Bệnh suy tuyến giáp ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm?
Hormone tuyến giáp rất cần thiết trong thai kỳ cho cả sự phát triển bình thường của trẻ và sức khỏe của mẹ. Do đó, các rối loạn chức năng tuyến giáp trong thai kỳ cần được chẩn đoán và điều trị sớm giúp tránh được những tác hại không mong muốn cho cả mẹ và con.
BS CKI Trần Thị Thùy Vân ( thứ 2 từ trái sang ) thăm khám bệnh nhân
Suy giáp trong thời kỳ mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho con như thai lưu, sẩy thai, thai chậm phát triển…. Để giúp cho các bà mẹ chuẩn bị mang thai, đã và đang mang thai hiểu rõ vấn đề này, Phóng viên có cuộc trao đổi cùng Bác sĩ CKI Trần Thị Thùy Vân – Phụ trách khoa Nội tiết sinh sản Bệnh viện Nội tiết Nghệ An
PV: Xin bác sĩ cho biết về thực trạng bệnh tuyến giáp và suy giáp ở phụ nữ mang thai.
Bác sĩ CKI Trần Thị Thùy Vân: Việt Nam nằm trong vùng bị thiếu i-ốt, nhất là ở các khu vực miền núi, nên các thai phụ có nguy cơ bị mắc bệnh tuyến giáp rất cao. Theo thống kê có khoảng 3 – 4% phụ nữ khi mang thai bị rối loạn chức năng tuyến giáp. Tỷ lệ suy giáp khi mang thai từ 0,3 – 2,5% tùy theo nghiên cứu. Tuy nhiên vấn đề kiểm tra chức năng tuyến giáp cho phụ nữ mang thai ở Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức.
PV: Xin Bác sĩ cho biết Triệu chứng suy giáp ở phụ nữ mang thai?
Bác sĩ CKI Trần Thị Thùy Vân: Tuyến giáp là một tuyến nội tiết cấu tạo có hình cánh bướm nằm ở phía trước, dưới của cổ. Chức năng của tuyến giáp là tổng hợp Hormone giáp trạng sau đó tiết vào máu và vận chuyển đến các mô trong cơ thể. Hormone tuyến giáp giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm, giúp não, tim, cơ và các cơ quan khác hoạt động ổn định.
Khi giảm nồng độ Hormone tuyến giáp trong máu sẽ gây ra bệnh suy giáp khi đó chức năng của tuyến giáp sẽ bị rối loạn không tổng hợp và giải phóng ra đủ Hormone tuyến giáp.
Suy giáp khi mang thai có thể do rất nhiều nguyên nhân mà phổ biến nhất là do bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto đây là bệnh viêm tuyến giáp mãn tính có tính chất tự miễn, suy giáp sau phẫu thuật cắt toàn bộ hay bán phần tuyến giáp, suy giáp sau xạ trị, suy giáp sau dùng thuốc kháng giáp, bệnh tuyến yên, bướu cổ, thiếu I ốt, có tiền sử gia đình nhiều người bị bệnh tuyến giáp, người đã bị viêm tuyến giáp hoặc suy giáp trong lần có thai trước… đều nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh suy giáp.
Thăm khám cho phụ nữ mang thai đang điều trị tại khoa Nội tiết sinh sản Bệnh viện Nội tiết Nghệ An
Suy giáp trong thai kỳ là một tình trạng phổ biến và có thể bỏ sót nếu triệu chứng biểu hiện không rõ ràng. Thông thường các triệu chứng của suy giáp thường bị nhầm lẫn với bệnh trầm cảm.
Các triệu chứng chủ yếu ở bệnh nhân bị suy tuyến giáp khi mang thai: mặt sưng phồng lên, da căng ra; mệt mỏi, mạch chậm; thai phụ mất tập trung, tập trung kém, rất hay quên và chịu lạnh kém; tăng cân được phát hiện ở phần lớn bệnh nhân bị suy tuyến giáp khi mang thai; tăng nồng độ TSH và giảm nồng độ FT4; rối loạn tiêu hóa, đau quặn bụng hoặc khó chịu ở bụng.
PV: Bệnh suy giáp ảnh hưởng như thế nào đến sản phụ và thai nhi?
Bác sĩ CKI Trần Thị Thùy Vân: Suy giáp có thể gây hậu quả nặng nề cho cả mẹ và con, tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh.
Video đang HOT
Đối với sản phụ, bị suy giáp khi mang thai thường làm cho sản phụ chậm chạp, buồn ngủ cả ngày rất thích nên giường nằm; thiếu máu, đau yếu cơ; suy tim sung huyết, chậm chạp, táo bón; có nguy cơ bị các biến chứng liên quan đến sản khoa khác như tiền sản giật, bất thường bánh nhau, ra máu nhiều sau đẻ. Những biến chứng này có xu hướng phổ biến ở các phụ nữ bị suy giáp nặng, còn đa số các trường hợp suy giáp nhẹ khi mang thai có thể không có triệu chứng gì đặc biệt hoặc rất nhẹ và khó phát hiện được.
Đối với thai nhi, tuyến giáp của thai nhi chỉ bắt đầu hoạt động từ tuần 10 – 12 của thai kỳ nên trước thời điểm này, thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào nồng độ hormone giáp của mẹ. Mẹ bị suy giáp làm tăng nguy cơ vô sinh, tỷ lệ sảy thai tăng gấp đôi, tỷ lệ chết chu sinh xấp xỉ 20%, các dị tật bẩm sinh tăng 20%; tiền sản giật, cân nặng lúc sinh thấp; trẻ chậm phát triển về trí tuệ và thể chất và trẻ cũng sẽ bị suy giáp giống người mẹ.
Phụ nữ có thai nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, đúng thời gian để phát hiện những dấu hiệu bất thường
PV. Về chẩn đoán suy giáp ở phụ nữ mang thai
Bác sĩ CKI Trần Thị Thùy Vân:chẩn đoán suy giáp của người mẹ được xác định là nồng độ TSH tăng vượt quá giới hạn trên của phạm vi tham chiếu cụ thể của thai kỳ, cụ thể là trên 2,5mU/L trong 3 tháng đầu và 3.0mU/L trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.
PV: Cách điều trị suy giáp trong thai kỳ
Bác sĩ CKI Trần Thị Thùy Vân: Việc xử trí can thiệp điều trị suy tuyến giáp trạng ở những sản phụ mang thai cần phối hợp giữa bác sĩ nội khoa với bác sĩ sản khoa theo dõi tình hình thai nghén và điều trị bệnh.
Cách thức điều trị suy giáp ở những phụ nữ mang thai cũng giống như những người không mang thai được xử trí bằng cách bổ sung Hormone tuyến giáp tổng hợp. Tốt nhất và an toàn nhất là phụ nữ nên được điều chỉnh liều lượng nội tiết tố tối ưu, đạt bình giáp càng sớm càng tốt.
Đối với những thai phụ mới được chẩn đoán suy giáp khi mang thai: liều khởi đầu Hormone giáp tùy thuộc vào nồng độ TSH. Nếu TSH từ 2,5 – 5 mUI/L, liều Hormone giáp là 50g/ngày, với TSH từ 5,0 – 8 mUI/L là 75g/ngày, còn với trường hợp TSH> 8 mUI/L, bắt đầu liều thay thế đầy đủ dựa vào cân nặng 1,5 – 2 g/kg/ngày.
Đối với thai phụ suy giáp trước khi mang thai: nhu cầu thyroxine bắt đầu tăng từ tuần lễ thứ 4- 6 của thai kỳ và ổn định sau 16 tuần. Thông thường levothyroxine tăng được tăng ít nhất 20% ngay khi xác định là có thai.
Chức năng tuyến giáp được kiểm tra mỗi 6-8 tuần trong suốt quá trình mang thai để chắc chắn chức năng tuyến giáp bình thường. Nếu thay đổi liều levothyroxine thì cần kiểm tra chức năng tuyến giáp sau 4 tuần.
Nhận biết và điều trị kịp thời các bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ có thai rất quan trọng
Vẫn phải điều chỉnh liều levothyroxine tối ưu trước khi mang thai và kiểm tra TSH ngay khi có thai để bác sỹ điều chỉnh TSH về mức bình thường.
Sau khi sinh, trở về liều trước khi có thai, kiểm tra TSH sau 6 tuần.
Điều quan trọng nên biết rằng vitamin dành cho phụ nữ mang thai có chứa sắt và canxi, sẽ làm giảm hấp thu Hormone tuyến giáp qua đường tiêu hóa. Do đó cần uống các thuốc vào những thời điểm khác nhau, cách nhau ít nhất 2-3 giờ.
Hiện khoa Nội tiết sinh sản Bệnh viện Nội tiết Nghệ An đang điều trị cho khoảng 60 phụ nữ mang thai mắc bệnh tuyến giáp nói chung và bệnh suy giáp, kết quả điều trị đa số ổn định.
PV: Phòng ngừa nguy cơ suy giáp trong thai kỳ
Bác sĩ CKI Trần Thị Thùy Vân: Muốn phòng ngừa suy giáp trong thời kỳ mang thai, thai phụ cần có chế độ ăn giàu Iốt như các loại hải sản tôm, cua, cá, ghẹ…, rong biển, tảo biển, các loại rau xanh đậm như rau dền, rau đay, mồng tơi…; trái cây tươi, thịt và sữa…
Những đối tượng phụ nữ mang thai cần phát hiện sớm suy giáp trong thời gian có thai: có tiền sử phẫu thuật cắt tuyến giáp, điều trị phóng xạ vùng đầu cổ, điều trị Iod phóng xạ, có các bệnh lý tự miễn, tiền sử gia đình bị các bệnh lý tự miễn dịch (Đái tháo đường type 1, viêm khớp dạng thấp), có tiền sử bệnh lý tuyến giáp, ở trong vùng thiếu Iod, có bướu cổ, đang điều trị suy giáp.
Từ khi còn trẻ, cần tầm soát hết ác bệnh lý đi kèm trước khi có thai, cần có sự ổn định Hormone giáp trên lâm sàng. Nếu phát hiện mắc bệnh bướu cổ phải được điều trị sớm dù đó chỉ là bướu cổ đơn thuần. Phụ nữ mang thai cần đi khám sức khỏe định kỳ để sàng lọc, nhất là phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ và đặc biệt ở những phụ nữ có nguy cơ. Trong trường hợp phụ nữ bị bệnh tuyến giáp trạng nếu muốn có thai, tốt nhất là đợi đến khi điều trị bệnh đã ổn định.
Nếu có thai ngoài ý muốn trong khi đang điều trị bệnh mà muốn giữ lại thai nhi cần đi khám bệnh chuyên khoa nội tiết ngay và thông báo cho bác sĩ sản khoa và bác sĩ nội tiết được biết để có kế hoạch điều trị thuốc suy giáp. Tuân thủ liều dùng thuốc điều trị trong suốt thời gian mang thai, kết hợp dinh dưỡng đầy đủ.
Bệnh tuyến giáp cần được điều trị tích cực để đưa nồng độ Hormone giáp về bình thường càng sớm càng tốt
Một nghịch lý hiện nay là rất nhiều sản phụ bị suy giáp trước mang thai ngay khi phát hiện mang thai lại bỏ thuốc Hormone giáp vì nghĩ thuốc ảnh hưởng đến thai, để khi phát hiện suy giáp nặng thì đã quá muộn.
Ngoài ra cần sàng lọc sơ sinh ngay sau khi trẻ được sinh ra để phát hiện sớm các trường hợp bị suy tuyến giáp trạng bẩm sinh nhằm có thể điều trị sớm cho trẻ, tránh được các biến chứng hậu quả lâu dài để lại cho trẻ.
Nhận biết và điều trị kịp thời các bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ có thai rất quan trọng. Ngoài việc ngăn ngừa các biến chứng, làm giảm tỷ lệ tử vong ở cả mẹ và con thì nó đảm bảo những đứa trẻ sinh ra là hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất và có trí tuệ tốt.
Những thai phụ được chẩn đoán có bệnh tuyến giáp cần được điều trị tích cực để đưa nồng độ Hormone giáp về bình thường càng sớm càng tốt. Cần đi khám định kỳ, đúng hẹn để có kết quả điều trị tốt nhất.
PV: Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ!
Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng: Cẩn thận mắc bệnh nguy hiểm
Luôn cảm giác khô miệng khi cơ thể thừa nước là biểu hiện của một số bệnh như gan, tiểu đường, cường giáp và nha chu.
Khô miệng khi thiếu nước là biểu hiện của cảm giác khát nước thông thường. Còn khi cơ thể đủ hoặc thừa nước nhưng vẫn luôn cảm giác khô miệng thì bạn nên để ý đến tình trạng sức khoẻ của bản thân.
Dưới đây là một số bệnh thường gặp khi cơ thể đã đủ nước nhưng bạn vẫn cảm thấy khô miệng trong thời gian dài:
Bệnh gan
Nếu miệng của bạn bị khô trong một thời gian dài, nhất là trong và sau khi ngủ thì khả năng cao bạn mắc bệnh liên quan tới gan. Các triệu chứng trên thường biểu hiện rõ rệt nhất vào buổi tối. Vì thế, người mắc thường phải tỉnh giấc vào ban đêm để uống nước. Điều này còn ảnh hưởng không tốt đến thận của bạn.
Bên cạnh đó, nếu bạn bị đau miệng hay có thêm dấu hiệu vàng da thì cần nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời, không gây ảnh hưởng lớn đến chức năng gan và thận.
Tiểu đường
Tiểu đường là căn bệnh thông thường nên ít người để tâm tới, nhưng thực tế nó lại gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và cuộc sống của người mắc bệnh. Biểu hiện ban đầu của người bị tiểu đường là khát nước, tiểu nhiều, đói nhiều,...
Khi bị tiểu đường cơ thể luôn thấy khát, dẫn đến khô miệng, đặc biệt trong những giấc ngủ ban đêm. Do đó, cơ thể sẽ luôn trong tình trạng khó chịu nếu không có nước. Uống nhiều vào ban đêm thì sẽ gây ra tình trạng đi tiểu đêm, gây mất ngủ, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và tinh thần của người bệnh. Vì vậy, bạn phải kiểm soát tỷ lệ đường huyết của cơ thể thì tình trạng trên mới được cải thiện rõ rệt.
Cường giáp
Đây là một nhóm bệnh gây ra bởi tình trạng tăng hormone tuyến giáp. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp biến chứng tim mạch, lồi mắt ác tính, cơn bão giáp.
Người bệnh luôn thấy khô họng mặc dù không vận động và không đổ mồ hôi nhiều. Bệnh này còn có nhiều biểu hiện khác như bị bướu cổ, sụt cân, run tay, tiêu chảy...Thông thường, người mắc cường giáp không quá nặng thì có thể uống thuốc và điều trị kiên trì trong thời gian dài nếu không nằm viện và phẫu thuật.
Nha chu
Nha chu là các tổ chức xung quanh răng có chức năng nâng đỡ răng như xương ổ răng, dây chằng và nướu răng.
Các căn bệnh liên quan tới nha chu thường gây ra tình trạng khô miệng và lưỡi. Ở giai đoạn sớm, bệnh nha chu không có các biểu hiệu rõ rệt khác. Tuy nhiên, khi bệnh diễn tiến nặng, bạn có thể bị ra máu lợi, hơi thở có mùi hôi.
Những dấu hiệu 'tố cáo' bạn có thể đang thiếu i ốt I ốt là loại khoáng chất rất cần thiết để tạo ra hoóc môn tuyến giáp. Đây là loại hoóc môn giúp điều chỉnh sự tăng trưởng, phát triển và trao đổi chất. Thiếu i ốt có thể gây ra những tác động tiêu cực đến cơ thể. Cùng với là da khô và rụng tóc thì bướu cổ là những triệu chứng...