Bệnh ung thư xương
Bộ xương
Cơ thể con người có khoảng hơn 200 chiếc xương với các hình dạng và kích cỡ khác nhau. Xương có các tế bào sống (osteocytes) kết nối với nhau bởi một loại vật chất cứng như canxi. Vật chất này giúp cho bộ xương khoẻ và cứng. Xương có cấu tạo rỗng bên trong chứa một loại chất xốp gọi là tuỷ sản xuất ra các tế bào máu.
Đầu các khớp xương được bao bọc bởi một lớp xương sụn-một chất cứng, có đàn hồi. Vì xương sụn có độ đàn hồi hơn xương nên nó giúp xương cử động một cách thoải mái giữa các khớp. Nó còn đóng vai trò là đệm ở khớp xương để ngăn không cho xương cọ xát với nhau.
Bộ xương có một số chức năng quan trọng. Bộ xương tạo cho cơ thể một chỗ dựa vững chắc và các khớp xương đóng vai trò như những chiếc đòn bẩy giúp cơ thể di chuyển. Bộ xương còn giúp bảo vệ các cơ quan trong cơ thể, ví dụ như lồng ngực bảo vệ tim và phổi. Nó còn chứa một số loại chất khoáng quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là canxi.
Video đang HOT
Nguyên nhân
Người ta chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh ung thư xương này. Các nghiên cứu vẫn đang được tiếp tục tiến hành để tìm ra nguyên nhân. Vì bệnh ung thư xương xuất hiện nhiều ở lứa tuổi thiếu niên và những người trẻ tuổi nên ở một khía cạnh nào, người ta đó liên hệ nó với những sự thay đổi khi xương phát triển.
Những người trước đây đã từng sử dụng biện pháp xạ trị liều cao đối với xương sẽ có nguy cơ phát triển bệnh ung thư đối với chiếc xương đó hơn. Tuy nhiên đây vẫn là nguy cơ nhỏ đối với hầu hết mọi người. Những người già bị bệnh xương kinh niên (Paget), cũng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư.
Nếu một người có một khối u lành tính (benign, non-canceruos) gọi là u xương sụn (osteochondroma) hoặc u sụn (chondroma), người đó sẽ ít có nguy cơ bị ung thư xương ác tính (chondroarcoma)
Hầu hết nguyên nhân của các loại ung thư xương không phải do các gen di truyền hỏng gây ra, nhưng người mang gen di truyền có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn. Những người có gen di truyền dạng Li-Fraumeni có nguy cơ mắc bệnh osteosarcoma và một vài dạng ung thư khác. Trẻ em mắc bệnh ung thư mắt hiếm gặp (retinoblastoma) do một loại gen di truyền hỏng gây ra có nguy cơ mắc bệnh osteosarcoma cao hơn. Một loại liên quan đến gen di truyền hiếm gặp nữa là HME (hereditary multiple exostoses) cũng có nguy cơ cao mắc bệnh ung th­ x­ươnng ác tính (chondrosarcoma).
Thường người ta cho rằng tổn thương xương có thể gây ra ung thư, nhưng qua nghiên cứu cho thấy những tổn thương đó không thể gây ra ung thư xương được mà nó là yếu tố gây chú ý đến bệnh ung thư xương vốn đang tồn tại mà thôi.
Theo SKDS
Bỗng khỏe mạnh dù đang ung thư giai đoạn cuối
Được chẩn đoán là bị ung thư xương giai đoạn cuối nhưng một bệnh nhân ở Bến Tre bỗng dưng khỏe lại sau 24 tiếng ngủ li bì.
Tuy chưa thể khẳng định bệnh nhân đã bình phục hoặc đã khỏi hẳn ung thư xương nhưng trao đổi với phóng viên, bác sĩ Trương Thị Vúng (Bệnh viện Đa khoa Nguyễn Đình Chiểu, Bến Tre) cho biết, trường hợp "hồi sinh" của bệnh nhân Trần Thị Bé Năm (23 tuổi, trú tại xã An Hòa Tây, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) là điều kỳ diệu mà khoa học chưa giải thích được.
Theo nhận định ban đầu, bệnh nhân Bé Năm khỏe mạnh trở lại có thể là do tác động tổng hợp của các biện pháp điều trị Đông Tây y kết hợp. Theo BS Vúng, bệnh nhân Bé Năm bị ung thư xương gần 6 năm nay và đã bước vào giai đoạn cuối. Tháng 4, bệnh nhân được cha mẹ đưa về nhà sau khi điều trị gần 5 năm tại TP.HCM không có kết quả.
Hình ảnh tủy xương khi bị ung thư di căn xương.
Sau đó, gia đình đã tiếp tục điều trị bằng Đông y với việc "bốc hàng trăm thang thuốc Nam, kết hợp với các biện pháp châm cứu" nhưng bệnh tình vẫn không được cải thiện.
Ngày 6/9, Bé Năm được cấp cứu tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu trong tình trạng sức khỏe suy kiệt và mê man. Sáng hôm sau, gia đình xin xuất viện sau khi các bác sĩ nhận định việc điều trị không còn hiệu quả và bệnh nhân có thể tử vong bất kỳ lúc nào.
Tuy nhiên, sau khi được đưa về nhà, bệnh nhân ngủ li bì 24 tiếng đồng hồ và tỉnh dậy vào 1h30 sáng ngày 8/9. Sau đó tình trạng sức khỏe của chị được cải thiện dần, đôi chân bị liệt có thể cử động trở lại và hiện có thể đi xe máy. Những đau nhức của cơ thể bị ung thư giai đoạn cuối cũng "biến mất". Hiện Bé Nămđang sử dụng thêm thuốc Nam từ thiện tại chùa Thiện Phước (thị trấn Ba Tri, huyện Ba Tri).
Ông Phạm Hồng Sơn, Phó chủ tịch xã cho biết, Ủy ban Nhân dân xã đang xác minh vụ việc. Mấy ngày đầu khi bệnh nhân Bé Năm tỉnh lại, nhiều người dân hiếu kỳ đến xem, ít nhiều ảnh hưởng đến an ninh trật tự nhưng hiện tình hình đã ổn định. Đã xuất hiện nhiều lời đồn thổi có tính "hoang đường, ác ý" xung quanh "ca bệnh" nói trên song Ủy ban Nhân dân xã khẳng định hoàn toàn không có những chuyện đó.
Theo TTXVN
Người phụ nữ có khuôn mặt... quái vật Một phụ nữ Trung Quốc bị mặc bệnh ung thư hiếm gặp, khiến khuôn mặt bị biến dạng trông như... quái vật.Li Hongfang, 40 tuổi, rất ngại xuất hiện ở nơi đông người bởi chị bị bệnh Chordoma làm khuôn mặt phồng lên. Chordoma là một dạng của ung thư xương khiến mô phát triển bất thường."Tôi biết rất nhiều người coi tôi...