Bệnh nhân Whitmore nhập viện Đà Nẵng gia tăng
Tại Bệnh viện Đà Nẵng, thời gian gần đây đã liên tục tiếp nhận và điều trị bệnh nhân Whitmore. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm hay gặp vào mùa mưa, lũ.
Mới đây, Khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Đà Nẵng tiếp nhận và điều trị bệnh nhân Võ Ngọc Vương, 29 tuổi, ở huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi trong tình trạng sốt, đau lưng và sưng hai bàn chân. Anh Vương cho biết, anh làm nghề chạy xe ôm công nghệ, thường xuyên phải di chuyển ở đoạn đường bùn, lầy. Khi thấy mình đột nhiên bị sốt liên tục nhiều ngày kèm theo đau tức nửa người, anh Vương nhập viện ở Bệnh viện Đà Nẵng. Tại đây, sau khi khám, các bác sĩ kết luận anh Vương bị bệnh Whitmore.
Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, xâm nhập qua đường hô hấp, tiêu hoá hoặc qua vết trầy xước trên da.
Chỉ trong vòng 2 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đà Nẵng đã tiếp nhận gần 30 ca bệnh Whitmore, trong đó phần lớn ở các địa phương xảy ra bão, lũ vừa qua như Quảng Ngãi, Quảng Nam, Nghệ An và Đà Nẵng.
Video đang HOT
Bác sĩ Nguyễn Thành Trung, Phó Giám đốc bệnh viện Đà Nẵng cho biết, Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, xâm nhập qua đường hô hấp, tiêu hoá hoặc qua vết trầy xước trên da. Thời gian ủ bệnh thường 1 đến 21 ngày, trung bình là 9 ngày. Triệu chứng ban đầu của bệnh là sốt nhiều ngày, viêm đường tiết niệu, viêm phổi,… nên dễ chẩn đoán nhầm thành bệnh khác.
Theo Bác sĩ Nguyễn Thành Trung, những người có bệnh lý nền nguy cơ tử vong cao hơn khi nhiễm vi khuẩn này. Hiện, chưa có vaccine phòng ngừa, do đó, để phòng bệnh Whitmore, người dân hạn chế tiếp xúc với những nơi có ô nhiễm nặng: “Khuyến cáo đối với người dân ở những nơi bùn lầy hay đất bẩn khi có triệu chứng sốt hay tổn thương mà điều trị không đỡ thì không nên tự ý điều trị tại nhà mà nên đến các cơ sở y tế ngay để họ nghĩ tới hướng điều trị bệnh tốt hơn”./.
Bệnh viện Quảng Nam điều trị 10 ca nhiễm 'vi khuẩn ăn thịt người'
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Văn Khoa, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cho biết, đơn vị đang điều trị cho 10 bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Whitmore.
Các bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Whitmore (còn gọi là "vi khuẩn ăn thịt người") có độ tuổi từ 50 trở lên. Họ sinh sống chủ yếu ở các địa phương như Thăng Bình, Phước Sơn, Tiên Phước...
Hiện nay sức khỏe các bệnh nhân đang bắt đầu ổn định.
Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam đang điều trị cho 10 bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Whitmore
Theo các bác sĩ Khoa Y học nhiệt đới, Whitmore là vi khuẩn được tìm thấy trong đất, nước bẩn, cánh đồng lúa và các vùng nước tù đọng ô nhiễm.
Bệnh Whitmore thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa, chủ yếu ở các vùng nông thôn. Do điều kiện mưa lũ, nước dâng khiến vi khuẩn theo nguồn nước lan rộng ra nhiều nơi.
Bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng khá đa dạng, dễ chẩn đoán nhầm sang bệnh khác. Cộng thêm thời gian ủ bệnh khá dài từ 1 tới 21 ngày nên việc phát hiện sớm bệnh này gặp rất nhiều khó khăn.
Trước đó, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã có công văn yêu cầu tất cả địa phương tuyên truyền đến người dân chủ động phòng bênh Whitmore.
Bác sĩ thăm khám cho các bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Whitmore
Theo đó, người dân cần hạn chế tiếp xúc với các nguồn ô nhiễm; sử dụng giày, dép, găng tay khi tiếp xúc với đất, nước bẩn, nước lụt. Đặc biệt khi có vết thương hở, vết loét... cần cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước lũ bị ô nhiễm nặng.
Những người có bệnh mạn tính như tiểu đường, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn do nước lũ gây ra.
Khi nghi ngờ nhiễm bệnh, người dân cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện, xét nghiệm xác định nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei hay không để điều trị kịp thời.
Chàng trai 23 tuổi không uống rượu, không hút thuốc nhưng phổi như "lưới đánh cá", bác sĩ cảnh báo thủ phạm nằm trên tường Tiểu Trương trong cuộc sống thường ngày không uống rượu và hút thuốc, nên anh hoang mang về việc mình bị nhiễm nấm phổi, nguyên nhân của căn bệnh nằm ở đâu? Quê hương của Tiểu Trương (23 tuổi) là ở một vùng núi hẻo lánh và tương đối nghèo. Do đó khi học phổ thông Tiểu Trương đã lên Bắc Kinh để...