Bệnh Covid-19 không liên quan đến sốt xuất huyết, không quá lo “dịch chồng dịch”
Theo bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thông tin về việc bệnh sốt xuất huyết gia tăng vào mùa hè sẽ gây ra nguy cơ “dịch chồng dịch” trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc là không đủ cơ sở.
Trẻ mắc viêm não, sốt xuất huyết… gia tăng trong mùa hè
Sáng 29-5, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết, tính đến ngày 25-5, toàn thành phố ghi nhận 155 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết (SXH), giảm 55,5% so với cùng kỳ 2019. Tuy vậy, đây là thời điểm dịch SXH ở phía bắc bắt đầu “vào mùa” do thời tiết mùa hè nắng nóng, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để muỗi truyền bệnh SXH phát triển.
Thực tế vài tuần gần đây, số bệnh nhân SXH nhập viện điều trị tại một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội có xu hướng gia tăng hơn. Chẳng hạn, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương mới ghi nhận 2 trường hợp mắc SXH nhập viện, đều là thanh niên trẻ tuổi.
TS.BS Nguyễn Kim Thư, Trưởng khoa Virus – Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, thông thường đỉnh dịch của SXH ở Hà Nội sẽ rơi vào thời điểm điểm tháng 6, 7 hàng năm. Do đó, thời điểm này, người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh.
Nói về nguy cơ “dịch chồng dịch” trong bối cảnh dịch Covid-19 như một số thông tin gần đây, TS Nguyễn Kim Thư cho rằng, đường lây truyền của Covid-19 và bệnh SXH là hoàn toàn khác nhau (đường hô hấp và đường muỗi đốt).
Vị bác sĩ này phân tích, dịch Covid-19 ở nước ta đã được kiểm soát tốt, trong khi năm nay cũng không phải chu kỳ dịch SXH. Vì thế, nếu người dân có ý thức phòng tránh muỗi đốt thì không có khả năng “dịch chồng dịch”.
Video đang HOT
Bên cạnh dịch bệnh truyền nhiễm, vào thời điểm mùa hè, các bác sĩ cảnh báo một số bệnh dễ gia tăng, nhất là “tấn công” mạnh vào đối tượng trẻ nhỏ như: viêm não, viêm não Nhật Bản, bệnh lý về đường hô hấp. viêm tai giữa…
Sốt xuất huyết sẽ bùng phát vào cuối tháng 6
Chiều nay (28/5), TS. BS. Nguyễn Kim Thư - Trưởng Khoa Virus Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - cho biết đỉnh dịch sốt xuất huyết sẽ rơi vào cuối tháng 6.
TS. BS. Nguyễn Kim Thư - Trưởng Khoa Virus Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Minh Thúy
Trao đổi với PV VietTimes, BS. Thư cho rằng đỉnh dịch sốt xuất huyết sẽ rơi vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 và dịch sẽ bùng phát cao nhất vào cuối tháng 8 đầu tháng 9.
Không có nguy cơ dịch chồng dịch
Theo BS. Thư, sốt xuất huyết và bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 (COVID-19) lây truyền theo 2 con đường khác nhau. Dịch COVID-19 chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp còn sốt xuất huyết dengue lây truyền qua đường muỗi đốt.
Đến nay, dịch COVID-19 đã được khống chế khá tốt nên sẽ không có nguy cơ dịch chồng dịch.
Hiện, chưa có vaccine để phòng, chống sốt xuất huyết dengue. Tuy nhiên, do bệnh lây truyền qua đường muỗi đốt nên người dân hoàn oàn có thể phòng, chống bệnh thông qua việc giảm số lượng muỗi, khơi thông cống rãnh,...
TS. BS. Nguyễn Kim Thư thông tin về sốt xuất huyết. Ảnh: Minh Thúy
Chu kỳ của sốt xuất huyết dengue là từ 2-4 năm thì có 1 đợt dịch bệnh. Tại Việt Nam, đặc biệt là ở Hà Nội trong năm 2019 đã ghi nhận một số lượng lớn bệnh nhân mắc sốt xuất huyết do thời tiết nóng ẩm mưa nhiều - tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi, phát triển.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận một vài trường hợp nhập viện để điều trị sốt xuất huyết degune, trong đó có một thanh niên 20 tuổi, bị sốt vào ngày thứ 5, da mắt xung huyết, tiểu cầu giảm. Khi vào viện, bệnh nhân được điều trị bằng thuốc hạ sốt, bù nước, điện giải. Đến ngày thứ 7 bệnh nhân hết sốt, tiểu cầu tăng và được cho ra viện.
Cảnh giác khi tái mắc sốt xuất huyết
BS. Thư nhấn mạnh: Sốt xuất huyết có thể mắc lại. Khi bị nhiễm lại lần thứ 2, cơ thể đã quen với virus nên sản sinh ra kháng thể, tạo ra phản ứng miễn dịch nên có thể xuất hiện biểu hiện lâm sàng nặng.
Sốt xuất huyết dengue có nhiều mức độ khác nhau gồm: sốt xuất huyết dengue bình thường không có dấu hiệu cảnh báo, sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo và sốt xuất huyết nặng.
Thời gian ủ bệnh từ 1 - 2 tuần, bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, đau mỏi người, đau đầu, nhức hốc mắt. Ngày thứ 5 mắc bệnh, bệnh nhân có thể bị xuất huyết, cô đặc máu, tụt huyết áp có thể dẫn tới tử vong.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: Minh Thúy
Những ngày đầu mắc bệnh, bệnh nhân có biểu hiện, triệu chứng giống sốt virus nên các bác sĩ phải sàng lọc kỹ để phát hiện sốt xuất huyết, theo dõi tình hình sức khỏe của bệnh nhân.
Để điều trị cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, các bác sĩ sẽ tiến hành truyền dịch để phòng tránh nguy cơ cô đặc máu và tụt huyết áp.
BS. Thư khuyến cáo do sốt xuất huyết chủ yếu lây truyền qua đường muỗi đốt nên người dân cần giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ, hạn chế số lượng muỗi, không tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi, phát triển.
Nếu phát hiện có biểu hiện sốt virus, bệnh nhân phải vào viện để thăm khám, thực hiện các xét nghiệm để phát hiện sớm, điều trị bệnh kịp thời, nhất là đối với phụ nữ mang thai và người cao tuổi mắc các bệnh lý nền.
Thông tin thêm về virus Zika sau khi phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm virus ở Đà Nẵng, BS. Thư chia sẻ: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chưa từng ghi nhận trường hợp bệnh nhân nhiễm virus Zika. Đường lây truyền của virus này giống với đường lây truyền của sốt xuất huyết - thông qua đường muỗi đốt và cũng có các biểu hiện ban đầu là sốt virus. Thời gian đầu nhiễm virus, bệnh nhân có diễn biến khá lành tính. Tuy nhiên, virus này đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu bởi nếu nhiễm virus, trẻ sinh ra có thể bị dị tật đầu nhỏ.
Chính vì thế, mỗi người nên chủ động phòng bệnh, khi có các biểu hiện bất thường cần đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm sàng lọc.
Việt Nam ghi nhận ca nhiễm Zika đầu tiên năm 2020, Bộ Y tế phát cảnh báo khẩn Bệnh nhân đầu tiên được xác định nhiễm virus zika là nam giới ở Đà Nẵng. Hiện Bộ Y tế đã phát đi công văn khẩn đề nghị các tỉnh thành tăng cường phòng chống bệnh do virus zika và sốt xuất huyết. Chiều tối ngày 25/5, Bộ Y tế cho biết, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Việt Nam đã...