Bệnh viêm não do virus Herpes gây di chứng gì, chữa thế nào?
Bệnh viêm não do virus Herpes simplex là một bệnh nhiễm trùng thần kinh cấp tính, gây hoại tử kèm theo xuất huyết nhu mô não.
Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán sớm, điều trị bằng thuốc đặc hiệu và chăm sóc tích cực, người bệnh thường có tiên lượng tốt.
Cứu sống bé gái 6 tháng tuổi mắc viêm não do virus Herpes
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng TPHCM vừa tiếp nhận một bé gái 6 tháng tuổi (ở Kiên Giang) trong tình trạng sốt 3 ngày, bỏ bú, co giật nhiều cơn phải sử dụng nhiều loại thuốc cắt cơn co giật, kèm theo là tình trạng rối loạn tri giác dạng ngủ gà.
Ngay sau khi tiếp nhận các bác sĩ đã chỉ định chụp CT Scan sọ não và chọc dò thắt lưng lấy dịch não tủy làm xét nghiệm. Hình ảnh CT Scan có cản quang ghi nhận giảm đậm độ vùng nhu mô não thùy thái dương 2 bên.
Với vị trí tổn thương não, kết hợp bệnh cảnh lâm sàng hiện tại của bé, các bác sĩ đã nghĩ nhiều đến một tác nhân virus gây bệnh hay gặp là Herpes virus (còn được viết tắt là HSV). Kết quả xét nghiệm PCR HSV trong dịch não tủy của bé là dương tính. Đây là xét nghiệm tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định các trường hợp viêm não do HSV, điều này phù hợp với bệnh cảnh lâm sàng và hình ảnh CT sọ não của bệnh nhi.
Sau 2 tuần điều trị tích cực với thở máy và sử dụng nhiều chế phẩm thuốc, trong đó duy trì thuốc Acyclovir truyền tĩnh mạch đóng vai trò quan trọng, bệnh nhi đã được cai máy thở.
Hiện tại bé đã thở khí trời, bú tốt hơn, kết quả PCR HSV đã âm tính, dự kiến xuất viện trong thời gian tới. Bé sẽ tiếp tục được tái khám để theo dõi các dấu chứng thần kinh và tình trạng phát triển tâm thần – vận động về sau.
Video đang HOT
Bệnh viêm não do virus Herpes simplex là một bệnh nhiễm trùng thần kinh cấp tính, gây hoại tử kèm theo xuất huyết nhu mô não.
Bệnh viêm não do virus Herpes cần phát hiện sớm
Viêm não do virus herpes xảy ra quanh năm nhưng bệnh thường gặp vào mùa xuân – hè. Nguyên nhân của viêm não herpes thường do sự tái hoạt của virus herpes đã nằm sẵn trong cơ thể. 90% những người trưởng thành đều mang virus này trong cơ thể. Tuy nhiên phải có những điều kiện thuận lợi thì virus này mới có thể bùng phát như sốt, phơi nắng, căng thẳng tâm lý, phẫu thuật, kinh nguyệt….
Virus này thường xâm nhập qua đường mũi, họng, đi theo dây thần kinh vào nằm trong hạch. Nếu được kích hoạt, virus này sẽ đi ngược theo dây thần kinh khứu giác lên thùy thái dương trên não.
Bệnh thường khởi phát đột ngột, cấp tính bằng sốt cao, đau đầu, sau đó xuất hiện co giật, thay đổi tính cách, mất trí nhớ và hôn mê. Các dấu hiệu thần kinh khu trú gợi ý tổn thương thùy thái dương và thùy trán não. Viêm não có thể đi kèm viêm màng não với các triệu chứng nôn, cứng gáy.
Có thể để lại di chứng cho người bệnh
Khoảng 30-60% bệnh nhân không điều trị thuốc đặc hiệu sẽ diễn tiến đến tử vong. Nếu phát hiện sớm, điều trị bằng thuốc đặc hiệu ngay thì có thể cứu sống được và tỷ lệ di chứng cũng ít hơn.
Ở những trường hợp sống sót, bệnh nhân từ từ tỉnh lại, nhưng vẫn còn rối loạn tâm thần và tổn thương thần kinh kéo dài.
Di chứng thường gặp là có những động tác bất thường, yếu liệt chi, gồng vặn người từng cơn, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, nói khó hoặc không nói được, không viết được, rối loạn chức năng trí tuệ nhiều mức độ.
Khi thấy trẻ có biểu hiện sốt cao, buồn nôn, nôn khan, co giật cần đưa đi khám ngay.
Hiện nay, viêm não do virus Herpes là bệnh viêm não virus duy nhất có thuốc đặc trị, đó là acyclovir. Ngoài ra, bệnh nhân cần được hạ nhiệt, chống co giật, phù não, điều chỉnh rối loạn nước và điện giải, dinh dưỡng đầy đủ.
Vật lý trị liệu cần được tiến hành sớm khi bệnh nhân ổn định lâm sàng hoặc khi phát hiện có di chứng. Bệnh nhân cần được tiếp tục theo dõi sau khi xuất viện để phát hiện di chứng não.
Tuy vậy, bệnh chưa có vaccine phòng bệnh nên biện pháp ngừa bệnh tốt nhất vẫn là ăn uống hợp vệ sinh, giữ sạch mũi họng, nhất là với trẻ em. Khi thấy có biểu hiện sốt cao, buồn nôn, nôn khan, co giật một bên tay hoặc chân, co giật nửa người cần đi khám ngay tại cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Gia tăng bệnh nhân biến chứng đái tháo đường
Từ sau Tết đến nay, Bệnh viện Nội tiết trung ương luôn trong tình trạng quá tải do số bệnh nhân đái tháo đường nhập viện cấp cứu vì biến chứng nặng tăng vọt...
Bệnh nhân nhập viện do biến chứng đái tháo đường được chăm sóc và điều trị tại Bệnh viện Nội tiết trung ương. Ảnh: BVCC.
Thông tin từ Bệnh viện Nội tiết trung ương, gần đây, Khoa điều trị tích cực của bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải. Số ca nhập viện cấp cứu do biến chứng nặng tăng lên so với cùng kỳ các năm trước. BS Tôn Thất Kha - Trưởng khoa Điều trị tích cực cho biết, có thời điểm lượng bệnh nhân cấp cứu tăng 200% so với cùng kỳ năm 2023. Điển hình, vào đêm Giao thừa, kíp trực đã hoạt động hết công suất khi liên tục tiếp nhận các ca cấp cứu biến chứng nặng.
Trong đó, đa phần là các bệnh nhân lớn tuổi đái tháo đường lâu năm mắc phải một bệnh nhiễm trùng, thông thường là hô hấp do thời tiết lạnh và tiết niệu hoặc là biến chứng bàn chân.
"Một vài trường hợp điển hình đang được chăm sóc và điều trị tại bệnh viện, như bệnh nhân Đ.V.S. (66 tuổi, ở Tuyên Quang) nhập viện trong tình trạng phù phổi cấp, viêm phổi, đái tháo đường typ 2, tăng huyết áp, suy tim, suy thận, rối loạn chuyển hóa. Hay bệnh nhân T.M.T. (85 tuổi, ở Hà Nội) có tiền sử đái tháo đường hơn 10 năm, tai biến mạch máu não đã 3 lần. Trong đó, lần gần nhất cách đây 3 tháng đã nhập viện trong tình trạng loét vị trí tỳ đè vùng cùng cụt, vùng mông 2 bên, vết thương lan rộng, hoại tử, chảy dịch mủ nhiều. Đây là tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra khi người bị đái tháo đường không kiểm soát được mức đường huyết trong máu" - BS Kha thông tin.
Đối với người lớn tuổi, khi mắc một bệnh nhiễm trùng, việc kiểm soát đường huyết trở nên rất phức tạp, đòi hỏi phải thay đổi phác đồ điều trị. Đặc biệt, người bệnh còn có nguy cơ gặp phải tình trạng sốc nhiễm trùng - giai đoạn nặng nhất của quá trình liên tục bắt đầu từ đáp ứng viêm hệ thống do nhiễm trùng, nhiễm trùng nặng.
Khi chuyển sang giai đoạn sốc nhiễm khuẩn, bệnh nhân đã bị nhiễm trùng huyết kèm theo tụt huyết áp và rối loạn chức năng tim mạch. Ở giai đoạn này, tiên lượng bệnh đã khá nặng, nguy cơ tử vong có thể lên tới 40 - 60%.
Theo BS Nguyễn Đăng Quân - Phó khoa Điều trị tích cực (Bệnh viện Nội tiết trung ương), các triệu chứng và dấu hiệu của nhiễm trùng huyết có thể khó phát hiện và thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý cấp cứu khác, như sốc tim, sốc giảm thể tích, thuyên tắc phổi. Đặc biệt là ở người bệnh đái tháo đường, các triệu chứng lâm sàng thường mờ nhạt, khó phát hiện nếu không thăm khám một cách kĩ càng và có hệ thống. Với nhiễm khuẩn huyết, bệnh nhân thường có biểu hiện của hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (SIRS) bao gồm: Sốt cao (trên 38 độ C hoặc có thể hạ thân nhiệt dưới 36 độ C), thở nhanh, nhịp tim nhanh, tuy nhiên huyết áp vẫn duy trì bình thường. Các dấu hiệu khác của nguyên nhân nhiễm trùng như: Khó thở, ho khạc đờm, đờm vàng/xanh nếu nhiễm trùng hô hấp hay tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra mủ nếu nhiễm trùng hệ tiết niệu...Khi nhiễm trùng huyết nặng hơn hoặc có sốc nhiễm trùng, dấu hiệu sớm được ghi nhận là tụt huyết áp, kèm theo suy giảm tri giác. Huyết áp giảm, nhưng da vẫn ấm. Sau đó, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, các chi thường trở nên lạnh và nhợt nhạt, nổi vân tím. Tình trạng suy đa tạng tiến triển sẽ nhanh chóng khiến người bệnh tử vong.
Theo BS Tôn Thất Kha, bệnh nhân đái tháo đường cần theo dõi, kiểm tra đường huyết thường xuyên. Tuy nhiên, nhiều người bệnh trì hoãn việc đi khám đúng hẹn, không tuân thủ yêu cầu của bác sĩ điều trị, còn lơ là, chủ quan trong việc chăm sóc và theo dõi tại nhà gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là những tổn thương không đảo ngược được, nên việc phát hiện sớm sẽ tận dụng được thời gian "vàng" trong điều trị. Chi phí điều trị cho bệnh nhân phát hiện sớm cũng thấp hơn nhiều so với bệnh nhân phát hiện muộn, không trở thành gánh nặng cho gia đình người bệnh và xã hội.
Theo TS.BS Lê Quang Toàn - Trưởng khoa Đái tháo đường (Bệnh viện Nội tiết trung ương), với các bệnh nhân đường huyết không ổn định, có các biến chứng mức độ trung bình nặng trở lên, thời gian khám bệnh từ 2 - 3 tháng là quá dài. Bệnh nhân nên đi khám theo chỉ định của bác sĩ. Nếu có dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để nhận được sự hỗ trợ cần thiết.
Vắc-xin viêm màng não mô cầu nhóm B thế hệ mới lần đầu tiên tiêm tại Việt Nam Ngày 23/2, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC và Tập đoàn dược phẩm GSK (Anh) triển khai tiêm vắc-xin thế hệ mới phòng viêm màng não mô cầu nhóm B. Vắc-xin não mô cầu nhóm B thế hệ mới được ra mắt tại Việt Nam. Ảnh: VNVC Sáng ngày 23/2, 165 trung tâm VNVC triển khai tiêm vắc-xin này cho hàng nghìn...