Bệnh gout có gây rối loạn cương dương không?
Bệnh gout có ảnh hưởng đến tình dục. Ngoài ra, các nhà khoa học phát hiện rằng nam giới bị bệnh gout có nguy cơ mắc rối loạn cương dương cao.
1. Gout là bệnh gì?
Gout là một loại viêm khớp gây đau đớn, do các tinh thể acid uric sắc nhọn lắng đọng trong các khớp. Acid uric được sản xuất khi cơ thể xử lý purin – chất có trong một số loại thực phẩm và đồ uống như gan, hải sản, đậu Hà Lan, bia…
Acid uric thường được hấp thụ vào máu, được thận xử lý và đào thải qua nước tiểu. Nhưng đôi khi, thận không xử lý acid uric đúng cách, khiến nó tích tụ, nhất là khi một người ăn quá nhiều thực phẩm chứa purine.
Sự tích tụ tạo thành các tinh thể dư thừa, có cấu trúc nhỏ, cứng và sắc nhọn nếu cọ xát vào màng hoạt dịch gây sưng, đau và viêm nhiều. Bệnh gout thường bắt đầu ở bàn chân, đặc biệt là ngón chân cái, thậm chí còn hình thành ở đầu gối, cổ tay, ngón tay và khuỷu tay. Ngoài đau, bệnh nhân bị gout có thể bị sưng, cứng và đỏ ở vùng bị ảnh hưởng.
Theo thời gian, bệnh gout không được điều trị dễ dẫn đến tổn thương khớp mạn tính và biến dạng. Điều này là do các đợt bùng phát lặp đi lặp lại có thể làm mòn xương và sụn, khiến chúng bị suy giảm chức năng.
Bệnh gout phổ biến hơn nhiều ở nam giới so với phụ nữ trẻ. Estrogen, một loại hormone sinh dục nữ, giúp thận xử lý aid uric. Tuy nhiên, khi phụ nữ đến tuổi mãn kinh, nguy cơ mắc bệnh gout tăng lên vì nồng độ estrogen giảm đáng kể. Ở phụ nữ, bệnh gout có xu hướng xảy ra nhiều hơn ở ngón tay và mắt cá chân. Nó cũng phổ biến hơn ở những phụ nữ bị tăng huyết áp và chức năng thận kém.
Nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ có thể có giữa bệnh gout và rối loạn cương dương.
2. Bệnh gout làm tăng nguy cơ mắc rối loạn cương dương
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nam giới bị bệnh gout có nguy cơ mắc chứng rối loạn cương dương (ED) cao. Điều này được giải thích bằng mối liên hệ có thể có giữa nồng độ acid uric cao và rối loạn chức năng nội mô. Nội mô là mô lót tất cả các mạch máu, bao gồm cả mạch máu ở dương vật. Các vấn đề với nội mô có thể hạn chế lưu lượng máu đến dương vật, làm suy yếu khả năng cương cứng. Vì nam giới bị bệnh gout có nồng độ acid uric cao hơn, mối liên hệ này là cơ sở giải thích cho tình trạng ED của họ.
Năm 2015, Tạp chí Thấp khớp Hoa Kỳ đã công bố một nghiên cứu cho thấy những người đàn ông đang điều trị bệnh gout có nguy cơ mắc chứng rối loạn cương dương cao hơn 29%.
Năm 2017, Tạp chí Nghiên cứu và Trị liệu viêm khớp đã công bố một nghiên cứu lớn về bệnh gout và ED ở nam giới sống tại Anh. Họ đã xác định được 9.653 nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 64 được chẩn đoán mắc bệnh gout từ năm 1998 đến năm 2004 và theo dõi họ cho đến năm 2015. Để so sánh, họ cũng xác định được 38.218 nam giới không mắc bệnh gout ở cùng độ tuổi.
Các nhà khoa học phát hiện rằng những người đàn ông bị bệnh gout có nguy cơ mắc ED cao hơn. Trong thời gian nghiên cứu, 18% nam giới mắc bệnh gout mắc ED, so với 11% nam giới không mắc bệnh gout.
Video đang HOT
Những người đàn ông mắc bệnh gout cũng có xu hướng uống nhiều rượu hơn, thừa cân hoặc mắc các bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh thận mạn tính và trầm cảm.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng nguy cơ mắc ED có thể tăng lên trong vòng một năm trước khi được chẩn đoán mắc bệnh gout do nồng độ acid uric trong máu cao hơn.
3. Mối liên hệ giữa bệnh gout và rối loạn cương dương
Một nghiên cứu năm 2021 đã báo cáo rằng có nhiều bằng chứng cho thấy bệnh nhân mắc bệnh gout phải đối mặt với nguy cơ phát triển bệnh tim mạch cao hơn. Xuất hiện dấu hiệu viêm interleukin-1, hiện diện ở cả bệnh nhân gout và người mắc bệnh động mạch vành.
Điểm kết nối khác giữa ED và bệnh gout là tác động của nó lên hệ thống mạch máu. Bệnh có thể gây rối loạn chức năng nội mô, stress oxy hóa, viêm mạch máu và bệnh mạch máu. Đây có thể là một yếu tố nguy cơ bổ sung cho chứng rối loạn cương dương.
Hơn nữa, phương pháp điều trị bệnh gout thường bao gồm thuốc chống viêm (NSAID) và steroid. Mặc dù việc chữa bệnh gout có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh nhưng những loại thuốc này cũng nổi tiếng là ảnh hưởng đến chứng rối loạn cương dương.
Kiểm soát cơn đau do gout bằng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể ảnh hưởng đến rối loạn cương dương.
4. Người bệnh gout nên làm gì?
Đau do bệnh gout có thể khiến quan hệ tình dục trở nên khó chịu đối với cả nam và nữ. Một số cặp đôi thử tư thế trong “chuyện ấy” cho phù hợp hoặc quan hệ tình dục sau khi thuốc điều trị bệnh gout có hiệu quả nhất. Điều quan trọng là bệnh nhân phải nói với đối tác của mình nếu một hoạt động cụ thể nào đó gây đau đớn và cởi mở thảo luận về các lựa chọn khác để gần gũi.
Bệnh nhân có thể dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để kiểm soát cơn đau và tình trạng viêm. Các loại thuốc khác được kê đơn để ngăn chặn việc sản xuất acid uric hoặc cải thiện khả năng xử lý acid uric của cơ thể. Ngoài ra, chế độ ăn uống lành mạnh có hàm lượng purin thấp có thể giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất của các cơn gout.
Những người nghi ngờ mình bị bệnh gout, đặc biệt là nam giới bị ED, nên đi khám để bác sĩ có chẩn đoán cụ thể.
Trong khi một số rủi ro và yếu tố chính góp phần vào sự hình thành và phát triển của bệnh gout liên quan đến sức khỏe cá nhân, việc duy trì lối sống lành mạnh là rất quan trọng trong mọi yếu tố của cuộc sống, không chỉ trong việc kiểm soát bệnh gout. Các yếu tố lớn mà bạn có thể chủ động theo dõi bao gồm:
Duy trì đủ nước để chống mất nước và đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.Chú ý đến chế độ ăn uống, tránh các thực phẩm có hàm lượng purin cao như rượu (đặc biệt là bia), thực phẩm và đồ uống có hàm lượng fructose cao, thịt đỏ, nội tạng động vật, cá cơm, cá mòi, trai, sò điệp, cá hồi và cá ngừ…Kiểm soát cân nặng.Tập thể dục thường xuyên để cải thiện giấc ngủ.
Đây đều là những yếu tố lối sống có lợi cho sức khỏe và nên được duy trì thường xuyên cùng với việc tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Cách khắc phục chứng rối loạn cương dương không cần dùng thuốc
Để không giảm phong độ, ngay cả khi có tuổi, cánh mày râu có thể áp dụng 5 mẹo dưới đây nhằm cải thiện sức khỏe cũng như phòng tránh, khắc phục chứng rối loạn cương dương.
Rối loạn cương dương là gì?
Theo Hội Niệu khoa châu Âu, rối loạn cương dương được định nghĩa là tình trạng không có khả năng đạt được và duy trì độ cương cần thiết để thực hiện giao hợp trọn vẹn. Tình trạng này lặp đi lặp lại kéo dài trên 3 tháng gây ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh, làm căng thẳng mối quan hệ lứa đôi.
Nguyên nhân rối loạn cương dương
Rối loạn cương dương có thể xảy ra vì nhiều lý do. Đôi khi nó đơn giản như tác dụng phụ của một loại thuốc cụ thể. Căng thẳng trong công việc, các vấn đề về mối quan hệ hoặc trầm cảm cũng có thể góp phần gây ra tình trạng này.
Nhưng đối với khoảng 75% nam giới, nguyên nhân phức tạp hơn. Rối loạn cương dương có thể là kết quả của bệnh mạch máu, bệnh thần kinh, tiểu đường hoặc các phương pháp điều trị hoặc phẫu thuật liên quan đến tuyến tiền liệt.
Thông thường, thủ phạm gây ra tình trạng này là do lượng máu cung cấp đến dương vật không đủ do tắc nghẽn động mạch (xơ vữa động mạch). Trên thực tế, có tới 30% nam giới đến gặp bác sĩ vì chứng rối loạn cương dương sau đó phát hiện mắc bệnh tim mạch.
5 mẹo khắc phục tình trạng rối loạn cương dương
Cho dù bạn đang bị rối loạn cương dương hay hy vọng tránh khỏi tình trạng này, hãy thử những lời khuyên dưới đây theo Trường Y Harvard, để có sức khỏe tốt hơn và đời sống tình dục tốt hơn.
Bài tập kegel giúp làm khỏe cơ sàn chậu cũng rất tốt cho nam giới (Ảnh: Istock).
Bắt đầu đi bộ
Theo một nghiên cứu của Harvard, chỉ 30 phút đi bộ mỗi ngày có thể giảm 41% nguy cơ mắc chứng rối loạn cương dương. Một nghiên cứu khác cho thấy tập thể dục vừa phải có thể giúp khôi phục hoạt động tình dục ở nam giới trung niên béo phì mắc chứng rối loạn cương dương.
Ăn đúng cách
Trong Nghiên cứu về Lão hóa nam giới ở Massachusetts (Mỹ), ăn một chế độ ăn nhiều thực phẩm tự nhiên như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và cá, với ít thịt đỏ, thịt chế biến sẵn và ngũ cốc tinh chế, làm giảm khả năng mắc chứng rối loạn cương dương.
Hãy chú ý đến sức khỏe mạch máu của bạn
Huyết áp cao, lượng đường trong máu cao, cholesterol cao và chất béo trung tính cao đều có thể làm hỏng các động mạch ở tim (gây đau tim), trong não (gây đột quỵ) và gây ra tình trạng rối loạn cương dương. Vòng eo ngày càng lớn cũng là một lý do.
Bạn hãy đi khám để xem hệ thống mạch máu của bạn, tim, não và dương vật có ở trạng thái tốt hay cần điều chỉnh thông qua thay đổi lối sống và nếu cần, dùng thuốc.
Duy trì cân nặng hợp lý
Vòng eo thon gọn là một biện pháp phòng vệ tốt, một người đàn ông có vòng eo 105cm có nguy cơ mắc chứng rối loạn cương dương cao hơn 50% so với người có vòng eo 80cm. Giảm cân có thể giúp chống lại chứng rối loạn cương dương, do đó, đạt được cân nặng hợp lý và duy trì cân nặng đó là một chiến lược tốt khác để tránh hoặc khắc phục chứng rối loạn cương dương.
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch máu và tiểu đường, hai nguyên nhân chính gây ra rối loạn cương dương. Và chất béo dư thừa cũng cản trở một số hormone có thể là một phần của vấn đề.
Tập cơ sàn chậu
Cơ sàn chậu chắc chắn giúp tăng cường độ cứng của dương vật khi cương cứng và giúp giữ máu không rời khỏi dương vật. Trong một thử nghiệm ở Anh, 3 tháng thực hiện các bài tập kegel hai lần mỗi ngày (giúp tăng cường các cơ này), kết hợp với lời khuyên về thay đổi lối sống - bỏ hút thuốc, giảm cân, hạn chế uống rượu - có tác dụng tốt hơn nhiều so với việc chỉ tư vấn về thay đổi lối sống.
Rối loạn cương dương có chữa được không?
PGS.TS Nguyễn Hoài Bắc, Trưởng khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, vì tâm lý e ngại nên nhiều nam giới khi mắc chứng rối loạn cương dương đã tự tìm đến những cơ sở y tế chui, không chính thống. Họ đã bị cắt da quy đầu, hay cắt thần kinh dương vật bằng laser...
Điều này không những gây tốn nhiều tiền bạc, mà bệnh nhân còn đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, nhiều nam giới xem, nghe từ bạn bè hoặc những chỉ dẫn trên mạng dùng những thực phẩm không đúng, bài thuốc rượu "ông uống, bà khen"... khiến cho tình trạng rối loạn cương dương ngày càng trầm trọng.
Hiện nay có nhiều phương pháp để điều trị tình trạng "trên bảo dưới không nghe". Hiện nay có nhiều giải pháp điều trị khác nhau như thuốc tiêm, đặt vật hang giả, điều trị sóng xung kích liều thấp, cấy ghép thể hang nhân tạo... Tùy từng nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ có phương hướng điều trị cụ thể, không có một phác đồ chung cho tất cả các trường hợp rối loạn cương.
Thuốc điều trị rối loạn cương dương Rối loạn cương dương là tình trạng không có khả năng đạt được hoặc duy trì tình trạng cương đủ cứng, để thỏa mãn một cuộc giao hợp. Có thuốc nào dùng trong trường hợp này? Hiện tượng cương là quá trình giãn nở các động mạch nhỏ trong thể hang và thể xốp để tống máu vào các xoang hang của dương...