Bến Tre: Phát hiện ổ bệnh thủy đậu tại một trường trung học cơ sở
Bác sỹ khuyến cáo các học sinh đang học tại các lớp có ca bệnh thủy đậu cần thực hiện 2K ( khẩu trang- khử khuẩn), riêng các học sinh mắc bệnh cần nghỉ học ít nhất 7 ngày cho đến khi khỏi bệnh.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng bệnh cho người dân. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Sáng 9/1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bến Tre (CDC Bến Tre) thông tin, ở thành phố Bến Tre vừa ghi nhận ổ bệnh thủy đậu tại một trường trung học cơ sở.
Ngành y tế địa phương đang thực hiện nhiều biện pháp để khống chế và phòng, chống bệnh.
Video đang HOT
Ca bệnh đầu tiên xuất hiện vào ngày 3/1/2025. Ngay sau khi phát hiện ca bệnh, nhà trường liên hệ với gia đình và cho học sinh về nhà cách ly, điều trị.
Tính đến ngày 8/1, đã ghi nhận 16 trường hợp mắc thủy đậu tại trường học này. Do đó, lãnh đạo nhà trường đã thông báo và tuyên truyền về biện pháp phòng, chống bệnh thủy đậu cho giáo viên triển khai đến phụ huynh qua nhóm Zalo của lớp.
Nhà trường yêu cầu học sinh đeo khẩu trang và khử khuẩn khi đến lớp, đồng thời theo dõi tình hình những học sinh mắc bệnh phải nghỉ học.
Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bến Tre) Trần Hưng Nam cho biết, đơn vị đã phối hợp Trung tâm Y tế thành phố Bến Tre điều tra, giám sát ổ bệnh, hướng dẫn vệ sinh, phun khử khuẩn toàn bộ khuôn viên nhà trường, lớp học bằng dung dịch Cloramin B 0,5%; tư vấn, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh thủy đậu tại trường học.
Bác sỹ Trần Hưng Nam thông tin, thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây ra. Trong điều kiện thời tiết lạnh, nhất là vào mùa Đông-Xuân, bệnh rất dễ lây lan. Do vậy, học sinh đang học tại các lớp có ca bệnh thủy đậu cần thực hiện 2K (khẩu trang-khử khuẩn), học sinh mắc bệnh nghỉ học ít nhất 7 ngày cho đến khi khỏi bệnh.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bến Tre đề nghị nhà trường tiếp tục theo dõi tình hình bệnh thủy đậu mỗi ngày, nếu phát hiện ca mắc mới cần thông báo ngay đến trạm y tế; thường xuyên thông báo học sinh đeo khẩu trang, khử khuẩn.
Bên cạnh đó, cần tuyên truyền, khuyến cáo phụ huynh cho học sinh tiêm ngừa vaccine phòng bệnh thủy đậu.
Trước đó, phóng viên TTXVN đã đưa tin, tỉnh Bến Tre phát hiện nhiều ca mắc thủy đậu tại một công ty may mặc thuộc Khu công nghiệp Giao Long ( huyện Châu Thành).
Ca bệnh đầu tiên xuất hiện ngày 6/11, sau đó ghi nhận thêm trường hợp bệnh rải rác tại xưởng 3 của công ty. Đến nay, số ca mắc thủy đậu mỗi ngày tại công ty này đã giảm nhiều.
Từ ngày 6/11/2024 đến sáng 6/1/2025, Bến Tre ghi nhận 261 ca mắc thủy đậu liên quan đến ổ bệnh tại công ty này, nhiều trường hợp đã phục hồi sức khỏe, trở lại làm việc./.
Thái Bình trong giai đoạn cao điểm của dịch sốt xuất huyết
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình, hiện đang là giai đoạn cao điểm của dịch sốt xuất huyết.
Cán bộ y tế pha hóa chất, phun khử khuẩn nơi phát sinh ca mắc sốt xuất huyết. Ảnh: thaibinh.gov.vn
Thống kê từ ngày 23 - 29/9, toàn tỉnh ghi nhận thêm 43 trường hợp mắc, trong đó có 16 ca nội sinh; nâng tổng số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn từ đầu năm 2024 đến nay là 688 ca (trong đó 454 ca nội sinh), chưa ghi nhận trường hợp t.ử von.g.
Đặc biệt, trên địa bàn đã xuất hiện một số ổ dịch có chùm ca bệnh và ca bệnh thứ phát tại phường Tiề.n Phong, Bồ Xuyên, Phú Xuân, Kỳ Bá (thành phố Thái Bình) và xã Tân Hòa, Bách Thuận (huyện Vũ Thư). Với mật độ dân cư cao, hiện, thành phố Thái Bình là địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết, ca nội sinh cao nhất toàn tỉnh. Đến ngày 26/9, thành phố đã ghi nhận 227 ca mắc, trong đó 209 ca nội sinh.
Trước diễn biến dịch bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình đã phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố thực hiện điều tra véc tơ truyền bệnh tại các khu vực ổ dịch nguy cơ cao. Kết quả giám sát cho thấy, chỉ số BI (Breteau index - chỉ số điều tra số dụng cụ chứa nước có lăng quăng, muỗi vằn, giúp xác định mối nguy cơ dịch bệnh bùng phát) và chỉ số mật độ muỗi ở mức cao. Trong đó, phường Bồ Xuyên có chỉ số BI cao nhất là 30; phường Kỳ Bá chỉ số này là 26,6. Nhiều vật dụng, phế thải chưa được các hộ dân xử lý, nhiều dụng cụ chứa nước không đậy kín... Bên cạnh đó, người dân còn chủ quan về dịch sốt xuất huyết, làm gia tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh trên địa bàn.
Để khống chế, không để dịch lây lan và bùng phát, ngành Y tế Thái Bình chỉ đạo các địa phương thường xuyên thực hiện chiến dịch diệt lăng quăng bọ gậy, tổng vệ sinh môi trường, xử lý ổ dịch và phun hóa chất khử khuẩn. Đồng thời, ngành tiếp tục duy trì hoạt động thường trực phòng, chống dịch; củng cố các đội đáp ứng nhanh; phối hợp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn người dân vệ sinh thường xuyên gia đình, nơi công cộng, lật úp các vật dụng chứa nước không cần thiết.
Cơ quan y tế khuyến cáo, khi phát hiện dấu hiệu của bệnh như: sốt, đau đầu, đau hốc mắt, đau nhức các khớp, cơ, buồn nôn, nổi mẩn đỏ hoặc phát ban, chả.y má.u ở nhiều vị trí với mức độ tăng dần, người dân không tự ý điều trị tại nhà mà cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn kịp thời.
Bến Tre: 267 ca mắc thủy đậu tại một công ty may mặc Liên quan đến ổ dịch thủy đậu bùng phát tại Công ty TNHH may mặc Alliance One (Khu công nghiệp Giao Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre), ngày 6-1, ông Nguyễn Văn Oanh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bến Tre cho biết đến nay đã có 267 ca bệnh. Hiện thời tiết bắt đầu trở lạnh nên mức độ mắc bệnh...