Bệnh thận: Nguyên nhân, cách chữa trị và phòng ngừa
Mặc dù có vai cực kì quan trọng, nhưng do chế độ ăn uống, lối sống không lành mạnh ở nhiều người đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến “bộ lọc cơ thể” là thận và điều đó để lại những hậu quả nặng nề.
Thận hoạt động như một bộ lọc tự nhiên nhằm loại bỏ các chất độc hại ra khỏi máu và đào thải ra bên ngoài cơ thể. Thận cũng thực hiện việc tổng hợp vitamin D, các hooc- môn kiểm soát sự hình thành của hồng cầu hay lượng nước trong cơ thể.
Nguyên nhân gây ra các loại bệnh thận
Thận được cấu tạo từ hàng trăm triệu đơn vị lọc (cầu thận), máu chảy qua những tấm lọc nhỏ này và chất thải được lắng đọng ở các ống rồi sau đó thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu.Vì thế, những nguyên nhân gây ra bệnh thận thường liên quan đến hai bộ phận chính của cơ quan này.
Các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao thường do các miếng lọc li ti nói trên tổn hại, dẫn đến giảm khả năng lọc của thận làm cho máu không được lọc nhiều. Điều này làm giảm lượng nước tiểu, cơ thể phải đào thải các chất có lợi ra để cân bằng.
Các loại thuốc giảm đau cũng gây ra tác hại cho thận, làm tổn thương thận do có chứa các hợp chất như chì, thuỷ ngân và thạch tín. Từ đó gây ra tình trạng mất nước và nhiễm trùng như bệnh sốt rét và nhiễm trùng xoắn.
Bệnh phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới hay nghẽn đường bài tiết của phụ nữ ở thời kì mãn kinh chủ yếu là do sự tắc nghẽn các bộ phận của bộ lọc tự nhiên của cơ thể.
Cách chữa trị
Video đang HOT
Trong dân gian và Đông y, có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh về thận đơn giản và hiệu quả đã được truyền từ đời này sang đời khác. Ví dụ như: dầu ô liu, nước chanh, kim tiền thảo, râu bắp, chuối hột… đều có thể được nấu thành các loại nước giúp trị bệnh sỏi thận.
Theo Tây y thì chữa trị bằng phương pháp kết hợp các loại thuốc giảm đau và khuyến khích bệnh nhân uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, còn có thể dùng tia lazer, sóng xung kích để phá bỏ sỏi mà không cần phẫu thuật.
Những trường hợp chức năng thận bị suy giảm quá mức thì phải chạy thận hay ghép thận, tuy nhiên cách này rất tốn kém cho người bệnh.
Để phòng ngừa bệnh liên quan đến thận, chúng ta có thể thực hiện những điều đơn giản sau:
-Tránh lạm dụng các loại thuốc giảm đau.
-Tránh hút thuốc và cắt giảm sử dụng thức uống có cồn.
-Có một chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì lối sống khỏe và tập thể dục thường xuyên.
-Không nhịn tiểu
-Thường xuyên kiểm tra định kì huyết áp và lượng đường trong máu.
Theo Healthmeup.com
Những thông tin cần biết về bệnh sởi
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ...
Cần tiêm ngừa đầy đủ cho trẻ - Ảnh: Shutterstock
Bệnh có thể gặp ở trẻ em và cả người lớn, nếu không đề phòng, bệnh có thể gây thành dịch và để lại những biến chứng, như: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng.
Những thông tin cần thiết sau trên trang About, có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bệnh sởi.
Bệnh sởi có thể được phòng ngừa thông qua tiêm chủng. Bệnh sởi là một trong 10 bệnh có thể được khống chế hoặc tiêu diệt bằng vắc xin. Bệnh sởi nằm trong danh sách một trong những loại bệnh nguy hiểm. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ước tính từ năm 2000-2012, trên toàn thế giới có đến 13,8 triệu người tử vong vì bệnh sởi dù đã được ngăn ngừa bằng cách tiêm vắc xin.
Bệnh sởi rất dễ lây. Sởi là một bệnh nhiễm trùng rất dễ lây lan qua ho và hắt hơi. Quá trình nhiễm bệnh thường diễn ra khoảng 4 ngày trước khi bắt đầu phát ban tới 4 ngày sau khi ban xuất hiện. Vi rút gây bệnh sởi có thể sống và gây bệnh cho đến 2 giờ trên các bề mặt bị ô nhiễm, do đó việc vệ sinh tay vô cùng quan trọng trong việc phòng chống bệnh sởi.
Sởi vẫn có thể xảy ra dù đã tiêm vắc xin. Hầu hết bệnh sởi có thể phòng ngừa bằng vắc xin, nhưng vẫn có một số trường hợp vắc xin không hoàn toàn chắc chắn có thể bảo vệ cơ thể chống lại bệnh sởi, đặc biệt khi thực hiện việc tiêm phòng chậm trễ.
Yếu tố nguy cơ gây bệnh sởi. Một số đứa trẻ không thể chủng ngừa vắc xin sởi do còn quá nhỏ, hoặc những đứa trẻ có nguy cơ đối với bệnh sởi bao gồm: không được chủng ngừa (sởi-quai bị-rubella), chẳng hạn như bị suy giảm miễn dịch, và kể cả trẻ em được điều trị ung thư hoặc đang dùng liều cao corticoid.
Chủng ngừa bệnh sởi. Trẻ em thường được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi khi được 12-15 tháng tuổi (liều đầu tiên) và một lần nữa vào khoảng 4-6 năm sau (liều nhắc lại), điều đó có nghĩa trẻ sơ sinh vẫn có nguy cơ bị bệnh sởi trước khi được tiêm liều vắc xin đầu tiên. Ngoài ra, trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo vẫn tiềm ẩn nguy cơ bị sởi bởi liều vắc xin đầu tiên chỉ có tác dụng bảo vệ hệ miễn dịch một phần nào đó cho đến khi chúng nhận được liều vắc xin nhắc lại.
Sởi được chú ý bởi sự xuất hiện của các đốm đỏ. Bệnh sởi phát ban có thể trông giống như phát ban do vi rút. Không có cách chữa bệnh sởi khi bị nhiễm, cũng không có thuốc kháng vi rút để điều trị bệnh sởi. Cách điều trị được khuyến cáo áp dụng hiện nay bao gồm chăm sóc hỗ trợ, chẳng hạn như chế độ dinh dưỡng tốt, uống nhiều nước.
Theo About, sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em trên toàn thế giới, mặc dù đã có vắc xintiêm phòng hiệu quả. Các trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi thường xuyên xảy ra ở hầu hết các nước đang phát triển với hệ thống chăm sóc y tế nghèo nàn.
Cách vi rút sởi gây bệnh. Vi rút sởi xuất hiện trong tế bào mặt sau của cổ họng và phổi. Nó lây lan qua hệ thống bạch huyết trong khắp cơ thể, gây nhiễm vi rút toàn thân. Khi vi rút vào trong cơ thể bệnh nhân sẽ kích thích sinh kháng thể, từ đó gây thiệt hại cho các thành mạch máu nhỏ, dẫn đến phát ban.
Triệu chứng của bệnh. Các triệu chứng của bệnh sởi thường xuất hiện khoảng 10-12 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc vi rút với các biểu hiện sốt cao kéo dài 4-7 ngày kèm theo chảy nước mũi, ho, chảy nước mắt, và xuất hiện những đốm nhỏ màu trắng bên trong má. Từ 7-18 ngày sau khi tiếp xúc vi rút, phát ban sẽ xuất hiện trên mặt và cổ, lan xuống trong khoảng thời gian 3 ngày và kéo dài 5-6 ngày. Các nốt ban xuất hiện đầu tiên ở sau tai, sau đó lan dần lên hai bên má, cổ, ngực, bụng và phần chi trên trong vòng 24 giờ. Trong 24 giờ kế tiếp, ban lan xuống lưng, bụng, hai tay và sau cùng là hai chân trong từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3. Ban sởi màu hồng nhạt, ấn vào mất, thường kết dính lại. Trong trường hợp nhẹ, ban mọc thưa. Đối với những trường hợp nặng, ban mọc dày đặc cả lòng bàn tay, bàn chân, đôi khi có ban xuất huyết cơ thể kèm chảy máu mũi, miệng, xuất huyết đường tiêu hóa.
Lam Nghi
Theo Thanhnien
Ngừa sỏi thận mùa nóng Theo bác sĩ Abhinandan Sadlalge, Trưởng khoa Tiết niệu thuộc Bệnh viện RG Stone Urology & Laparoscopy (Ấn Độ), nhiệt độ tăng cao có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Những người làm việc trong môi trường nóng và ít uống nước cũng dễ bị sỏi thận. Nước chanh - Ảnh: Shutterstock Bác sĩ Abhinandan Sadlalge gợi ý những bước giúp...