Bệnh mạn tính thường xuất hiện vào dịp Tết, cần chuẩn bị các loại thuốc nào?
Ngày Tết, thời điểm các bệnh mạn tính thường tái phát do ăn uống không điều độ, khoa học. Đặc biệt chế độ ăn uống thay đổi, thói quen uống nhiều rượu bia cũng khiến các bệnh mạn tính vào dịp Tết tăng cao.
Bệnh ngày tết tăng cao đặc biệt các bệnh mạn tính, vì vậy cần chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc. Đặc biệt thuốc chuẩn bị cho người bệnh để có những ngày nghỉ lễ Tết vui vẻ bên gia đình.
1. Những bệnh mạn tính thường gặp vào dịp lễ Tết
Hiện nay, không ít người mắc các bệnh mạn tính. Thậm chí còn có nhiều bệnh và những bệnh mạn tính xuất hiện chủ yếu ở người cao tuổi.
Thời điểm cuối năm, tiệc tùng, cỗ bàn nhiều hơn và kèm theo đó là nhiều lý do khác khiến thói quen ăn uống thanh đạm hoặc thói quen ăn uống hằng ngày bị thay đổi, thậm chí có thể bị đảo lộn.
Việc ăn uống quá nhiều chất đạm, mỡ và uống quá nhiều nước có cồn càng dễ khiến bệnh mạn tính trở nên trầm trọng hơn, dễ tái phát và thậm chí còn gây ra nhiều nguy hiểm đối với người bệnh.
Một vài bệnh lý mạn tính có thể kể đến thường xảy ra vào cuối năm như:
- Tăng huyết áp, bệnh mạn tính này xảy ra vào dịp cuối năm lễ Tết nhiều hơn do phải tiếp khách nhiều, thói quen ăn uống thay đổi thất thường. Chưa kể, khi được mời uống quá nhiều rượu, trà, hay hút thuốc lá đều khiến người bệnh tăng huyết áp dễ bị quên uống thuốc hoặc khi uống thuốc cũng có thể làm mất tác dụng do rượu bia. Điều này cũng khiến tình trạng bệnh nặng hơn, thậm chí nhiều trường hợp gây đột biến nguy hiểm tới sức khỏe.
Tăng huyết áp, bệnh mạn tính này xảy ra vào dịp cuối năm lễ Tết nhiều hơn do phải tiếp khách nhiều, thói quen ăn uống thay đổi thất thường – Ảnh Internet
- Cuối năm dễ mắc bệnh hen suyễn. Thời tiết lạnh, uống nhiều rượu bia càng dễ khiến tình trạng bệnh hen suyễn mạn tính dễ tái phát. Thậm chí, nhiều trường hợp bệnh có thể gây ra cơn hen cấp, khi không kịp thời sử dụng thuốc ngay có thể dẫn đến nguy hiểm tới tính mạng.
Video đang HOT
- Lễ Tết là thời điểm dễ khiến mọi người mắc bệnh mạn tính như viêm, loét dạ dày – tá tràng, viêm đại tràng mạn tính hoặc hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản xảy ra do tình trạng ăn uống không được điều độ. Thói quen uống rượu bia còn rất dễ xuất hiện cơn đau cấp tính, thậm chí chảy máu dạ dày – tá tràng hoặc thủng dạ dày.
- Đặc biệt, những người mắc các bệnh như bệnh gan mạn tính, uống bia, rượu và ăn nhiều mỡ càng dễ khiến tình trạng bệnh gan nặng hơn do men gan tăng cao.
Người bị bệnh gan có thể tìm hiểu thêm về Chế độ ăn cho bệnh nhân viêm gan B cấp tính và mãn tính: nên ăn gì và kiêng gì?
- Bệnh về xương khớp là bệnh mạn tính dễ xảy ra vào dịp lễ Tết do uống nhiều rượu bia và ít vận động. Thói quen này tạo bất lợi cho tình trạng bệnh xương khớp, đặc biệt trong đó có bệnh gout. Thời điểm Tết đến, bệnh gout thường xuất hiện ở những người mắc bệnh tiềm tàng. Chưa kể, bệnh gout mạn tính dễ tái phát hơn nếu uống rượu bia, ăn nhiều thịt, các loại hải sản, phủ tạng động vật và bệnh gout sẽ tái phát cấp tính.
- Các bệnh đường hô hấp như viêm mũi họng mạn tính, viêm phế quản mạn tính hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nếu uống nhiều rượu bia cuối năm kèm theo thời tiết lạnh cũng dễ khiến bệnh tái phát và trở nặng.
- Bệnh nhân đái tháo đường nếu ăn nhiều chất bột như xôi, bánh chưng hoặc bánh kẹo và uống rượu bia sẽ khiến đường huyết tăng cao vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe.
Các loại thực phẩm, đồ ăn ngày Tết dễ khiến đường huyết của người mắc bệnh mạn tính như đái tháo đường tăng cao gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh – Ảnh Internet
2. Các loại thuốc cần chuẩn bị trong dịp Tết
Thực tế, ngoài việc chuẩn bị cho ngày tết khỏe mạnh, người mắc bệnh mạn tính cần chuẩn bị đầy đủ thuốc với lưu ý như sau:
- Người mắc bệnh mạn tính nào cần chủ động chuẩn bị thuốc theo kê đơn của bác sĩ tùy theo loại bệnh.
- Không tự ý thay đổi nhóm thuốc trong quá trình điều trị và tự ý dừng sử dụng thuốc.
Các loại thuốc cần chuẩn bị tùy theo loại bệnh mạn tính mà người mắc như sau:
- Thuốc dành cho người bị tăng huyết áp: Nhóm thuốc ức chế men chuyển, ức chế kênh canxi, ức chế bêta và thuốc giãn mạch. Tuy nhiên, tùy thuộc theo thường ngày sử dụng thuốc có tác dụng phụ hay không và chuẩn bị thêm loại thuốc và không chủ động thay đổi nhóm thuốc vì người mắc bệnh tăng huyết áp nhóm nào cũng có tác dụng không mong muốn có thể phù hợp với người này mà không phù hợp với người khác.
Lưu ý quan trọng, người bị tăng huyết áp không được uống viên sủi (efferalgan) và khi đã dùng paracetamol đơn chất hay kết hợp ( decolgen, tiffy, coldacmin…). Ngoài ra, tuyệt đối không được uống rượu bia khi bị tăng huyết áp vì những loại đồ uống này rất độc đối với gan.
Sử dụng thuốc tăng huyết áp sai cách có thể gây nguy hiểm. Suýt mất mạng vì bỏ thuốc bác sĩ kê, mua thuốc trên Facebook trị tiểu đường, tăng huyết áp.
- Các loại thuốc dùng để điều trị dạ dày cần chuẩn bị thêm theo đơn có sẵn, các loại cức chế bơm proton. Trong đó loại này có tới 5 đến 6 thế hệ và tác dụng được tăng dần từ thế hệ 1 đến thế hệ thứ 5, 6 ( omeprazol, lanzoprazol, pantoprazol, rabenprazol, esoprazol, gần đây có thêm tenatoprazol, dexlanzoprazol và ilaprazol). Vì thế cần mua đúng các loại theo đơn có sẵn và không nên tự ý mua các loại thế hệ khác của thuốc.
Nên chuẩn bị một số loại thuốc hạ sốt như thuốc giảm đau, paracetamol từ hàm lượng thấp cho đến cao phù hợp với một số đối tượng phù hợp – Ảnh Internet
- Thuốc dành cho người bị hen suyễn mạn tính, các loại như điều trị cắt cơn hen vừa có tác dụng phòng cơn hen với dạng thuốc xịt hoặc hít và các loại thuốc uống có cơ chế tác dụng khác nhau.
- Phòng ngừa hô hấp tái phát người bệnh cần chuẩn bị sẵn vài lọ thuốc nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý. Đây là loại thuốc vừa được sử dụng cho trẻ em và người lớn vừa có tác dụng giảm xuất tiết trong viêm họng, phế quản cấp và mạn tính.
- Bệnh gout, nên chuẩn bị allopurinol vô cùng quan trọng. Kèm theo đó là cần mua thêm colchicin, indomethacin để sử dụng khi lên cơn gout cấp. Lưu ý, colchicin chỉ được sử dụng đúng theo liều chỉ định và nếu sử dụng quá liều còn có thể gây ngộ độc cần tới bệnh viện để cấp cứu kịp thời.
- Đau mỏi lưng, mỏi gối và đau nhức xương cần chuẩn bị các loại thuốc có tác dụng giảm đau khớp như mobic, indometacin… hoặc thuốc xoa bóp khớp (deepheat, felden…). Tuy nhiên người đau mỏi lưng gối không nên sử dụng thuốc kháng sinh.
- Rối loạn tiêu hóa là tình trạng bệnh dễ xảy ra trong dịp lễ Tết, mọi người nên chuẩn bị smecte hoặc berberin,… những loại thuốc này đều là các loại thuốc thông dụng và có tác dụng hiệu quả dành cho người tiêu chảy có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn.
Ngoài ra, nên chuẩn bị một số loại thuốc hạ sốt như thuốc giảm đau, paracetamol từ hàm lượng thấp cho đến cao với các mức 80mg, 125mg, 150mg, 250mg và 500mg để phù hợp khi sử dụng cho từng lứa tuổi khác nhau.
Không chỉ chuẩn bị thuốc, người bệnh mạn tính cần chuẩn bị ăn uống, ăn kiêng khi mắc các bệnh mạn tính phù hợp và tăng cường hoạt động thể chất để nâng cao và bảo vệ sức khỏe để đón Tết vui vẻ.
Nguyên nhân gây mất ngủ ở người cao tuổi
Mẹ tôi năm nay 70 tuổi, bà bị tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, suy tim. Gần đây, bà hay bị mất ngủ và người cảm thấy bồn chồn. Vậy xin hỏi bác sĩ nguyên nhân nào dẫn tới mất ngủ và cách khắc phục.
hoaiphuong@yahoo.com
Ảnh minh họa
Người cao tuổi dễ bị mất ngủ với nhiều nguyên nhân như tuổi tác, sức khỏe, bệnh mạn tính và thậm chí là thói quen sinh hoạt hằng ngày.
Mẹ bạn lại mắc bệnh về tim mạch nên bà bị mất ngủ do khi nằm gây khó thở, khó thở kịch phát trong cơn tăng huyết áp, loạn nhịp tim làm thức dậy đột ngột giữa lúc đang ngủ. Mất ngủ còn do nhiều nguyên nhân như bị viêm phế quản tắc nghẽn, hen suyễn, tinh thần không ổn định...
Để ngủ được ngon giấc, người cao tuổi nên tránh những kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, trà, xem các phim hành động... trước khi đi ngủ.
Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ, xoa bóp, mát-xa... rất tốt cho tuổi già và giấc ngủ. Phòng ngủ cho người cao tuổi phải ở nơi yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
Một lưu ý nữa là hãy lên giường chỉ khi thấy buồn ngủ. Nếu mẹ bạn mất ngủ thường xuyên, liên tục gây ảnh hưởng tới sức khỏe thì bạn nên đưa cụ đi khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa, đừng tự ý dùng thuốc ngủ tùy tiện, không theo chỉ dẫn của bác sĩ, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần.
Rượu, bia - tác nhân chính gây bệnh không lây nhiễm Rượu, bia đứng hàng thứ 5 trong 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên toàn cầu và còn là nguyên nhân nhiều bệnh không lây nhiễm nguy hiểm khác. Ngày 28/12, tại Hà Nội, Liên minh Phòng chống bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN) tổ chức Hội thảo: "Thúc đẩy tiếng nói người bệnh và người bị ảnh hưởng vào...