Bé trai sống sót kỳ diệu khi thai song sinh còn lại bị sảy trước đó 2 tháng
Trường hợp hy hữu vừa xảy ra ở Hà Nội, khi người mẹ mang song thai bị sảy mất một bé ở tuần 24 nhưng thai còn lại vẫn tiếp tục phát triển trong tử cung và chào đời khỏe mạnh ở tuần 33.
Sau khi được hỗ trợ sinh sản bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, chị N.T.T (SN 1984, Hà Nội) đã mang song thai. Tuy nhiên, sang tuần thứ 5 của thai kỳ, chị T. có dấu hiệu ra máu.
Khám tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, chị được chỉ định nhập viện điều trị tại khoa A5. Đến tuần thứ 12 khi sức khỏe ổn định, chị được xuất viện. Tới tuần 15, chị T. tiếp tục được khâu cổ tử cung. Tuy nhiên, đến tuần 17 xuất hiện một chút dịch âm đạo.
Tuần 20 của thai kỳ, tử cung chị T. ra máu nhiều, sản phụ nhập viện điều trị tại khoa Sản bệnh A4 – Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Tới tuần 24, sản phụ xuất hiện hiện tượng vỡ ối, có dấu hiệu nhiễm trùng ối: sốt cao, môi khô, khó thở, chỉ số nhiễm trùng CRP và PCT tăng cao. Mặc dù vậy, sản phụ và gia đình đều có nguyện vọng muốn giữ 2 em bé.
Ngay sau đó, chị được chuyển sang điều trị tại khoa Sản nhiễm trùng C3. Sau 1 ngày, chị lên cơn đau nhiều, Ths.Bs Lê Quang Hòa – Phó trưởng khoa C3 nhận định cổ tử cung đã mở hết, không thể giữ thai thêm được nữa. Chị sinh non 1 bé nặng 500g bị mất tim thai.
Bé trai ra đời khỏe mạnh sau khi anh song sinh bị sảy ở tuần 24
Video đang HOT
Theo nguyên tắc, thai còn lại cũng sẽ ra khỏi tử cung vì khi này cổ tử cung đã mở, nếu cố gắng giữ lại thì cả sản phụ và em bé đều đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng vô cùng lớn. Tuy nhiên điều kỳ diệu đã xảy ra.
Dây rốn của thai bị sảy tự tụt vào trong, cổ tử cung đóng kín và dưới siêu âm thấy chiều dài cổ tử cung là 6,8cm – điều này gần như không có với cả người mang con so. Ngay sau đó, bác sĩ theo dõi chặt chẽ tình trạng sản phụ, xét nghiệm máu chỉ ra chỉ số nhiễm trùng CRP đã giảm. Bác sĩ quyết định giữ em bé còn lại trong bụng sản phụ.
Trong nhiều tuần tiếp theo tại khoa C3, chị T. được chăm sóc, điều trị và theo dõi sát tình hình sức khỏe. Đều may mắn là mọi dấu hiệu nhiễm khuẩn không còn, sản phụ tỉnh táo khỏe mạnh.
Ngày 30/12, tức tuần thai 33, chị T. được chỉ định mổ chủ động để đảm bảo an toàn cho bé, tránh nguy cơ suy thai. 16h, một bé trai nặng 1,6kg khỏe mạnh cất tiếng khóc chào đời trong niềm hân hoan của cả ê-kip và sản phụ.
Sự phối hợp tuyến trên với tuyến dưới: Hành trình kỳ diệu của bé sơ sinh cực non tháng
Các bác sĩ BV Sản Nhi Vĩnh Phúc và BV Nhi TW vừa cứu sống và nuôi dưỡng thành công một bé chào đời 26 tuần tuổi với cân nặng cực thấp 480g - cân nặng nhỏ nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.
Bé Ốc là tên gọi trìu mến của các bác sĩ đặt cho bé. Bố mẹ bé Ốc hiếm muộn 10 năm, sau đó thụ tinh nhân tạo (IVF) được 2 thai.
Khi thai được 18 tuần thì có dấu hiệu rỉ ối, nhập Khoa Sản bệnh - BV Sản Nhi Vĩnh Phúc ngày 1/7/2020 với chẩn đoán song thai 20 tuần IVF/ rỉ ối dọa sẩy/khâu vòng cổ tử cung.
Điều trị đến ngày 31/7/2020 thai phụ có dấu hiệu chuyển dạ, ối vỡ sớm nên đẻ non 1 thai, sơ sinh đã không có cơ hội sống vì quá non. Do 2 thai là 2 buồng ối, 2 bánh rau nên sau khi 1 thai mất, các bác sĩ đã quyết định kẹp dây rốn thai đẻ rồi và tiếp tục điều trị theo dõi giữ thai còn lại.
Thấu hiểu được mong mỏi của gia đình hiếm muộn 10 năm nên các thầy thuốc BV Sản Nhi Vĩnh Phúc luôn cố gắng theo dõi sát, điều chỉnh thuốc từng giờ, từng ngày, hội chẩn kịp thời với hy vọng sẽ làm nên kỳ tích, mầm sống sẽ phát triển.
Phương phap Kangaroo giưa be Ôc va me tai BV Nhi Trung ương. Anh BVCC
BS. Tô Văn An - Trưởng khoa Sản, BV Sản Nhi Vĩnh Phúc đã xin ý kiến toàn viện về trường hợp này. Trực tiếp chủ trì và chỉ đạo, ThS.BSCKII. Đỗ Trọng Cán - Giám đốc BV đánh giá những nguy cơ rất lớn với bệnh nhân, đó là nhiễm trùng tử cung có thể phải cắt tử cung, khi đó người mẹ sẽ không còn cơ hội mang thai.
Nguy cơ thai chết lưu, nguy cơ đẻ non nên nhiệm vụ quan trọng tại thời điểm đó là cố gắng duy trì thai còn lại trong bụng mẹ thêm được càng nhiều thời gian càng tốt.
Do đó, phác đồ điều trị với thai phụ là nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường, phối hợp các loại thuốc giảm co (có những loại thuốc rất đắt tiền), thuốc nội tiết liều cao, sử dụng kháng sinh liều cao để chống nhiễm trùng, sử dụng magne sulfat để vệ tế bào thần kinh cho thai nhi, sử dụng thuốc trưởng thành phổi.
Đến ngày 20/8/2020 bệnh nhân có biểu hiện rỉ ối dẫn đến cạn ối, cuộc hội chẩn giữa ban giám đốc và liên khoa diễn ra, quyết định mổ lấy thai cho bệnh nhân ngay trong ngày.
Bé Ốc chào đời ở tuần tuổi 26 với cân nặng cực thấp: 480g. Bé được chuyển ngay lên khu đặc biệt của Khoa Sơ sinh trong tình trạng rất yếu, hơi thở thoi thóp, tím tái toàn thân. Ngay lập tức bé được điều trị cấp cứu: nằm lồng ấp, hỗ trợ thở máy, bơm surfactant, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch, kháng sinh, điều trị rối loạn nước điện giải, thăng bằng kiềm toan, điều trị rối loạn đông máu.
Theo các chuyên gia, sơ sinh càng non tháng, càng nhẹ cân thì nguy cơ về bệnh tật và biến chứng càng cao, đồng nghĩa với trách nhiệm của các thầy thuốc càng nặng nề hơn. Sự phát triển của sơ sinh non tháng phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm sóc, nuôi dưỡng và môi trường xung quanh.
Với bé sơ sinh non tháng như bé Ốc, nguy cơ xuất huyết não, viêm ruột hoại tử, suy hô hấp, chậm tiêu dịch phổi, xuất huyết phổi, viêm phổi, nhiễm khuẩn sơ sinh, sốc nhiễm trùng... xảy ra rất dễ.
Nhưng dường như phép màu đã đến với bé Ốc. Đó là sự phát triển của khoa học y học hiện đại trong chăm sóc trẻ sơ sinh, là trí tuệ và sự tận tâm, tận lực của các thầy thuốc, là tình yêu và hy vọng của những người yêu thương nên bé đã nghe thấy và cảm nhận được tất cả điều mà những người yêu thương bé nhắn gửi cho mình: sống cuộc sống tươi đẹp cả của chị gái song thai, cha mẹ đang mong chờ từng ngày được ẵm con trong vòng tay yêu thương, niềm hy vọng về sự sống của các thầy thuốc BV Sản Nhi Vĩnh Phúc và BV Nhi TW.
Sau gần 3 tháng điều trị tại Khoa Sơ sinh BV Nhi TW, bé Ốc đã dũng cảm vượt qua được tất cả những nguy hiểm xảy ra với bé sơ sinh cực non tháng, cân nặng cực thấp, để rồi cai máy thở sớm, phản xạ nhanh dần, cai thở oxy, tự thở, ăn được từng ml sữa, phản xạ bú mút có, ghép mẹ, bú mẹ và rồi được xuất viện trong niềm hạnh phúc vỡ òa của gia đình, của những y bác sĩ đã ngày đêm giúp bé "chiến đấu" với thần chết - đây thực sự là một món quà không thể nào lớn hơn.
Bé Ốc là một trong những bé sơ sinh rất non tháng với cân nặng cực thấp được sinh ra tại BV Sản Nhi Vĩnh Phúc, sau khi điều trị cấp cứu đủ điều kiện chuyển về BV Nhi TW. Với sự phát triển của khoa học hiện đại, sự hỗ trợ và phối hợp nhịp nhàng của bệnh viện tuyến Trung ương với bệnh viện vệ tinh, không chỉ gieo mầm sống cho các sơ sinh nhỏ bé mà còn đem đến niềm hạnh phúc vô bờ với các gia đình, nhất là những cặp vợ chồng hiếm muộn.
Cứu sống một bé bị truyền máu song thai trong bụng mẹ Thai phụ 27 tuổi, mang song thai tới tuần thứ 17 thì phát hiện hội chứng truyền máu, nguy cơ mất cả hai em bé. Thai phụ bị phù chân ở tuần thai thứ 16 song không phát hiện thai nhi bất thường. Sang tuần thứ 17, hai thai nhi đã có sự chênh lệch, trong đó một thai có quá nhiều ối...