Chưa bao giờ TP.HCM ghi nhận lượng bệnh nhi mắc tay chân miệng tăng nhanh và nhiều trường hợp tử vong đến thế. Số ca tay chân miệng đến thời điểm này vượt luôn cả cùng kỳ năm 2008 (năm được coi là có đỉnh dịch tay chân miệng cao nhất).
Tay chân miệng đang trong thế dầu sôi lửa bỏng
Thông tin trên vừa được thông báo trong cuộc họp giao ban các quận, huyện tại Sở Y tế TP.HCM diễn ra sáng 8/6.
Bác sĩ Lê Hồng Nga, Phó Khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vắc xin sinh phẩm cho biết chỉ riêng tháng 5 TP.HCM đã có tới 1433 ca tay chân miệng, tăng 377% so với cùng kỳ năm trước. 5 tháng đầu năm số ca mắc tay chân miệng là 2684 ca, tăng 107%.
Video đang HOT
Chưa bao giờ trẻ mắc tay chân miệng nhiều và nặng như hiện nay. Ảnh: Thanh Huyền.
Ca tay chân miệng tử vong trong tháng 5 là 7 trường hợp, cả 5 tháng là 12 trường hợp. Mới đây nhất, một em bé ở quận 4 đã qua đời tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 do mắc tay chân miệng.
Trong khi đó tháng 5 năm ngoái TP không có ca nào tử vong do tay chân miệng, trong 5 tháng của năm 2010 chỉ có 1 trường hợp tay chân miệng tử vong.
Hiện nay, tại tất cả các phường, xã trên địa bàn TP.HCM cứ 1 tuần trung bình lại có thêm 5 trường hợp mắc tay chân miệng, có nơi là 7 trường hợp.
Quận 8, Bình Thạnh, Gò Vấp là những địa bàn có số ca tay chân miệng nhập viện trong tháng 3, 4, 5 tăng gấp 3 đến 4 lần bình thường.
Trên biểu đồ theo dõi diễn biến của bệnh tay chân miệng tại TP.HCM nhận thấy đường biểu diễn của bệnh tay chân miệng năm 2011 đang ngóc lên theo hướng thẳng đứng, chưa có dấu hiệu suy giảm nào.
Không thể chỉ trông mong vào dung dịch sát khuẩn miễn phí
Trước tình hình dịch tay chân miệng đang trong tình thế dầu sôi lửa bỏng, ngành y tế TP.HCM đã có những hành động cấp thiết để kìm hãm, ngăn không cho dịch tiếp tục lan rộng.
Cụ thể, trong tháng 5, Sở Y tế TP.HCM đã phát động phong trào phòng chống tay chân miệng toàn thành, huấn luyện các cô giáo mầm non vệ sinh khử khuẩn trường học và cách bảo vệ học trò khỏi dịch bệnh nguy hiểm, cung ứng chất sát khuẩn cho người dân…
Tuy nhiên, bác sĩ Nga thừa nhận công tác phòng, chống dịch còn rất nhiều bất cập.
Đó là khi đoàn y tế đi kiểm tra phát hiện nhiều khu nhà trọ chưa hề được tuyên truyền phòng, chống cũng như chẳng biết gì về bệnh tay chân miệng. Nhiều người dân được phát bột Cloramin nhưng lại chẳng biết cách pha thế nào hoặc không sử dụng mà đem bỏ xó.
Cũng trong buổi giao ban quận, huyện, Tiến sĩ – Bác sĩ Lê Trường Giang, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhấn mạnh – “Nếu muốn dập được dịch tay chân miệng thì không thể phòng chống theo kiểu bao cấp là chờ có dung dịch sát khuẩn rồi đem phát miễn phí cho dân, không đủ thuốc thì ngồi…đợi. Chúng ta phải chủ động tuyên truyền để người dân hiểu và tự đi mua dung dịch sát khuẩn về dùng, coi đó như bất cứ loại nước lau nhà hay rửa chén trong gia đình của họ. Có như thế công tác chống dịch mới đạt hiệu quả được.
Tin mới nhất
Bấm huyệt nào giúp giảm đau nửa đầu?
09:25:15 07/02/2025
Trong đa phần các trường hợp người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng bấm huyệt làm phương pháp hỗ trợ điều trị, vừa an toàn lại hiệu quả trong việc làm dịu cơn đau.
Các dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp
09:02:10 07/02/2025
Các biến chứng chủ yếu là suy hô hấp, viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, viêm tai giữa, viêm não, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn thứ phát..., thậm chí làm trầm trọng hơn tình trạng của bệnh nhi mắc bệnh nền, gia tăng nguy cơ tử vong.
Ho khan, nuốt nghẹn, phát hiện ung thư hiếm gặp
09:00:18 07/02/2025
Triệu chứng ho khan và cảm giác nuốt nghẹn thường gặp ở nhiều bệnh lý, nhưng nếu chúng kéo dài và không có dấu hiệu cải thiện, như trường hợp của ông Đ., việc thăm khám và chẩn đoán sớm là vô cùng quan trọng.
Ba trẻ trong gia đình ở Hà Nội cùng mắc cúm A, trong đó có 2 trẻ viêm phổi
08:58:24 07/02/2025
Người mắc cúm A sẽ có một số biểu hiện đặc trưng như: sốt cao, sốt kéo dài, đau họng, viêm họng, ho nhiều và kéo dài, ớn lạnh, khó thở, mệt mỏi, chảy nước mắt khi ra ngoài sáng. Trẻ em nhiễm bệnh rất dễ gặp tình trạng nôn mửa, hoặc tiêu...
Nhiễm cúm A nguy hiểm thế nào?
08:46:40 07/02/2025
Các loại cúm A và B là các dạng nhiễm trùng phổ biến hơn, thường xuyên gây ra dịch bệnh theo mùa. Cúm loại C thường chỉ gây nhiễm trùng đường hô hấp nhẹ.
Bác sĩ khuyến cáo 5 trường hợp cần đi viện khi bị cúm để tránh biến chứng nặng
06:16:31 07/02/2025
Vậy nên, để tránh gặp phải những biến chứng nắng, bác sĩ khuyến cáo những người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, người ghép tạng, người có bệnh phổi, bệnh tim mãn tính thì nên đi viện khi bị cúm mùa.
Cách phòng bệnh đau xương khớp mùa Xuân
06:14:23 07/02/2025
Khi khớp có dấu hiệu đau nhức, tê cứng, cần làm ấm xung quanh vị trí đau bằng xoa dầu hoặc cao nóng, sử dụng túi chườm, lá ngải sao với muối... để các mạch máu giãn ra, khí huyết lưu thông được dễ dàng đến nuôi các khớp.
Những trường hợp nào bị cúm cần đến ngay bệnh viện?
06:12:17 07/02/2025
Tuy nhiên, với bất cứ bệnh lý nào đều có tỷ lệ diễn biến bất thường, bệnh cúm mùa cũng vậy, một số người mắc sẽ có biến chứng nặng. Diễn biến nặng ở cúm mùa như viêm phổi, tổn thương các cơ quan phủ tạng khác và tỷ lệ rất nhỏ dẫn đến tử...
Gia tăng các ca mắc cúm diễn biến nặng
06:10:01 07/02/2025
Các bệnh nhân cúm gia tăng trong những tháng gần đây với hàng chục ca mắc cúm; số bệnh nhân mắc cúm đến khám ngoại cũng cũng khá đông.
Gắp thành công đinh vít dài 5cm trong dạ dày bệnh nhi 15 tháng tuổi
06:07:47 07/02/2025
Theo bác sỹ Nguyễn Xuân Thu, nếu bệnh nhi đến chậm khoảng 1 giờ nữa thì dị vật có thể di chuyển xuống ruột, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng ruột, chảy máu... buộc phải phẫu thuật mở để xử lý.
Cẩn trọng khi cho trẻ ăn hoa quả gọt sẵn
05:48:30 07/02/2025
Vì thế, để tốt nhất cho trẻ, nếu cần ăn hoa quả gọt sẵn thì bạn nên tự tay chọn và xem trực tiếp quá trình gọt, cắt rồi cho trẻ dùng ngay sau đó.
4 nguy hiểm tiềm ẩn từ thịt gà nên biết để tránh
14:47:46 06/02/2025
Thịt gà là món ăn nhiều người ưa thích thường xuyên đưa vào chế độ ăn. Thịt gà chứa nhiều protein nạc đáng kể, ít chất béo và có nhiều công thức nấu ăn với thịt gà.