Bệnh thuỷ đậu: Dấu hiệu nào cho thấy cần phải đến bệnh viện trước khi quá muộn?
Nhiều người lầm tưởng thuỷ đậu là một bệnh lành tính có thể tự khỏi sau một thời gian chăm sóc tại nhà mà không biết rằng nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Bài viết này sẽ liệt kê các dấu hiệu cho thấy bạn cần đến bệnh viện khi bị thuỷ đậu.
Bệnh thủy đậu do siêu virus Varicella Zoster, chỉ xuất hiện ở người và có khả năng lây lan mạnh. Virus thủy đậu tạo ra các mụn nước trên da và niêm mạc. Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 10 đến 20 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng: Sốt, đau đầu, nổi ban ngứa…
Tuy nhiên, bệnh thủy đậu có thể gây ra các biến chứng như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng da và máu… vô cùng nguy hiểm. Do đó, chúng ta cần theo dõi các triệu chứng của bệnh và đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu bất thường.
Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh thủy đậu. Tuy nhiên nguy cơ gây biến chứng nghiêm trọng lại thường gặp ở người lớn khi mắc bệnh. Thủy đậu đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai. Bởi nó có khả năng lây truyền từ mẹ sang con gây dị tật bẩm sinh ở trẻ. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng thủy đậu ở thai phụ bạn cần đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.
Bệnh thủy đậu, khi nào cần tới bệnh viện – Ảnh: Internet
Vì vậy, khi xuất hiện dấu hiệu nặng hoặc nghi ngờ biến chứng cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được điều trị sớm nhất.
Khi nào bệnh nhân thủy đậu cần tới bệnh viện?
Để xác định chẩn đoán chính xác bệnh thủy đậu, ngay khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên bạn cần tới bệnh viện để được thăm khám.
Các bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán dựa trên các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm để đưa ra kết quả chính xác nhất. Đồng thời, người bệnh sẽ được hướng dẫn các phương pháp chăm sóc, điều trị phù hợp.
Ngoài ra với các trường hợp dưới đây, khi bị thủy đậu cần đưa tới bệnh viện để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng.
Bệnh thủy đậu ở phụ nữ mang thai rất nguy hiểm – Ảnh: Internet
1. Biến chứng nguy hiểm của thủy đậu đối với phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai chưa bị thủy đậu, chưa tiêm phòng vaccine có nguy cơ bị phơi nhiễm cao khi tiếp xúc với bệnh nhân trong gia đình. Do đó, khi có người nhà bị thủy đậu, phụ nữ mang thai cũng là đối tượng cần tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán bệnh.
Bên cạnh đó khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường bạn cũng cần tới bệnh viện ngay. Đây là cách xác định bệnh tốt nhất, loại trừ các nguy cơ gây biến chứng và ảnh hưởng đến thai nhi.
2. Khi bệnh có dấu hiệu nhiễm trùng da
Dấu hiệu cơ bản của thủy đậu là các nốt ban đỏ đặc trưng trên cơ thể. Các nốt ban đỏ có dạng phỏng nước hình tròn, đường kính từ 1 – 3mm, gây ngứa rát, khó chịu.
Video đang HOT
Mặc dù rất đặc trưng nhưng khi thấy các nốt ban đỏ xuất hiện dày đặc, đau đớn, tiết chất dịch màu xanh bạn cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện để được điều trị kịp thời. Bởi đây là dấu hiệu nhiễm trùng da thứ phát rất nguy hiểm.
3. Biểu hiện của viêm màng não
Khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như cổ cứng, buồn ngủ, dai dẳng, dật dờ… Bạn cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện. Đây là các biểu hiện sớm của bệnh viêm màng não hoặc viêm não. Nếu không được điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Các dấu hiệu biến chứng do bệnh thủy đậu – Ảnh: Internet
4. Trẻ em trong thời gian hồi phục xuất hiện lại các biểu hiện của giai đoạn khởi phát
Nếu bệnh nhân đang trong thời gian hồi phục sau thủy đậu nhưng sốt trở lại, kèm theo các biểu hiện buồn nôn, co giật, rối loạn ý thức,… cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được điều trị nhanh nhất.
Đây là dấu hiệu của hội chứng Reye, một căn bệnh nguy hiểm có khả năng gây tử vong. Triệu chứng này đôi khi xuất hiện sau khi bị nhiễm virus. Nhất là với những trường hợp đang điều trị aspirin.
5. Người lớn có dấu hiệu biến chứng nặng
Người lớn mắc bệnh thủy đậu có nguy cơ cao bị biến chứng nặng. Một số biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết.
Vì vậy, khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường cần đến ngay bệnh viện để được điều trị theo phác đồ cụ thể, hạn chế nguy cơ bị biến chứng.
Bệnh thủy đậu ở người lớn dễ gây biến chứng – Ảnh: Internet
Thực hiện tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu là biện pháp phòng tránh lâu dài, hiệu quả nhất. Vaccine có khả năng miễn dịch tuyệt đối với virus thủy đậu lên đến 90%. Chỉ có 10% người tiêm vaccin bị bệnh với các triệu chứng nhẹ, không gây biến chứng.
Ngoài ra, cần hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu để tránh lây lan. Những người mắc thủy đậu cần tự động cách ly, nghỉ học, nghỉ làm việc từ 7 – 10 ngày, kể từ khi xuất hiện triệu chứng.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Giặt giũ quần áo, vệ sinh đồ dùng cá nhân bằng nước nóng và phơi dưới ánh nắng mặt trời. Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng. Vệ sinh đồ dùng sinh hoạt bằng chất sát khuẩn thông thường.
Bên cạnh đó, cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cùng chế độ tập luyện khoa học để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đây là phương pháp phòng tránh các loại bệnh lâu dài, hiệu quả nhất.
Bệnh thuỷ đậu ở người lớn và những biến chứng nguy hiểm, khó lường
Mặc dù đối tượng dễ mắc bệnh thuỷ đậu là trẻ em dưới 15 tuổi, nhưng người lớn vẫn hoàn toàn có thể mắc phải căn bệnh này.
Vậy bệnh thuỷ đậu ở người lớn có nguy hiểm không? Nó gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của bạn?
Mặc dù bệnh thủy đậu ở người lớn không phổ biến như ở trẻ em dưới 15 tuổi, nhưng nó hoàn toàn có thể xảy ra. Nhất là với những người có sức đề kháng yếu, chưa từng bị thủy đậu hoặc không tiêm vaccin phòng bệnh.
Bệnh thủy đậu ở người lớn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là các dấu hiệu, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị thường gặp.
1. Dấu hiệu bệnh thủy đậu ở người lớn
Bệnh thủy đậu ở người lớn có triệu chứng tương tự với trẻ em. Tuy nhiên chúng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nhiều khi biến chứng. Các dấu hiệu ban đầu của bệnh thường xuất hiện từ 1 - 3 tuần sau khi virus tấn công cơ thể.
Các triệu chứng ban đầu của bệnh là sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, đau nhức cơ thể...Những dấu hiệu này thường bắt đầu từ 1 đến 2 ngày trước khi phát ban xuất hiện. Sau đó trên cơ thể sẽ xuất hiện các đốm đỏ và lan ra toàn thân.
Các đốm đỏ phát triển thành mụn nước gây ngứa ngáy, khó chịu. Sau đó chúng sẽ vỡ ra, trở thành các vết loét, kết vảy và bong tróc. Mụn nước xuất hiện trên khắp cơ thể, thường dao động từ 250 đến 500 nốt.
Mọc mụn nước là dấu hiệu bệnh thủy đậu ở người lớn - Ảnh: Internet
2. Những đối tượng có nguy cơ mắc thủy đậu cao ở người lớn
Thuỷ đậu ở người lớn thường xảy ra ở những người chưa từng mắc bệnh khi còn nhỏ hoặc chưa từng tiêm vaccin phòng bệnh. Những người này bị chi phối bởi các yếu tố nguy cơ như:
- Sống, sinh hoạt với trẻ em dưới 12 tuổi, chưa được tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu.
- Làm việc trong môi trường tập trung nhiều trẻ nhỏ như trường học, công viên giải trí,...
- Tiếp xúc trực tiếp với nốt ban hoặc dịch tiết của bệnh nhân thủy đậu hoặc Zona.
- Sử dụng chung đồ dùng, hoặc chạm vào vật dụng các nhân của người bệnh như quần áo, chăn màn, giường chiếu,...
Thông thường bệnh thủy đậu ở người lớn không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nó mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh. Nghiêm trọng hơn nó có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khiến bệnh nhân phải nhập viện thậm chí là tử vong.
Một số biến chứng thường gặp khi người lớn bị thủy đậu như: Nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, xương hoặc mô mềm,... Gây ra các vấn đề về xuất huyết, mất nước, viêm não hoặc viêm phổi. Hội chứng Reye, hội chứng sốc độc.
Phụ nữ mang thai chưa từng mắc thủy đậu, người dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch, người có hệ miễn dịch suy yếu, đang sử dụng thuốc, mới trải qua phẫu thuật ghép tạng, tủy xương,... là những đối tượng có nguy cơ bị biến chứng cao khi mắc thủy đậu.
Thuỷ đậu ở người lớn, đối tượng dễ mắc là phụ nữ mang thai - Ảnh: Internet
3. Diễn biến bệnh thủy đậu ở người lớn
Giống như ở trẻ em, thủy đậu ở người lớn cũng trải qua 4 giai đoạn phát triển bệnh.
- Giai đoạn ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh thủy đậu thường kéo dài từ 10 - 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus. Đối với người có hệ miễn dịch suy yếu thời kỳ ủ bệnh sẽ ngắn hơn.
- Giai đoạn khởi phát: Thời kỳ này thường kéo dài từ 1 - 2 ngày. Dấu hiệu bệnh giai đoạn này là sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 39 độ C. Người bệnh bị suy giảm hệ miễn dịch dẫn đến mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, phát ban đỏ trên da.
- Giai đoạn toàn phát: Ở thời kỳ này, người bệnh bắt đầu hạ sốt, nổi các nốt mụn nước đỏ, hồng. Các nốt phỏng bắt đầu xuất hiện ở da đầu, mặt, sau đó lan xuống toàn thân. Tùy vào cơ địa của từng người mà số lượng nốt ban có thể nhiều hoặc ít.
- Giai đoạn hồi phục: Sau giai đoạn toàn phát khoảng 1 tuần, các nốt mụn nước sẽ đóng vảy và bong tróc. Hầu hết các mụn nước không để lại sẹo, ngoại trừ trường hợp bị bội nhiễm do tổn thương hoặc không được chăm sóc đúng cách.
4. Điều trị bệnh thủy đậu ở người lớn
Dù ở người lớn hay trẻ em, nguyên tắc đầu tiên khi điều trị thủy đậu là giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương. Điều này giúp hạn chế tình trạng ngứa ngáy, khó chịu tránh các hành động cào, gãi của bệnh nhân. Đồng thời nó giúp hạn chế nốt đậu lây lan ra các vùng da khác.
Đối với các nốt đậu vỡ, cần được thoa thuốc sát trùng nhẹ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp nhất.
Khi các nốt phỏng có dấu hiệu bất thường cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xử lý kịp thời, tránh mất nước hoặc bội nhiễm nguy hiểm.
Ngoài ra khi điều trị bệnh thủy đậu ở người lớn có thể sử dụng thuốc bôi giảm ngứa, thuốc hạ sốt, giảm đau theo khuyến nghị của bác sĩ.
Đối với một số trường hợp nhất định, bác sĩ có thể kê đơn thuốc acyclovir hoặc valacyclovir, chống virus, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Thời gian khỏi bệnh thủy đậu ở người lớn thường từ 10 đến 14 ngày sau khi mụn nước đóng vảy và bong vảy. Tùy vào cơ địa của từng người mà thời gian khỏi bệnh có thể lâu hoặc nhanh hơn.
Điều trị bệnh thủy đậu ở người lớn không quá khó khăn nếu người bệnh chủ động trong điều trị - Ảnh: Internet
5. Đối tượng nào không nên tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu?
Mặc dù tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu được thực hiện ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên để phòng tránh dịch bệnh bất cứ ai cũng nên tiêm vaccine thủy đậu. Nhưng có một số đối tượng người trưởng thành tuyệt đối không nên tiêm vaccine thủy đậu để tránh những nguy cơ có thể xảy ra:
- Không nên tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu cho người lớn mắc bệnh nặng, có sức đề kháng yếu.
- Phụ nữ có kế hoạch mang thai trong 30 ngày không nên tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu.
- Người uống thuốc steroid hoặc mắc bệnh gây tổn hại hệ miễn dịch. Những đối tượng này có thể bị dị ứng với một số thành phần của vaccine như gelatin, neomycin.
Điều trị bệnh thủy đậu ở người lớn không quá khó. Tuy nhiên, để điều trị nhanh chóng đòi hỏi tính chủ động cao ở người bệnh. Bên cạnh đó bạn cần phải tìm hiểu kỹ các thông tin về bệnh để phòng tránh và điều trị đúng cách cũng như hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.
Trên đây là một số thông tin cần thiết, liên quan đến bệnh thủy đậu ở người lớn. Hy vọng với những kiến thức này bạn sẽ có kế hoạch phòng tránh bệnh thủy đậu cho cả gia đình khi mùa dịch đang đến gần.
Viêm da mủ là bệnh gì? Viêm da mủ là tình trạng trên da xuất hiện những mụn mủ, tập trung nhiều ở những vùng da nhiều lông và nhiều mồ hôi, ở các nếp kẽ, lỗ chân lông. Ảnh minh họa Bác sĩ Tạ Quốc Hưng, khoa Da liễu Thẩm mỹ da, bệnh viện đại học Y dược TP HCM, cho biết viêm da mủ hay còn gọi...