Bệnh nhiễm trùng uốn ván có nguy hiểm, có chữa được không?
Nhiễm trùng uốn ván được xem là một loại bệnh lây nhiễm cực kỳ nguy hiểm, người mắc phải bệnh này có nguy cơ tử vong rất cao nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Vi khuẩn gây bệnh uốn ván.
Bị mảnh gỗ đâm vào ngón tay phải và tự xử lý bằng nước và băng keo cá nhân, dẫn đến vết thương mưng mủ, bệnh nhân H., 65 tuổi, ở Bắc Ninh, đi khám tại cơ sở y tế trong tình trạng khó há miệng, cứng hàm sau đó được giới thiệu lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vì nghi mắc uốn ván.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng uốn ván toàn thể rõ rệt với biểu hiện cụ thể: cứng hàm, miệng há 1cm, tăng trương lực cơ toàn thân mức độ nặng (co cứng cơ toàn thân), có khởi phát cơn co giật và chẹn ngực gây khó thở (dấu hiệu của tổn thương cơ hô hấp).
Đây là 1 trong 10 trường hợp bệnh nhân mắc bệnh uốn ván trong tình trạng nặng được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương mới đây.
Đặc điểm chung của những bệnh nhân này là chưa tiêm phòng uốn ván và đều bị các vết thương hở nhưng tự xử lý tại nhà không triệt để, dẫn đến nhiễm vi khuẩn uốn ván. Khi có biểu hiện cứng hàm, bệnh nhân mới nhập viện điều trị.
Theo các chuyên gia y tế, nhiễm trùng uốn ván được xem là một loại bệnh lây nhiễm cực kỳ nguy hiểm. Người mắc phải bệnh này có nguy cơ tử vong rất cao nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Bệnh uốn ván là gì?
Bệnh uốn ván là bệnh được gây ra bởi ngoại độc tố của một loại trực khuẩn có tên gọi là Clostridium tetani. Loại Vi khuẩn này thường sống và phát triển trong bùn đất, phân động vật, môi trường mang tính chất yếm khí.
Bệnh này không thể lây nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên, chúng lại rất dễ lây nhiễm khi vết thương hở tiếp xúc trực tiếp tại những môi trường có vi khuẩn uốn ván tồn tại.
Ví dụ như khi bạn giẫm phải đinh rỉ sét, động vật cắn bị thương hoặc cơ thể bị thương nhưng vẫn thường xuyên phải tiếp xúc với các môi trường có chứa đất bùn, phân động vật thì sẽ có nguy cơ rất lớn bị nhiễm vi trùng uốn ván. Trong một số trường hợp khi phẫu thuật xong hay nạo phá thai trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh cũng có khả năng cao bị nhiễm bệnh.
Đối tượng thường bị nhiễm bệnh
Bệnh uốn ván mang tính chất dễ bị nhiễm rất cao. Chính vì vậy, mọi người không phân biệt giới tính hay độ tuổi đều có nguy cơ mắc phải bệnh.
Đối với người lớn, tỷ lệ nam ở độ tuổi trung niên thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những độ tuổi khác. Bởi những người ở độ tuổi này thường rất ít được tiêm vaccine phòng bệnh ngay từ ban đầu.
Video đang HOT
Đối với trẻ em vừa sinh ra cũng có nguy cơ mắc bệnh. Trong những trường hợp này, người ta gọi là uốn ván sơ sinh.
Thời gian ủ bệnh
Thời gian ủ bệnh khi bị nhiễm vi trùng uốn ván có thể rơi vào khoảng từ 3 ngày đến 21 ngày. Sở dĩ có sự khác nhau này là vì còn phụ thuộc vào kích thước vết thương, vị trí bị thương cũng như tình trạng sức khỏe của người mắc bệnh.
Đối với những vết thương nhẹ thì thời gian ủ bệnh lâu hơn. Ngược lại, bệnh nặng hơn thì thời gian ủ bệnh sẽ nhanh hơn.
Các biểu hiện khi bị nhiễm vi trùng uốn ván
Khi không may mắc phải căn bệnh này, sau thời gian ủ bệnh cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Thông thường, bệnh sẽ phát triển theo từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn cơ thể sẽ bộc lộ những triệu chứng khác nhau từ nhẹ cho tới nặng dần. Nếu người bệnh không phát hiện kịp thời và có phương hướng điều trị hiệu quả sẽ rất dễ dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng. Thậm chí là có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Bác sỹ theo dõi sức khỏe cho một bệnh nhân mắc uốn ván trong tình trạng nặng. (Ảnh: PV/Vietnam )
Trước hết, sau khoảng 5 ngày mắc bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ, người mệt mỏi và chán ăn. Tiếp đến, một số cơ ở các bộ phận như hàm, cổ và lưng sẽ bị cứng lại, rất khó để hoạt động. Điều này không chỉ khiến bạn cảm thấy đau đớn cơ thể mà phần đầu cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
Khi cơ thể bị sốt sẽ rất dễ ra mồ hôi và mất nước. Sau đó là tình trạng tiểu tiện hay đại tiện thường xuyên, mất kiểm soát. Giai đoạn cuối của bệnh, cơ thể người nhiễm sẽ ngày càng mệt mỏi, khó thở thậm chí là nghẹt thở dẫn tới suy hô hấp nặng.
Nếu đến lúc này bệnh nhân vẫn không được điều trị thì sẽ dẫn đến tình trạng khóa hàm. Đặc biệt, khi bị nhiễm bệnh, phần xương của người bệnh rất giòn và yếu. Chính vì vậy, chỉ cần một va chạm nhẹ cũng rất dễ khiến bệnh nhân bị gãy xương.
Phương thức điều trị khi nhiễm bệnh
Bệnh uốn ván tuy là một căn bệnh nguy hiểm, khó điều trị tuy nhiên không phải là không thể chữa khỏi. Tùy thuộc vào từng mức độ nhiễm bệnh của người mắc mà các bác sỹ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Giải pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh uốn ván đó chính là tiêm vaccine uốn ván. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Thời gian điều trị bệnh dứt điểm sẽ cần một khoảng thời gian khá dài. Chính vì vậy, bệnh nhân cần có sự kiên nhẫn cũng như nghỉ ngơi hợp lý để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
Khi tiến hành điều trị cho người nhiễm bệnh, mọi người nên lưu ý một số nguyên tắc, cụ thể như:
Cần tạo cho bệnh nhân có được một không gian nghỉ ngơi yên tĩnh. Không được làm phiền hay tạo cho bệnh nhân những kích thích mạnh.
Trong quá trình điều trị cần sử dụng kháng sinh để có thể tiêu diệt hết các vi khuẩn.
Khống chế những biểu hiện gây nên tình trạng nguy hiểm cho tính mạng của bệnh như như cứng cơ, rối loạn thần kinh,…
Điều trị hỗ trợ như đặt máy thở trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm nặng. Sau khi bệnh nhân đã được điều trị phục hồi thì cần tiêm phòng vaccine để đảm bảo bệnh sẽ không tái phát.
Phương pháp phòng bệnh hiệu quả
Để có thể bảo vệ bản thân và phòng bệnh uốn ván hiệu quả nên tiến hành tiêm vaccine phòng uốn ván./.
Đinh đâm vào chân phải nhập viện nguy kịch do chủ quan uốn ván
Chủ quan khi bị những vết thương nhỏ, nhiều người không xử lý triệt để chỉ đến khi có biểu hiện nặng trong đó có những trường hợp chỉ bị đinh đâm vào chân.
Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung ương mới đây đã tiếp nhận và điều trị cho gần 10 trường hợp bệnh nhân mắc bệnh uốn ván nguy kịch. Đặc điểm chung của những bệnh nhân này là chưa tiêm phòng và đều bị các vết thương hở nhưng tự xử lý tại nhà không triệt để, dẫn đến nhiễm vi khuẩn uốn ván. Khi có biểu hiện cứng hàm, bệnh nhân mới nhập viện điều trị.
Trường hợp đầu tiên là bệnh nhân nam (66 tuổi, ở Hải Dương), nhập viện ngày 27/7/2024. Một tháng trước, bệnh nhân bị gai đâm vào chân và tự xử lý tại nhà. Bệnh nhân không tiêm phòng uốn ván. Khi có biểu hiện cứng hàm, khó nuốt, bệnh nhân mới nhập viện điều trị. Bệnh nhân sau đó đã bị co cứng cơ toàn thân, suy hô hấp, phải đặt ống và thở máy.
Nhiều người chủ quan không xử lý triệt để các vết thương nhỏ, chỉ đến khi có biểu hiện nặng như cứng hàm, suy hô hấp thì mới nhập viện điều trị.
Trường hợp tiếp theo là bệnh nhân nam (64 tuổi, ở Thái Bình) có bệnh nền tăng huyết áp và suy tim. Khoảng 7 ngày trước khi vào viện, bệnh nhân bị vết thương ở cẳng tay phải do sinh hoạt.
Sau 3 ngày, bệnh nhân bắt đầu cứng hàm, khó nuốt và tiến triển nặng. Khi nhập viện, bệnh nhân trong tình trạng co cứng toàn thân, cũng phải đặt ống thở máy và bị tụt huyết áp.
Trường hợp thứ ba là bệnh nhân T. (nam, 44 tuổi, ở Thanh Hóa), bị đinh đâm vào chân 2 tuần trước khi vào viện. Bệnh nhân không tiêm phòng uốn ván và tự vệ sinh tại nhà. Trước khi nhập viện 3 ngày, bệnh nhân biểu hiện cứng hàm, khó há miệng, khó ăn uống và co cứng cơ toàn thân, phải nhập viện điều trị và ăn qua ống thông.
Vết thương bị đinh đâm vào chân của một bệnh nhân mắc uốn ván.
Trường hợp thứ tư là ông H. (65 tuổi, ở Bắc Ninh) có tiền sử đái tháo đường và tăng huyết áp. Khoảng 8 ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân bị mảnh gỗ đâm vào ngón tay phải và tự xử lý bằng nước và băng keo cá nhân, dẫn đến vết thương mưng mủ. Bệnh nhân đi khám tại cơ sở y tế trong tình trạng khó há miệng, cứng hàm sau đó được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đớt trung ương vì nghi mắc uốn ván.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng uốn ván toàn thể rõ rệt với biểu hiện cụ thể: cứng hàm, miệng há 1cm, tăng trương lực cơ toàn thân mức độ nặng (co cứng cơ toàn thân), có khởi phát cơn co giật và chẹn ngực gây khó thở ( dấu hiệu của tổn thương cơ hô hấp). Lập tức bệnh nhân được khoa Cấp cứu đặt ống nội khí quản cấp cứu, sử dụng nhiều loại thuốc an thần giảm đau, giãn cơ để kiểm soát cơn co giật.
Trực tiếp điều trị cho bệnh nhân H, Bác sĩ Nguyễn Đức Minh, Khoa Cấp Cứu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, trong giai đoạn đầu của bệnh (giai đoạn cấp tính), tình trạng co giật, rối loạn trương lực cơ và rối loạn thần kinh thực vật rất nặng.
Bệnh nhân co giật liên tục dẫn đến tình trạng tiêu cơ vân cấp, gây tắc ống thận và suy thận. Bệnh nhân đã phải lọc máu do suy thận, kết hợp với kiểm soát an thần, kiểm soát tình trạng co giật bằng nhiều loại thuốc an thần, giãn cơ, giảm đau khác nhau và sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn.
Sau một tháng điều trị tích cực, bệnh nhân đã dần ổn định, dừng hoàn toàn các loại thuốc an thần, giãn cơ, chấm dứt tình trạng co cứng và co giật cơ. Chức năng thận của bệnh nhân cũng đã trở về bình thường, bệnh nhân đã có thể tự thở, kiểm soát được các vấn đề nhiễm trùng và rối loạn chức năng kèm theo.
Bệnh nhân bị mảnh gỗ đâm vào ngón tay phải và tự xử lý bằng nước và băng keo cá nhân, dẫn đến vết thương mưng mủ và mắc uốn ván.
Bác sĩ Minh lý giải, người mắc bệnh uốn ván thường có biểu hiện ban đầu là cứng hàm và khó há miệng, sau đó lan xuống các cơ khiến bệnh nhân không thể đi lại được. Trong trường hợp nặng, bệnh có thể dẫn đến co giật cứng, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy hô hấp và nhanh chóng tử vong do ngực bị chẹn cứng, gãy xương, đứt cơ.
Thời gian ủ bệnh uốn ván có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng. Vì vậy người dân cần chú ý đến việc tiêm phòng uốn ván, đặc biệt khi bị các vết thương hở. Việc tự xử lý vết thương tại nhà có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm đến tính mạng. Trong trường hợp nghi ngờ mắc uốn ván, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Đối với người mắc uốn ván sau khi ra viện, bệnh nhân cần tiêm nhắc lại vắc xin sau 1 tháng ra viện và nhắc lại sau mỗi năm hoặc 10 năm, hoặc ngay sau khi có vết thương hở nhiễm bẩn mới. Như vậy, uốn ván có 3 giai đoạn: giai đoạn cấp tính, giai đoạn phục hồi và dự phòng sau phục hồi để tránh bệnh tái phát.
Mức độ nặng nhẹ khi tái phát sẽ phụ thuộc vào cơ địa của bệnh nhân và tính chất nhiễm bẩn của vết thương. Hầu như các bệnh nhân uốn ván đều gặp phải tình trạng yếu cơ do nằm lâu, dinh dưỡng kém, rối loạn hấp thu trong bệnh lý uốn ván và tình trạng teo co cứng các cơ. Những trường hợp này thời gian phục hồi cũng khá lâu. Chính vì vậy cần bổ sung dinh dưỡng tích cực bằng đường ăn, đường truyền và tập phục hồi.
Ho gà tăng cao, khuyến cáo biện pháp phòng bệnh Để chủ động phòng bệnh cho trẻ nhỏ trước khi bước vào độ tuổi tiêm chủng, các bà mẹ có thể tiêm vắc-xin phối hợp phòng bệnh uốn ván - bạch hầu - ho gà (Tdap) trong thời gian mang thai. Cùng thời điểm này năm ngoái, Hà Nội chưa ghi nhận bất kỳ ca mắc ho gà nào, nhưng năm nay, số...