Bệnh truyền nhiễm vẫn là mối nguy với sức khỏe người Việt
Sau đại dịch, những bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái nổi như sởi, sốt xuất huyết, đậu mùa khỉ, dại hay tay chân miệng, đang có nguy cơ bùng phát và đe dọa sức khỏe người dân.
Bác y bác sĩ cấp cứu cho một bệnh nhi tại khoa Hồi sức Tích cực – Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM). Ảnh: Bích Huệ.
Thông tin trên được TS Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, chia sẻ tại Hội nghị khoa học về bệnh truyền nhiễm và các vấn đề y tế công cộng sau đại dịch của Viện Pasteur TP.HCM.
Trưởng đại diện WHO nhấn mạnh trước mối đe dọa đó và sự thay đổi về mô hình bệnh tật, mỗi quốc gia phải suy nghĩ lại về việc chi tiêu cho y tế, đâu sẽ là ưu tiên để chuẩn bị nguồn lực phòng chống bệnh tật.
PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên Bộ trưởng Y tế, cho biết bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm đang có xu hướng quay trở lại. Bộ Y tế đã có những chiến lược đối phó, điển hình là nâng cao năng lực tuyến y tế cơ sở, dự phòng.
PGS.TS Nguyễn Vũ Trung, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, cho biết để kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm, cần phải phòng ngừa từ giai đoạn đầu. Trong đó, sự chỉ đạo kịp thời của nhà nước, các bộ ban ngành và sự phối hợp giữa địa phương với y tế cơ sở trong việc phát hiện và phản ứng nhanh là yếu tố quyết định để ngăn chặn dịch bệnh hiệu quả.
Đồng thời, PGS Trung cũng chia sẻ một số dịch bệnh hô hấp, tiêu hóa và các bệnh khác đã có những biến động gần đây. Di cư, đô thị hóa, toàn cầu hóa cũng như nhận thức của người dân là những yếu tố dễ làm dịch bệnh bùng phát. Điển hình là bệnh đậu mùa khỉ, mới xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam, Viện Pasteur TP.HCM đã phát hiện gần 100 ca mắc qua việc điều tra dịch tễ, xét nghiệm và ngăn chặn lây lan.
Thêm nữa, bác sĩ Trung cho rằng chúng ta có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phòng chống bệnh truyền nhiễm. Cụ thể, thông qua các nền tảng điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo có thể xử lý một lượng dữ liệu khủng lồ theo giời gian thực.
Video đang HOT
“Ngành y tế có thể sử dụng nó để xử lý các thông tin về lâm sàng, xét nghiệm. Từ đó, giúp các nhà quản lý, chuyên gia đưa ra quyết định chính xác dựa trên bằng chứng”, PGS Trung nói.
Song song đó, AI có thể theo dõi và phát hiện các đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm, truy vết, giải trình tự gene và xét nghiệm PCR… nhanh chóng và chính xác.
Tuy nhiên, AI không thể thay thế hoàn toàn con người. Có những quyết định của nó chính xác đến 90%, nhưng chỉ để tham khảo, cuối cùng vẫn phụ thuộc vào con người đưa ra hướng đi chính xác.
Dịch bệnh bạch hầu: Các ổ dịch vẫn trong tầm kiểm soát
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tình hình bạch hầu năm 2024 đến nay chưa phải là vấn đề phức tạp, số mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn diện rộng là thấp.
Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng.
Nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn diện rộng là thấp
Đánh giá về tình hình dịch bệnh bạch hầu, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Y tế dự phòng cho biết, năm 2023, có 57 trường hợp mắc và 7 trường hợp tử vong.
Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trong những tháng đầu năm 2024 (đến ngày 18/7/2024), Việt Nam ghi nhận 6 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó 1 trường hợp tử vong gồm: 3 trường hợp mắc tại tỉnh Hà Giang trong các tháng 1, 2 và 4/2024 tại các ổ dịch cũ; 1 trường hợp mắc và tử vong tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An (huyện Kỳ Sơn) trong tháng 6/2024, và 2 trường hợp mắc tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang trong tháng 7/2024.
Theo Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, trong những ngày gần đây trên phương tiện thông tin đại chúng có đưa tin về trường hợp nghi mắc bạch hầu tại tỉnh Lào Cai, tuy nhiên Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của trường hợp này và cho kết quả âm tính với bạch hầu.
Bệnh bạch hầu là bệnh có vaccine phòng bệnh và vaccine bạch hầu đã được sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng ở nước ta từ năm 1985, do đó đã tạo được miễn dịch rộng rãi trong cộng đồng và đã làm giảm số mắc hàng trăm lần so với thời điểm năm 1983 với khoảng 3.500 ca.
Những năm gần đây chỉ ghi nhận các ca bệnh rải rác tại các nơi có tiêm chủng đầy đủ do tỷ lệ tiêm chủng chưa đạt được 100% đối tượng tiêm, vì vậy vẫn còn một tỷ lệ nhỏ nhất định đối tượng chưa được tiêm tại cộng đồng.
Các ổ dịch chủ yếu xảy ra ở khu vực vùng sâu, vùng xa, những nơi điều kiện cung cấp vaccine tiêm chủng mở rộng còn khó khăn nên tạo vùng lõm tiêm chủng.
Bệnh bạch hầu không phải là bệnh mới, đã có vaccine tạo miễn dịch cộng đồng, khi chẩn đoán dương tính có thuốc kháng sinh và huyết thanh kháng độc tố để điều trị, bên cạnh đó với các trường hợp tiếp xúc ca dương tính thì có biện pháp phòng bệnh bằng tiêm liều đơn penicillin hoặc uống Erythromycine từ 7-10 ngày có tác dụng phòng bệnh.
Do đó, theo Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, đánh giá tình hình bạch hầu năm 2024 đến nay chưa phải là vấn đề phức tạp, số mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn diện rộng là thấp.
Người tiếp xúc gần người bệnh bạch hầu nên tự theo dõi, cách ly tại nhà
Bệnh bạch hầu có thể lây nhiễm qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi. Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 13/7/2024 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bạch hầu, Bộ Y tế đã chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt để các ổ dịch, không để bùng phát dịch trong cộng đồng.
Đề nghị các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện xử lý ổ dịch, phòng bệnh chủ động cho người dân đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Do đó, đối với những người tiếp xúc gần với các trường hợp xác định mắc bệnh bạch hầu, Bộ Y tế khuyến nghị phải tự theo dõi sức khỏe, cách ly tại nhà trong vòng 14 ngày, đồng thời phải liên hệ với cán bộ y tế để được hướng dẫn phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh và uống thuốc kháng sinh dự phòng.
Tất cả các trường hợp tiếp xúc gần trong khu vực ổ dịch cần được uống kháng sinh dự phòng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
"Việc cách ly tại nhà chỉ áp dụng đối với các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định và không mở rộng đối với các trường hợp tiếp xúc khác như đã từng thực hiện đối với bệnh Covid-19 trong thời gian đang có dịch. Đề nghị các địa phương không lạm dụng việc cách ly rộng rãi một cách không cần thiết, không đúng đối tượng gây hoang mang lo lắng và xáo trộn cuộc sống của người dân", Cục trưởng Y tế dự phòng nhấn mạnh.
Để chủ động phòng, chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp.
Một là, đưa trẻ (từ 2 tháng đến 7 tuổi) thuộc đối tượng tiêm chủng mở rộng đi tiêm chủng các vaccine có chứa thành bạch hầu (DPT-VGB-Hib, DPT...) đầy đủ, đúng lịch để bảo đảm miễn dịch phòng bệnh cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng. Trong trường hợp hoãn tiêm, tham gia tiêm chủng sớm nhất có thể.
Hai là, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Ba là, bảo đảm nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
Bốn là, khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Năm là, người dân tại nơi có ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc điều trị dự phòng và tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ định và khuyến cáo của cơ quan y tế.
1 phụ nữ suýt tử vong vì ngộ độc thuốc tê khi nhổ răng khôn Bệnh nhân nữ bị ngộ độc thuốc tê khi nhổ răng khôn tại 1 phòng nha tư nhân với tình trạng mệt, tức ngực, khó thở, run giật cơ... Ngày 22-11, thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai), đơn vị vừa cứu sống thành công bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê khi nhổ răng khôn tại 1...