Bến Tre: Trồng bưởi da xanh hữu cơ theo nguyên tắc “4 khỏe” thu nhập của nông dân có “khỏe” hơn không?
Xã Tân Trung, huyện Mỏ Cày Nam (tỉnh Bến Tre) là địa phương đầu tiên trong tỉnh có 5ha bưởi da xanh của 11 hộ dân trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ.
Chỉ sau 8 tháng, bưởi da xanh hữu cơ xã Tân Trung đã có doanh nghiệp đến ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Giá bán bưởi da xanh cao hơn giá thị trường từ 5 – 10%.
Trồng bưởi da xanh hữu cơ
Thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỏ Cày Nam (tỉnh Bến Tre), trong những năm gần đây, diện tích trồng cây ăn trái của huyện phát triển khá nhanh với 1.892ha.
Đa phần cây ăn trái được trồng xen, tập trung nhiều nhất là cây bưởi da xanh. Bên cạnh đó, cây dừa bao phủ toàn huyện, với diện tích 16.920ha.
Tham quan vườn bưởi trồng bưởi da xanh theo tiêu chuẩn hữu cơ tại xã Tân Trung, huyện Mỏ Cày Nam (tỉnh Bến Tre).
Huyện Mỏ Cày Nam đưa ra mục tiêu thời gian tới, toàn huyện có 30% diện tích vườn dừa thực hiện quy trình canh tác hữa cơ, trong đó có 10% được chứng nhận thực hiện liên kết tiêu thụ hiệu quả và bền vững. 70% diện tích còn lại được đầu tư thâm canh, phát triển trồng xen, nuôi xen để tăng thu nhập.
Cây bưởi da xanh dần trở thành cây ăn trái thế mạnh của huyện Mỏ Cày Nam. Để sản phẩm bưởi da xanh của huyện có thể phát triển bền vững, phù hợp với xu hướng canh tác dừa hữu cơ đang diễn ra trên toàn địa bàn huyện, Hội Nông dân huyện phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bến Tre triển khai mô hình liên kết trồng bưởi da xanh xen trong vườn dừa theo tiêu chuẩn hữu cơ PGS tại xã Tân Trung.
Tại xã Tân Trung, bưởi da xanh có diện tích 45/125ha diện tích trồng cây ăn trái toàn xã. Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bến Tre, đây là mô hình trồng bưởi da xanh hữu cơ đầu tiên trên địa bàn tỉnh được thực hiện 5ha.
Khi triển khai mô hình, cái khó nhất là nông dân phải thật sự “đoạn tuyệt” với phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, điều mà theo thói quen sản xuất, người dân vẫn sử dụng bấy lâu nay.
Địa bàn xã được đánh giá là nơi thích hợp, bởi có ít các cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật, lại có nguồn phân hữu cơ dồi dào từ hoạt động chăn nuôi heo, gà.
Về lâu dài, trồng bưởi da xanh hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS không đơn giản chỉ là sử dụng đầu vào hữu cơ thay thế đầu vào vô cơ.
Nông nghiệp hữu cơ chú trọng tới việc tạo ra sản phẩm có chất lượng, đảm bảo các mối quan hệ công bằng giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, với môi trường sinh thái, với vật nuôi và vạn vật có liên quan.
Video đang HOT
Trồng bưởi da xanh hữu cơ được nhiều cái lợi
Mô hình liên kết trồng bưởi da xanh xen trong vườn dừa theo tiêu chuẩn hữu cơ PGS tại xã Tân Trung được chia làm hai nhóm: Nhóm Hồng Phước và nhóm Trường Tiến.
Tham quan vườn bưởi nhà ông Nguyễn Văn Phước, ấp Tân Hậu 1, xã Tân Trung, thuộc nhóm Hồng Phước, có 4 công bưởi da xanh trồng theo tiêu chuẩn PGS, 6 công trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.
Sau 8 tháng trồng bưởi theo tiêu chuẩn hữu cơ PGS, cây bưởi vườn nhà ông xanh tươi. Ông Phước cũng phấn khởi về sức khỏe của mình ngày càng dễ chịu hơn.
Ông Nguyễn Văn Phước, ấp Tân Hậu 1, xã Tân Trung, huyện Mỏ Cày Nam (tỉnh Bến Tre) bón phân hữu cơ cho bưởi da xanh.
Ông Nguyễn Văn Phước so sánh: “Tính trên 1ha đất trồng dừa xen bưởi da xanh, bình quân trồng được khoảng 300 gốc bưởi. Mỗi tháng, nông dân phải bón khoảng 250 gram phân vô cơ/gốc, tương đương 75kg phân. Cứ 10 ngày xịt 1 lần thuốc bảo vệ thực vật (nhiều loại) với khoảng 600ml, tốn vài trăm ngàn mua thuốc bảo vệ thực vật.
Khi sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn PGS, chúng tôi được dự án (của Sở Khoa học và Công nghệ) tài trợ phân hữu cơ, được hướng dẫn ủ phân hữu cơ từ phân chuồng có sẵn tại địa phương. 1 tháng xịt 1 lần dung dịch dinh dưỡng bằng thảo mộc”.
Để trị sâu hại trên cây có múi, vườn bưởi da xanh hữu cơ sử dụng thiên địch là kiến vàng khống chế dịch hại. Đối với bệnh dưới đất như xì mủ, thối rễ dùng các chế phẩm vi sinh để quản lý nấm hại.
Ông Phước mừng vì mấy tháng nay sức khỏe của ông ngày càng tốt lên: “Bây giờ tôi mê sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ. Đúng là nó cực thiệt nhưng sức khỏe tôi được đảm bảo, không còn lo sợ. Trước đây, khi xịt thuốc bảo vệ thực vật dù có dụng cụ bảo hộ lao động đầy đủ như khẩu trang, kính che mắt nhưng tôi vẫn bị hóc cổ, có khi đau rát mắt do thuốc rớt từ trên lá vào kẽ mắt. Tôi vào nhà uống mấy ly nước chanh cũng không hết hóc cổ, qua mấy ngày mới ăn uống nổi”.
Khi nghe mô hình trồng bưởi da xanh hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS, đa số nông dân Tân Trung chưa nghe biết. Thời gian đầu thực hiện theo tiêu chuẩn PGS, hộ trồng bưởi cũng gặp không ít hoang mang, lo lắng.
Cụ thể, nhận xét của nhiều hộ trong thời gian chuyển đổi từ canh tác truyền thống, hoặc VietGAP qua tiêu chuẩn hữu cơ PGS, khoảng 2 tháng đầu cây bưởi da xanh bị “khựng” lại, lá nhỏ, không xanh tốt.
Bà Nguyễn Thị Xuân Hồng – Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Trung (huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) cho hay: “Tại Tân Trung, mỗi nông dân tự chọn cho mình hướng đi riêng. Xã có 35ha bưởi đang trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Số còn lại canh tác truyền thống. Riêng 5ha bưởi da xanh hữu cơ theo tiêu chuẩn hữu cơ PGS, qua 8 tháng trồng, bà con nông dân đánh giá cao mô hình này. Một số hộ đã bán sản phẩm theo giá ký kết bao tiêu với doanh nghiệp. năng suất bưởi được nâng cao và bán ra dễ dàng hơn”.
Dự án đã thành lập 2 nhóm sản xuất, có sự hỗ trợ của kỹ thuật, tập huấn và đã liên kết tiêu thụ sản phẩm ra thị trường thông qua ký kết với doanh nghiệp. Giá bán bưởi da xanh hữu cơ cao hơn giá thị trường 5%. Vườn bưởi da xanh hữu cơ cho trái đẹp thưởng 10%. Liên kết Công ty Điền Trang cung cấp các sản phẩm ủ phân hữu cơ, còn lại nông dân tự ủ phân hữu cơ bổ sung cho vườn mình.
Theo bà Nguyễn Thị Xuân Hồng, 10 năm trở lại đây, người dân Tân Trung đã biết tự ủ phân hữu cơ bón cho cây trồng, không còn tình trạng xả chất thải chăn nuôi ra môi trường tràn lan như trước đây. Phân chuồng hiện giờ đối với người dân rất quý.
Hiện huyện Mỏ Cày Nam (tỉnh Bến Tre) đang định hướng xây dựng vùng cây ăn trái (vùng liên xã) với diện tích trên 500ha, tập trung ở 5 xã: An Định, An Thới, Tân Trung, Minh Đức và Hương Mỹ.
Nông nghiệp hữu cơ có 4 nguyên tắc về sức khỏe, sinh thái, công bằng và cẩn trọng. Nguyên tắc sức khỏe chỉ rõ rằng, sức khỏe của mỗi cá thể và quần thể không thể tách rời khỏi sức khỏe của hệ sinh thái. Đất “khỏe” tạo ra cây trồng khỏe, để nuôi dưỡng sức khỏe của vật nuôi và con người.
Giám sát chặt để không "loạn" sản phẩm gắn mác hữu cơ
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam đánh giá, hiện phong trào sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam phát triển tương đối nhanh.
Bên cạnh việc hướng dẫn các quy trình sản xuất hướng đến nông nghiệp hữu cơ và đạt chuẩn nông nghiệp hữu cơ; tiến hành hỗ trợ về cơ sở pháp lý để nâng đỡ các tổ chức chứng nhận hữu cơ nâng cao năng lực, Bộ NNPTNT sẽ tăng cường quản lý để không xảy ra tình trạng loạn sản phẩm dán nhãn hữu cơ.
Tiềm năng sản xuất hữu cơ lớn
Theo Bộ NNPTNT, diện tích canh tác hữu cơ tăng từ 53.350ha năm 2016 lên khoảng 237.693ha năm 2019; có khoảng 46/63 tỉnh thành đang thực hiện và có phong trào sản xuất hữu cơ; số nông dân tham gia sản xuất hữu cơ là 17.168 người; có 97 doanh nghiệp tham gia sản xuất hữu cơ; 60 doanh nghiệp đã xuất khẩu sản phẩm hữu cơ với kim ngạch khoảng 335 triệu USD/năm.
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Việt Nam được tiêu thụ trong nước và hiện đã xuất khẩu đi 180 nước trên thế giới, trong đó có Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật, Đức, Anh, Hàn Quốc, Nga, Singapore, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Italia... là những thị trường tiêu thụ nông sản hữu cơ lớn nhất trên thế giới.
Nông dân Hà Nội sản xuất dược liệu hữu cơ tại Sóc Sơn. Ảnh: I.T
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam đánh giá, hiện phong trào sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam phát triển tương đối nhanh.
"Hiện nay rất nhiều hợp tác xã và hộ dân triển khai các mô hình nông nghiệp hữu cơ. Tuy nhiên để họ hiểu nông nghiệp hữu cơ như thế nào, các tiêu chuẩn ra sao thì còn thiếu nhiều kiến thức. Do đó sau khi triển khai kế hoạch, Bộ NNPTNT sẽ có nhiều đợt tổ chức, tập huấn về nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý ở các cấp sở đến các địa phương, người sản xuất để hiểu rõ hơn về các tiêu chuẩn, quy chuẩn nông nghiệp hữu cơ" - Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Hà Phúc Mịch - Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cho biết, sản xuất hữu cơ đã bắt đầu từ những năm 1990 đến nay, tuy nhiên, quy mô vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa trở thành hàng hóa đủ lớn.
Nhưng từ khi Nghị định 109/2018/NĐ-CP về sản xuất nông nghiệp hữu cơ được thực thi đã xuất hiện nhu cầu sản xuất hàng hóa lớn từ hàng trăm đến hàng ngàn hécta.
"Rất đáng tiếc là bộ tiêu chuẩn Việt Nam về nông nghiệp hữu cơ với 8 tiêu chuẩn đã ban hành là chưa đủ. Để áp dụng đúng và dễ dàng cho nhà sản xuất, cần thiết phải có bảng danh mục vật tư đầu vào từ danh mục chi tiết của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền" - ông Mịch phản ánh.
Ông Mịch cũng cho rằng đã tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ tất yếu phải áp dụng theo một tiêu chuẩn phù hợp với thị trường có nhu cầu, cụ thể để xác định là sản phẩm hữu cơ phải có đơn vị chứng nhận. Bởi vậy vấn đề hoạt động của các đơn vị chứng nhận sản phẩm hữu cơ cần được xây dựng, hình thành theo các quy định hiện hành, thậm chí cần công khai danh sách các đơn vị đã được phép hoạt động chứng nhận.
"Đến nay chúng tôi thấy xuất hiện một số chứng nhận sản phẩm hữu cơ không rõ ràng được bán trên thị trường như không ghi rõ trên bao bì các thông tin. Lĩnh vực chứng nhận là rất nhạy cảm nếu quản lý, giám sát không tốt sẽ phản tác dụng, như bài học chứng nhận VietGAP trước đây" - ông Mịch nói.
Tăng cường quản lý sản phẩm hữu cơ
Sản xuất rau hữu cơ tại Sóc Sơn (Hà Nội). Ảnh: T.L
Theo kế hoạch triển khai đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030 của Bộ NNPTNT, từ nay đến năm 2030, diện tích đất trồng hữu cơ phải đạt 2% trong tổng diện tích đất trồng trọt. Đề án xác định các sản phẩm hữu cơ chủ lực gồm lúa, rau đậu các loại, cây ăn quả, chè, hồ tiêu, cá phê, dừa, điều.
Trong chăn nuôi, các sản phẩm hữu cơ chủ lực sẽ gồm sữa, sản phẩm mật ong, sản phẩm yến, thịt gia súc gia cầm. Cạnh đó sẽ xây dựng vùng chăn nuôi trâu, bò hữu cơ gắn với vùng đồng cỏ, vùng trồng trọt sản xuất thức ăn thô xanh hữu cơ. Mục tiêu đến giai đoạn 2030 sẽ đạt 2-3% tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ trên tổng sản phẩm chăn nuôi trong nước.
Trong thủy sản, các sản phẩm hữu cơ chủ lực sẽ gồm tôm nước lợ, tôm càng xanh, các loài thủy sản bản địa. Mục tiêu đến năm 2030, diện tích đất nuôi trồng thủy sản hữu cơ sẽ đạt 1,5-3% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản.
Đối với nhiệm vụ xây dựng và phát triển vùng sản xuất hữu cơ được chứng nhận từ các vùng sản xuất, khai thác sản phẩm tự nhiên, phát triển sản phẩm dược liệu và lâm sản ngoài gỗ từ tự nhiên và sản xuất thâm canh, tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng năm 2030 đạt khoảng 95-98%.
Mục tiêu chung là phát triển nền nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái, gắn với kinh tế nông nghiệp tuần hoàn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ của khu vực và thế giới; đưa Việt Nam trở thành quốc gia có trình độ sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngang bằng các nước tiên tiến trên thế giới.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam khẳng định tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam là rất lớn, tuy nhiên mục tiêu mà đề án đưa ra là không đơn giản, nhất là quản lý sản phẩm hữu cơ khi hiện nay đã có quá nhiều sản phẩm hữu cơ.
Để triển khai đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030, Bộ NNPTNT đã xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện đề án. Theo đó, Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản là đầu mối phối hợp các đơn vị liên quan và địa phương, nắm tình hình tham mưu lãnh đạo xử lý kịp thời các vướng mắc trong quá trình triển khai đề án nói chung và các mô hình điểm nói riêng.
Đồng thời, Bộ NNPTNT cũng hướng dẫn các quy trình sản xuất hướng đến nông nghiệp hữu cơ và đạt chuẩn nông nghiệp hữu cơ; tiến hành hỗ trợ về cơ sở pháp lý để nâng đỡ các tổ chức chứng nhận hữu cơ nâng cao năng lực, đi vào hỗ trợ cho các mô hình trong nước. Hướng họ liên kết với các tổ chức chứng nhận của quốc tế để nâng cao vị thế, trình độ năng lực của các tổ chức chứng nhận ngang bằng với các nước trong khu vực.
Một nông dân tỉnh Vĩnh Long trồng thứ lúa gì mà bán giá "trên trời" các doanh nghiệp vẫn tranh mua? Thành công với mô hình trồng lúa thơm theo hướng hữu cơ, bán giá cao mang lại hiệu quả kinh tế cao, ông Đoàn Văn Tài đã rủ nhiều hộ dân ở ấp Kinh, xã Trung Ngãi, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long thành lập hợp tác xã (HTX). Tới dây, ông còn thành lập liên hiệp HTX lúa gạo, trong đó tập...