Bé trai nhiễm trùng máu do nghiện mút tay
Được đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM, trong tình trạng toàn thân ửng đỏ, ngón tay cái lở loét, bệnh nhi 18 tháng tuổi được các bác sĩ xác định nhiễm trùng máu do thói quen ngậm ngón tay.
Vết thương gây nhiễm trùng trên ngón tay bệnh nhi. Ảnh: BS Hải Thoa
Mẹ bé cho biết, sau khi cai sữa mẹ từ lúc 3 tháng tuổi, bé cứ cho tay vào miệng bú suốt ngày. Mẹ từng bôi dầu cay lên ngón tay bé để đừng bú nữa nhưng không thành công. Ngón tay sau đó loét rộng chảy nước vàng và mọc các mụn nước.
“Cả ngón tay cái của bé dần bị sưng đỏ và chứa mủ. Da toàn thân cũng đỏ lên. Bé sốt cao, quấy khóc, không sao ăn uống được nên chúng tôi phải đưa vào bệnh viện”, bà của bé nói.
Video đang HOT
Các xét nghiệm tại bệnh viện cho thấy vết thương ở ngón tay đã gây nhiễm trùng máu dẫn đến tình trạng sốt. Bệnh nhi lập tức được điều trị bằng kháng sinh, làm sạch mủ. Sau hơn 3 ngày nhập viện, sức khỏe của bé đã dần bình phục.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1, mút tay thường xuất hiện sau lúc trẻ cai sữa. Một số trẻ còn cắn móng. Đây là những thói quen phổ biến ở trẻ em, ảnh hưởng đến sức khỏe do kém vệ sinh hoặc gây nhiễm trùng ở vị trí mút.
Để tránh thói quen này, phụ huynh nên sớm hướng trẻ tập trung đến những hành động khác như dụ cầm đồ chơi, kéo tay ra khỏi miệng bé và thay bằng bình sữa. Phải thường xuyên nhắc nhở trẻ thì mới mong cháu thay đổi được thói quen.
Theo VNE
Nhiễm trùng máu vì hút mỡ bụng để bơm ngực
Chị L. hút mỡ thừa từ bụng để bơm vào "hai trái đào", một tuần sau, hai trái đào bỗng sưng tấy. Chị đi khám thì bác sĩ bảo bị... nhiễm trùng máu.
Từ bỏ phương pháp bơm silicon dạng lỏng để nâng ngực bị cấm, chị em nay lại tin tưởng hơn vào phương pháp "mỡ ta hợp với ta", nghĩa là hút mỡ ở những bộ phận thừa như bụng, mông để bơm vào "hai trái đào".
Thịnh hành vì..."mỡ ta hợp với ta"
Vì làm đẹp, chị Nguyễn Thị L. (45 tuổi, Hà Nội) hiện đang điều trị ngoại trú tại khoa Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pon vì triệu chứng nhiễm trùng máu do bơm ngực.
Tâm sự với chị, chúng tôi được biết, khi con cái đã lớn, kinh tế gia đình ổn định, chị trở nên "nhàn cư vi bất thiện". Nhìn trước gương thấy mình xuống sắc quá, chị quyết định nghe lời người bạn thân đi thẩm mỹ viện.
Vào cái tuổi thanh xuân, vòng một của chị lúc nào cũng căng tròn như hai trái đào nhưng mỗi năm trôi qua, cái vòng một ấy càng ngày càng biến mất. Trong khi đó, cái bụng thì ngày càng chảy ra, da thịt cũng không còn săn chắc nữa.
Được tư vấn của một vị bác sĩ khoa ngoại, chị L. quyết định dùng phương pháp an toàn nhất là hút mỡ bụng bơm lên ngực. "Phương pháp này vừa an toàn vì mỡ của ta sẽ hợp với ta nhất, không phải đưa các vật thể lạ vào người,Mặt khác, nó còn giải quyết được vấn nạn bụng to. "Đúng là một công đôi việc" - chị L. tâm sự.
Sau khi đi phẫu thuật ở một thẩm mỹ X. Tây Sơn, Hà Nội, chị L. đã có bộ ngực như ý. "Quả ra quả, rãnh ra rãnh" - chị L. bảo.
Niềm vui về vòng một như ý chưa kéo dài được lâu thì một tuần sau đó chị cảm thấy ngực đau và sưng tấy. Quay trở lại thẩm mỹ viện, chị nhận được câu trả lời: "Chỉ bị viêm nhẹ thôi, uống kháng sinh là khỏi". Dùng kháng sinh vẫn không đỡ, chị quyết đinh đến bệnh viện để khám lại. Kết quả cho thấy chị đã bị nhiễm trùng máu.
Chị L. sẽ phải điều trị dài ngày và nạo vét vùng ngực bị viêm nhiễm.
Lấy mỡ tự thân bơm lên ngực là một phương pháp rất nguy hiểm.
Hậu quả: tắc vùng tiêm mỡ dẫn đến viêm tấy, nhiễm trùng
PGS, TS Trần Thiết Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình, BV Đa khoa Xanh Pon cho biết, khoa thường xuyên tiếp nhận những trường hợp như chị L., có những trường hợp bị viêm nhiễm, xơ hoá, tuyến vú, rò rỉ túi độn, nhiễm trùng. Không ít trường hợp đã phải cắt bỏ tuyến vú hoàn toàn và phải chờ đến một năm sau mới được phẫu thuật tạo hình ngực giả.
Được biết, trước đây, rất nhiều chị em sử dụng phương pháp bơm silicon dạng lỏng để nâng ngực. Nay phương pháp này đã bị cấm sử dụng.
Khi tiêm silicon lỏng vào cơ thể, nó sẽ kích thích các mô xung quanh, gây ra phản ứng viêm tấy liên tục kèm đau nhức vùng tiêm chích. Tình trạng viêm tấy sẽ ngày càng lan rộng ra và dày lên, cứng hơn, tạo ra những cục u. Gần đây nhất là một phụ nữ ở An Giang đã tử vong vì tiêm silicon vào ngực.
Thời gian gần đây, việc lấy mỡ tự thân để bơm ngực là một phương pháp được chị em tin tưởng vì mỡ của mình sẽ hợp với mình về mọi mặt. Đó là một suy nghĩ sai lầm vì nó khá nguy hiểm.
Phương pháp đòi hỏi một kỹ thuật rất cao, trong khi đó nhiều nơi cơ sở kỹ thuật hạn chế và tay nghề chuyên viên thẩm mỹ chưa cao, đã thực hiện việc hút bao nhiêu là bơm lên bấy nhiêu. Thực chất, việc hút mỡ dưới phần bụng hoặc mông để đưa lên ngực cần được làm rất kỹ lưỡng.
Lượng mỡ sau khi hút ra cần được lọc lấy những tế bào sống và đưa vào ngực mới có hiệu quả. Bơm trực tiếp sẽ dẫn đến các tai nạn như: tắc vùng tiêm mỡ dẫn đến viêm tấy kéo dài và gây bội nhiễm. Nhiễm trùng máu như trường hợp của chị L. chỉ là một trong nhiều tại biến gặp phải.
Để có vòng một săn chắc tốt nhất chị em nên duy trì chế độ tập luyện và ăn uống. Không nên dùng các loại nội tiết tố khác dễ mắc ung thư - PGS Sơn khuyên độc giả.
Theo Bee
Bae Yong Joon đã bị nhiễm trùng máu giai đoạn đầu Nam diễn viên được yêu thích qua những bộ phim đình đám như "Mối tình đầu," "Bản tình ca mùa đông," "Tứ Vương Thần Ký"... đã phải nhập viện. Ngôi sao "Tứ Vương Thần Ký" Bae Yong Joon vừa phải nhập viện vì làm việc quá sức. Ngày 17/9, Bae Yong Joon đã bị ngất do kiệt sức và stress. Ngay lập tức...