Bé trai sơ sinh bị tắc lối ra dạ dày
Bé trai ở Bình Thuận chào đời 10 ngày cứ ói sữa liên tục vì u cơ môn vị hiếm gặp.
Bác sĩ Vũ Công Tầm, Trưởng Khoa Phẫu thuật Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết bé trai sinh mổ nặng 3,5 kg. Sau sinh 10 ngày bé bắt đầu ọc sữa sau khi bú, sốt và tiểu ít.
Bé nhập viện ngày 11/9. Bác sĩ hội chẩn xác định bé bị tắc lối ra dạ dày cần phải mổ. Bé phải trải qua 17 giờ hồi sức trước mổ, bù dịch điện giải, kháng sinh, làm xẹp dạ dày, mới được phẫu thuật.
Bác sĩ phẫu thuật cho bé trai. Ảnh bệnh viện cung cấp.
Video đang HOT
Khi mổ, bác sĩ phát hiện một u cơ môn vị kích thước 2,5×3 cm to bằng trái mận, làm bít nghẹt lối ra của dạ dày bệnh nhi. Đây là nguyên nhân khiến bé bị ói khi bú sữa. Sau phẫu thuật bé dần hồi phục tốt, hiện bú sữa không bị ói.
Theo bác sĩ Tầm, u cơ môn vị là bệnh ít gặp, tỷ lệ khoảng 1-4 trường hợp trên 1.000 trẻ sinh sống, xảy ra ở nam nhiều gấp 4 lần nữ. Đây là ca đầu tiên trong vòng 2 năm qua của bệnh viện. Bệnh làm lớp cơ vòng của môn vị phì đại gây bít nghẹt lối ra dạ dày.
Nguyên nhân gây bệnh hiện nay chưa rõ. Trẻ bú sữa thì ọc ói, nếu chậm phát hiện bệnh bé sẽ mất dịch, sụt cân suy kiệt. Phụ huynh cần cảnh giác với các triệu chứng ói sữa, sụt cân của bé sơ sinh, nên đưa đi khám sớm.
Lê Phương
Theo Vnexpress
Đồng Nai: Bé 2 tháng tuổi mắc bệnh hiếm gặp "da vảy cá"
Bé trai 2 tháng tuổi được đưa vào viện trong tình trạng đóng vảy toàn thân, da cứng, dày, bong tróc, ngón tay, ngón chân không rõ, không thấy lỗ mũi, vành tai, hai mí mắt lộn ngược ra ngoài...
Ngày 9/9, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai (Đồng Nai) cho biết, đơn vị này đang điều trị cho một bé trai 2 tháng tuổi mắc bệnh Harlequin ichthyosis (bệnh biến da người thành vảy cá).
Trước đó, ngày 15/7, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận bé N.H.H. (1 ngày tuổi, quê ở Đức Thọ, Hà Tĩnh) trong tình trạng đóng vảy toàn thân, da cứng, dày, bong tróc, ngón tay, ngón chân không rõ, không thấy lỗ mũi, vành tai, hai mí mắt lộn ngược ra ngoài, cơ quan sinh dục bị biến dạng...
Bé N.H.H. đang được tích cực điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.
Do da của bệnh nhi bị đóng vảy dày, cứng khiến da căng, có nhiều vết nứt rỉ máu, dịch rất hôi. Qua kiểm tra lâm sàng, các bác sĩ nhận định bệnh nhi mắc phải chứng bệnh vảy cá, một loại bệnh do rối loạn di truyền gen lặn, do cả bố và mẹ cùng mắc bệnh này.
Theo các bác sĩ, vì bé H. bị căng cứng, đóng vảy dày từ khi mới sinh ra nên không thể lấy ven được. Do đó, các bác sĩ phải đặt ống thông qua tĩnh mạch rốn để truyền dịch, kháng sinh và nuôi ăn cho bệnh nhi. Sau hơn 3 tuần điều trị, bệnh nhi được chuyển sang phương pháp nuôi ăn bằng ống thông dạ dày, may mắn bé uống được sữa ngoài nên sức khỏe đã tốt hơn. Hiện da bệnh nhi đã bớt rỉ dịch, bớt đóng vảy và bắt đầu mềm lại.
Bác sĩ Trần Thị Bích Phượng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, cho biết, bệnh Harlequin ichthyosis là bệnh lý không thể chữa khỏi, nhưng chủ yếu chỉ ảnh hưởng đến lớp da, không ảnh hưởng tới trí não nên người mắc bệnh này vẫn có thể sống bình thường, chỉ là có lớp da sần sùi khó coi. Trường hợp bé H. phải được điều trị lâu dài trong bệnh viện bằng phương pháp điều trị nâng đỡ như đảm bảo các chế độ dinh dưỡng, dưỡng ẩm da, chống nhiễm trùng. Khi tình trạng sức khỏe của bệnh nhi khá hơn, bệnh viện sẽ tiếp tục tầm soát não, tim và chức năng tai, mắt...
Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh Harlequin ichthyosis là do đột biến gen ABCA12. Gen này có vai trò vận chuyển lipid (chất béo) đến lớp da. Đây là loại bệnh cực kỳ hiếm gặp, tỷ lệ cứ 300.000 trẻ trên thế giới được sinh ra thì có 1 trẻ có nguy cơ mắc bệnh này.
Hiện bé H. đang tiếp tục được các bác sĩ theo dõi chăm sóc và điều trị.
Vĩnh Thủy
Theo Dân trí
Bé 2 tuổi tử vong vì mẹ chủ quan khi con ngã từ giường xuống đất Sáng sớm tỉnh dậy người mẹ thấy đầu con sưng nhưng lại nghĩ đó cũng là chuyện bình thường nên không kiểm tra kĩ. Chị Xiaobo, 32 tuổi sống tại một vùng quê của Trung Quốc. Mặc dù con mới chỉ 2 tuổi nhưng chị Xiaobo đã đi làm từ lâu vì gia đình nghèo, mẹ chồng cô còn mắc bệnh thấp khớp...