Bệnh tiểu đường ngày càng trẻ hóa, bác sĩ tiết lộ dấu hiệu ‘3 tăng 1 giảm’
Do áp lực công việc, chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, ngày càng nhiều người dưới 40 tuổ.i mắc bệnh tiểu đường.
Một người đàn ông 40 tuổ.i được phát hiện có chỉ số đường huyết lúc đói là 140 mg/dL trong lần kiểm tra sức khỏe định kỳ. Các bác sĩ chẩn đoán anh mắc bệnh tiểu đường. Bệnh nhân cho biết, do áp lực công việc nên thường thức khuya, ăn ngoài, thiếu vận động, cân nặng đã tới ngưỡng béo phì.
Theo China Times, cứ 10 người ở Đài Loan thì có 1 ca mắc tiểu đường và 220.000 người không biết mình đang mắc bệnh. Ông Lý Đào Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Tiểu đường Đài Loan, đán.h giá con người hiện đại thường có cuộc sống căng thẳng, công việc bận rộn, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi không điều độ. Do đó, bệnh tiểu đường có xu hướng trẻ hóa, số lượng người mắc dưới 40 tuổ.i tăng dần qua từng năm.
Số lượng người trẻ mắc bệnh tiểu đường ngày càng cao. Ảnh minh họa: JSS
Video đang HOT
Ông Lý giải thích, nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường chủ yếu do chế độ ăn uống, lối sống thiếu lành mạnh. 80% số bệnh nhân có kèm theo các triệu chứng thừa cân, béo phì. Thông thường, chất béo được lưu trữ dưới da và trong các cơ quan nội tạng. Nếu bệnh nhân tiểu đường tiêu thụ quá nhiều calo, chất béo dư thừa sẽ tích tụ trong gan và tuyến tụy, gây lắng đọng mỡ và dẫn đến tình trạng kháng insulin.
Vai trò của insulin là giúp di chuyển đường vào tế bào. Ở những người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, chức năng tiết insulin của tuyến tụy chỉ còn lại 50%. Khi đó, lượng đường trong má.u không được kiểm soát sẽ tăng cao. Tình trạng này kéo dài còn có thể gây ra các bệnh đi kèm như bệnh võng mạc, sỏi thận, đột quỵ, bệnh tim mạch, tỷ lệ t.ử von.g tăng 27%.
Các triệu chứng tăng đường huyết bao gồm ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều, giảm cân. Khi có những dấu hiệu trên, người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt.
Chuyên gia Lý nhắc nhở nếu bệnh nhân tiểu đường có chỉ số khối cơ thể BMI lớn hơn 27 (ngưỡng thừa cân) và không thể kiểm soát được lượng đường huyết trong thời gian dài thì nên đi khám để tránh rơi vào vòng luẩn quẩn là lượng đường trong má.u kém và không kiểm soát được cân nặng.
Nguy kịch vì một thói quen rất phổ biến của đàn ông Việt
Bị tiểu đường nhưng bỏ uống thuố.c trong thời gian dài kết hợp với sử dụng rượu bia thường xuyên, người đàn ông phải lọc má.u liên tục 24 giờ để giữ tính mạng.
Người bệnh tiểu đường có thể gặp các biến chứng nguy hiểm nếu ngừng uống thuố.c. Ảnh: Shutterstock.
Người đàn ông 50 tuổ.i nhập viện trong tình trạng lơ mơ, huyết áp thấp. Trước đó, người bệnh có uống nhiều rượu. Đến trưa cùng ngày, ông bắt đầu nôn nhiều, nôn ra dịch màu nâu đen, kèm theo sốt nóng, khó thở, mệt mỏi, ý thức chậm.
Qua khai thác bệnh sử, các bác sĩ được biết người đàn ông mắc bệnh tiểu đường, cần dùng thuố.c đều đặn hàng ngày nhưng đã tự ý bỏ thuố.c nhiều tuần nay và thường xuyên uống rượu.
Tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ), người bệnh được các y bác sĩ khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc, thăm khám, xử trí cấp cứu. Các bác sĩ đã hội chẩn và đưa ra kết luận: Sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi, toan chuyển hóa nặng/Toan ceton do đái tháo đường.
Người bệnh được điều trị bằng các thuố.c vận mạch, kháng sinh, Insulin kết hợp với tiến hành lọc má.u. Sau 24 giờ lọc má.u liên tục, tình trạng toan chuyển hóa của bệnh nhân ổn định hơn. Sau 4 ngày điều trị, huyết áp bệnh nhân trở về trạng thái bình thường, cắt được vận mạch, tình trạng khó thở được cải thiện và tỉnh táo hơn.
Hiện tại, sau 8 ngày, sức khỏe của người bệnh ổn định. Ông không còn mệt mỏi, khó thở, ăn uống bình thường. Bệnh nhân được dự kiến ra viện trong một vài ngày tới.
Theo bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Trung Đức, Phụ trách khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc, Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy, với những người có bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp... việc không dùng thuố.c đều đặn sẽ dễ dẫn đến những biến chứng cấp tính như bệnh tim mạch, suy thận, tổn thương thần kinh, nhiễm toan ceton.
Trong đó, nhiễm toan ceton là một trong những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng phổ biến. Khi nhiễm toan ceton, người bệnh sẽ có các biểu hiện như tăng đường huyết, rối loạn ý thức, buồn nôn...
Để hạn chế nguy cơ xuất hiện biến chứng, người bệnh tiểu đường cần dùng thuố.c đều hàng ngày theo đơn của bác sĩ, tái khám đều để phát hiện các yếu tố nguy cơ và đặc biệt không nên dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuố.c l.á...
Bên cạnh đó, khi thấy có dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị kịp thời.
Ăn socola đen có thể giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường type 2 Theo một nghiên cứu mới, ăn ít nhất 5 khẩu phần socola đen mỗi tuần có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 tới 21% và lợi ích tăng lên khi sử dụng tăng dần trong phạm vi từ 1 tới 5 khẩu phần. Các loại socola được bày bán tại cửa hàng ở Brussels, Bỉ. Ảnh: THX/TTXVN Nghiên...