngoài ra, độ ẩm thấp trong không khí khô và lạnh sẽ làm đường mũi bị khô, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn.
Những người có vấn đề về hô hấp từ trước hoặc khả năng miễn dịch yếu đặc biệt có nguy cơ bị nhiễ.m trùn.g họng và các triệu chứng liên quan.
Để ngăn ngừa nhiễ.m trùn.g cổ họng hoặc cảm lạnh và ho, điều quan trọng nhất là bạn phải giữ vệ sinh môi trường xung quanh mình.
Ngoài ra, một số nguyên tắc bạn cần nhớ để bảo vệ mình:
Bất cứ khi nào bạn đi ra ngoài, thậm chí ở nhà cũng nên mặc quần áo ấm
Rửa tay thường xuyên làm giảm sự lây lan của vi khuẩn
Đảm bảo cơ thể đủ nước để giữ cho cổ họng ẩm và an toàn
Dùng nước muối ấm để súc miệng
Ăn uống cân bằng, đặc biệt giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, để tăng cường khả năng miễn dịch
Đeo khẩu trang ở những nơi đông người và tránh tiếp xúc đột ngột với không khí lạnh
Duy trì hoạt động thể chất, ngay cả trong mùa đông
Nếu bạn thường xuyên bị khô mũi, họng vào mùa đông, có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà
Tiêm vaccine cúm.
3 món ăn đơn giản tốt cho người bị cảm lạnh Thời tiết trở lạnh khiến mọi người dễ bị cảm lạnh. Ngoài việc nghỉ ngơi, có thể làm dịu các triệu chứng khó chịu do cảm lạnh bằng một số món ăn, đồ uống đơn giản. 1. Bổ sung dinh dưỡng bằng nước hầm xương Nước hầm xương rất giàu dinh dưỡng, được ví như là "vitamin tổng hợp của thiên nhiên". Khi...