Bệnh nhân viêm họng tử vong “bất thường” sau khi tiêm, uống thuốc
Kêu đau họng, một người đàn ông được bác sĩ tiêm và cho uống thuốc, nhưng chỉ ít phút sau đã tử vong trong sự ngỡ ngàng của người nhà và các bác sĩ.
Chiều nay (31-7), Trung tâm Y tế huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai sẽ họp hội đồng y để làm rõ việc bệnh nhân Lê Huy Chữ (SN 1960, trú thôn Tân Lập, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê) tử vong sau khi được tiêm và uống thuốc ít phút.
Theo người nhà ông Chữ, ngày 23-7, ông Chữ nhập viện tại Trung tâm Y tế huyện Chư Sê để điều trị bệnh viêm da cơ địa. Tuy nhập viện nhưng ông Chữ chỉ đến bệnh viện vào các giờ thăm khám, uống thuốc còn lại thì ở nhà. Đến tối 28-7, ông Chữ có biểu hiện đau họng nên vào Trung tâm Y tế huyện Chư Sê để điều trị và sau đó tử vong. Sau khi ông Chữ tử vong đột ngột, gia đình đã làm đơn yêu cầu làm rõ nguyên nhân và gửi các cơ quan chức năng.
Ônh Lê Huy Chữ tử vong ít giờ sau khi được tiêm, uống thuốc tại Trung tâm y tế huyện Chư Sê
Bác sĩ Tạ Văn Nghĩa, Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Chư Sê, cho biết khoảng 23 giờ đêm 28-7, ông Chữ đau họng và được bác sĩ trực tiêm và cho uống thuốc rồi cho nằm tại phòng “nặng” của khoa Nội – Nhi – Nhiễm. Lúc này các bác sĩ đã yêu cầu ông Chữ gọi người nhà tới chăm sóc. Tới khoảng 23 giờ 30 phút, ông Chữ tự ý di chuyển lên giường bệnh đã nhập viện trước đó rồi tử vong sau đó.
“Đây là sự việc rất đáng tiếc. Bệnh nhân mất đột ngột, các bác sĩ chúng tôi rất bất ngờ” – bác sĩ Nghĩa nói và cho biết đã tới thăm hỏi, động viên gia đình nạn nhân.
Video đang HOT
Cũng theo bác sĩ Tạ Văn Nghĩa, cuộc họp chiều nay (31-7) sẽ phân tích, tìm ra nguyên nhân tử vong của ông Lê Huy Chữ. Tất cả hồ sơ bệnh án đã được niêm phong để phục vụ việc phân tích, làm rõ nguyên nhân.
Hoàng Thanh
Theo nguoilaodong
Thời tiết nắng mưa thay đổi: 3 bệnh cần cảnh giác
Thời tiết thay đổi liên tục, nóng lạnh đột ngột là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn, virus hoạt động gây nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh về tai mũi họng.
PGS Nguyễn Thị Hoài An - Giám đốc BV An Việt
PGS TS Nguyễn Thị Hoài An - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện An Việt cho biết thời tiết này số bệnh nhân đến viện kiểm tra các bệnh lý tai mũi họng ngày càng tăng. Trong số đó có nhiều bệnh nhân đến viện khi đã gặp biến chứng của bệnh do không chẩn đoán sớm được triệu chứng ban đầu.
Nhiều bệnh nhân thường có thói quen chủ quan, cho rằng các bệnh đau họng hay viêm mũi chỉ là bệnh xoàng xĩnh, không cần điều trị sẽ tự khỏi.
Một trong số đó là những bệnh đưới đây:
Viêm mũi dị ứng
Bệnh thường gặp nhất trong thời tiết chuyển mùa là viêm mũi dị ứng với các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mắt. Viêm mũi dị ứng gây khó chịu và phiền toái cho người bệnh tuy nhiên nhiều người hay có thói quen tự mua thuốc về uống vì các triệu chứng giống như bệnh hô hấp. Đây là sai lầm hại sức khỏe vì khi bị viêm mũi dị ứng bác sĩ sẽ điều trị thuốc khác chứ không phải là kháng sinh.
PGS An cũng cho biết hiện nay môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm, chất gây dị ứng trong không khí tương đối nhiều. Để phòng viêm mũi dị ứng cách tốt nhất là tránh những tác nhân gây bệnh này.
Viêm họng
Bên cạnh viêm mũi dị ứng, bệnh viêm họng cũng được bác sĩ liệt vào căn bệnh phổ biến. PGS An cho biết triệu chứng đầu tiên của bệnh là đau họng khi nuốt nước bọt hay khi ăn, khàn tiếng, có những cơn ho do bị kích ứng ở đường hô hấp và có thể kèm theo cả sổ mũi.
Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn hoặc do virus gây nên. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ dần nặng thêm và có thể dẫn đến viêm phổi, có những biến chứng cho cơ tim và van tim.
Khi có biểu hiện viêm họng, không tự ý mua thuốc sử dụng vì phải tìm nguyên nhân để điều trị bệnh mới khỏi dứt điểm được.
Đối với trẻ em, trong điều kiện thời tiết thay đổi như hiện nay khi trẻ có dấu hiệu chảy nước mũi có thể dùng nước muối sinh lý NaCl 0,9% để làm vệ sinh mũi và dụng cụ hút mũi cho trẻ khi bé bị sổ mũi. Giữ ấm cho trẻ ở cổ và vùng tay chân.
Cảm cúm
Ngoài bệnh tai mũi họng, PGS An còn nhấn mạnh thêm bệnh cảm cúm không thể lơ là.
Do bệnh cảm cúm thường có nhiều biểu hiện nhẹ với các triệu chứng rất phổ biến như sốt, ho dai dẳng trong một vài ngày nên nhiều người chủ quan cho rằng bệnh sẽ tự khỏi nên ít đến cơ sở y tế khám. Tuy nhiên, nếu không điều trị hoặc điều trị quá muộn cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp, nhất là với những người có sức đề kháng kém như phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh tim, phổi mạn tính, mắc bệnh suy giảm miễn dịch...
Theo Infonet
Đau họng dai dẳng cảnh báo bạn có thể mắc ung thư thanh quản Các bác sĩ nên kiểm tra ung thư thanh quản khi bệnh nhân báo đau họng kéo dài, đặc biệt khi kết hợp với các triệu chứng thường bị xem nhẹ khác. Shutterstock Một nghiên cứu mới kết luận rằng một cơn đau họng dai dẳng kết hợp với khó thở, khó nuốt hoặc đau tai là một dấu hiệu cảnh báo mạnh...