Bệnh nhân Việt Nam đầu tiên được đặt máy tạo nhịp tim không dây
Nữ bệnh nhân ngất liên tục do bệnh tim và suy thận, được bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đặt máy tạo nhịp không dây.
Bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Trưởng Khoa Điều trị Rối loạn nhịp, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết bệnh nhân 46 tuổi quê Đồng Tháp nhập viện đầu tháng 4 trong tình trạng ngất liên tục, nhịp tim rất chậm. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân block nhĩ thất độ 3 gây rung thất, xoắn đỉnh. Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, đang lọc thận định kỳ.
Bệnh nhân được đặt máy tạo nhịp tạm thời. Do bệnh nhân chạy lọc thận lâu ngày làm hẹp đường vào tĩnh mạch nên bác sĩ rất khó tiếp cận để đưa dây điện cực tạo nhịp. Phải rất cố gắng và kiên trì, kíp thủ thuật mới đặt máy thành công.
Theo bác sĩ Thức, về lâu dài bệnh nhân cần đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn. Xác định không thể đưa dây tạo nhịp vào tim phải theo đường thông thường, Bệnh viện Chợ Rẫy hội chẩn từ xa với phó giáo sư Sirin Apiyasawat, Bệnh viện Ramathibodi Thái Lan, Hội Rối loạn nhịp Châu Á Thái Bình Dương.
Các bác sĩ thống nhất phương pháp đặt máy tạo nhịp tim không dây, tuy nhiên chi phí lên đến 390 triệu đồng, bệnh nhân không đủ khả năng. Khoa đã vận động kinh phí từ các nhà hảo tâm, phẫu thuật miễn phí ca đầu tiên với sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật của phó giáo sư Sirin.
Các bác sĩ Khoa Điều trị rối loạn nhịp Bệnh viện Chợ Rẫy đặt máy tạo nhịp tim cho bệnh nhân với sự hỗ trợ của phó giáo sư Sirin (người đầu tiên bên trái). Ảnh bác sĩ cung cấp.
Sau khi cấy máy, bệnh nhân hồi phục tốt cùng các thông số kiểm tra an toàn và vừa xuất viện. Đây là loại máy có kích thước rất nhỏ nằm toàn bộ trong buồng thất phải, đưa vào bằng ống thông từ tĩnh mạch đùi để tránh đường đi thông thường do bệnh nhân đã bị biến dạng mạch máu. Máycho phép tạo nhịp tim bệnh nhân trong 8-10 năm. Thời gian dự trù pin của máy khoảng 12 năm.
Video đang HOT
Loại máy này được Cục Quản lý Dược ph ẩm Thực phẩm Mỹ cho phép sử dụng vào năm 2017 và là lần đầu tiên đặt cho bệnh nhân Việt Nam. Đây là biện pháp tiên tiến điều trị rối loạn nhịp tim chậm cho bệnh nhân không thể tiếp cận tim thông qua tĩnh mạch chủ trên, tính thẩm mỹ cao vì không để lại vết sẹo mổ.
Lê Phương
Theo vnexpress.net
Bệnh nhân chết tức tưởi vì bị bác sĩ "dụ" ra ngoài phẫu thuật?
Bệnh viện không có chỉ định nhưng thấy bệnh nhân muốn mổ, bác sĩ đã "dụ" sang một bệnh viện khác thực hiện. Biến chứng sau cuộc nội soi xử lý lồng ruột, không được can thiệp kịp thời khiến người bệnh chết tức tưởi.
Nữ bệnh nhân vắn số ấy là bà Bùi Hoa S. (66 tuổi, quê Vĩnh Long, ngụ tại phường 17, quận Bình Thạnh, TPHCM). Thông tin về cái chết của bà được chia sẻ trong đau đớn của người thân là chủ facebook Hoàng Thiên A.
Những câu chữ trong buồn đau được anh Thiên A. chia sẻ: "Chị Hai (con của cô ruột) mất đột ngột quá. Chỉ còn gần 2 tháng nữa chị và anh Hai sẽ được lên máy bay sang Canada ở với 2 vợ chồng đứa con trai út nhưng chị đã ra đi đột ngột. Người nhà của chị không làm lớn chuyện vì dù sao chị Hai cũng đã mất, không truy cứu trách nhiệm của bác sĩ Sử (Bệnh viện Bình Dân) và ê kíp mổ thuộc Bệnh viện Bưu Điện".
Thông tin cụ thể từ anh Thiên A. cho biết: "Chị Hai tôi bị lồng 1 đoạt ruột, đi khám Bệnh viện Bình Dân, nơi đây không chỉ định phẫu thuật can thiệp mà cho uống thuốc (điều trị nội khoa - PV). Do khi ăn no hay bị đau râm ran nên chị tôi muốn phẫu thuật để giải quyết dứt điểm. Đi bệnh viện Bình Dân, bệnh viện nói chưa mổ được do máy móc chuyên dụng mới nhập về, kêu chờ".
Giấy ra viện của người bệnh với những chẩn đoán chi tiết của bác sĩ
Anh viết tiếp: "Bác sĩ quen biết tên là Sử tư vấn đưa ra bệnh viện liên kết là bệnh viện Bưu Điện để mổ nội soi. Ngày 14/4, chị tôi đi chợ về, hai vợ chồng chở nhau từ Thị Nghè đi Bệnh viện Bưu Điện làm phẫu thuật nội soi. Ca mổ xong, bác sĩ Sử giao lại cho bệnh viện Bưu Điện chăm sóc hậu phẫu. Đêm đó, chị tôi đau đớn rên la dữ dội. Đến sáng, kết quả xét nghiệm cho thấy chị Hai bị xuất huyết ổ bụng, nhiễm trùng vết mổ, do quá trình mổ thiết bị gặp sự cố, may sót mũi, dẫn đến vết thương hở..."
Theo anh Thiên A: Bệnh viện Bưu Điện tiến hành gây mê để phẫu thuật lần 2. Tuy nhiên, sau khi gây mê, chị Hai bị hôn mê sâu. Đến khoảng 13h ngày 16/4, Bệnh viện Bưu Điện chuyển chị Hai lên bệnh viện tuyến trên, là Bệnh viện Chợ Rẫy, nhưng lúc đó đã muộn.
Đến 20h tối 16/4 thì chết não; huyết áp sụt còn 40; tim ngừng đập. Sau khi chích 2 mũi thuốc trợ tim, tiến hành cấp cứu, tim chị Hai đập trở lại và huyết áp có nhích lên chút đỉnh. Đến 11h10 phút trưa nay (17/4 - PV) thì chị ra đi mãi mãi.
BS Sử năn nỉ gia đình bệnh nhân, điều đó có thể giúp bác sĩ này không bị cơ quan chức năng và cơ quan quản lý xử lý (vì mổ chui), nhưng tòa án lương tâm sẽ khó mà nương nhẹ với kiểu thầy thuốc hiện tại thường tìm mọi cách đưa bệnh nhân ra các cơ sở y tế bên ngoài để thực hiện các chỉ định y khoa mà không đảm bảo tối đa về an toàn cho bệnh nhân".
Kết thúc câu chuyện đau buồn, anh Thiên A. bày tỏ: "Phải chi chị Hai đừng nôn nóng phẫu thuật để đi nước ngoài ở với con cháu trong 6 tháng. Phải chi chị đừng mổ nội soi, chấp nhận mổ hở như bình thường. Phải chi chị đừng gặp và nghe bác sĩ Sử tư vấn! Và phải chi khi phát hiện bệnh nhân bị nhiễm trùng sau mổ, Bệnh viện Bưu Điện chuyển chị Hai lên Chợ Rẫy hoặc Bình Dân cấp cứu kịp thời... thì chị đã không ra đi đột ngột như vậy!".
Anh còn khuyến cáo: "Các anh chị em đừng nghe lời bác sĩ chuyển người nhà ra phẫu thuật dạng "chui", liên kết bên ngoài (bệnh nhân phải mua 2 dụng cụ - rô bốt mổ trị giá hết 18 triệu đồng) như vầy nhé, kẻo mất mạng oan đấy! Đau xót quá!"
Sau thông tin của anh Thiên A. nhiều bạn bè trên facebook đã đồng cảm, chia buồn cùng gia đình. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến tỏ ra bức xúc: "vì sức khỏe cộng đồng phải mạnh dạn truy tố vạch mặt những bác sĩ vì tiền". Hoặc: "Loại bác sĩ đó nếu không để pháp luật trừng trị sẽ còn rất nhiều nạn nhân nữa".
Nội dung giấy ra viện do Bệnh viện Chợ Rẫy cấp, bác sĩ điều trị chẩn đán: "Sốc (choáng) nhiễm khuẩn (sốc nhiễm khuẩn); Viêm phúc mạc khác (viêm phúc mạc do thủng trực tràng cao; Các tình trạng hậu phẫu xác định khác (hậu phẫu ngày 2 khâu lỗ thủng sa túi cùng trực tràng, dẫn lưu ổ bụng); bệnh nặng, tiên lượng tử vong, con ruột xin cho bệnh nhân về".
Để làm rõ những nội dung thân nhân người bệnh thông tin, sáng 18/4 phóng viên đã trực tiếp liên hệ làm việc với Bệnh viện Đa khoa Bưu Điện, TPHCM. Tiếp phóng viên là 2 đại diện của bệnh gồm bà Nguyễn Thị Trang, Trưởng phòng Hành chính Quản trị và ông Huỳnh Văn Nông, Luật sư của Bệnh viện.
Phóng viên đề xuất bệnh viện cung cấp các thông tin liên quan đến người bệnh gồm: quá trình tiếp nhận, điều trị, phẫu thuật, biến chứng và giải pháp xử lý của bệnh viện; BS Sử được gia đình phản ánh là ai, có chuyên môn trong lĩnh vực nào? Phẫu thuật nội soi bác sĩ Sử thực hiện cho người bệnh tại Bệnh viện có hợp pháp hay không? Trách nhiệm của các bên liên quan khi người bệnh gặp biến chứng, tử vong?
Đại diện bệnh viện đã ghi nhận thông tin trên và cho biết sẽ rà soát hồ sơ liên quan đến bệnh nhân Bùi Hoa S. sớm có thông tin phản hồi đến báo Dân trí.
Vân Sơn
(Lược ghi theo nội dung thân nhân của người quá cố chia sẻ)
Theo Dân trí
Vụ bác sĩ tung clip khám ngực bệnh nhân nữ: Có quyền khởi kiện Câu hỏi được bạn đọc quan tâm: Hành động livestream của bác sĩ Th có đúng theo qui định pháp luật về quyền của cá nhân đối với hình ảnh? Vừa qua, tại thẩm mỹ viện Ch.Q.Th (TP HCM), bác sĩ (BS) Ch.Q.Th đã đến phòng bệnh lì xì Tết và thăm khám cho các nữ bệnh nhân, nhân tiện livestream cảnh khám...