Bé trai 3 tuổi có 12 chiếc răng sữa bị mòn
Bé Nguyễn Văn Hùng ở Hà Nội có răng hàm và răng cửa bị mòn, một số chiếc chỉ còn mỏm.
Bé Hùng hơn 2 tuổi, mẹ là chị Lê Thanh Giang đã phát hiện một chiếc răng cửa của con bị lõm giống như mẻ răng. Ba tháng sau, chị Giang phát hiện chiếc răng cửa thứ hai của bé cũng bị mòn tương tự chiếc kia. Kiểm tra bên trong miệng bé, mẹ bất ngờ thấy những chiếc răng hàm cũng có biểu hiện mòn đi, có những chiếc chỉ còn mỏm nướu. Bác sĩ Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương chẩn đoán bé Hùng bị mòn răng.
Ảnh: BVCC
Các bác sĩ cho biết, lớp men răng và lớp ngà răng sữa của bé Hùng tương đối mỏng, chưa hoàn thiện, độ canxi hóa thấp nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công. Mẹ cháu kể, bé rất hay ăn đồ ngọt như kẹo, sữa, uống nước có ga… Bé chưa biết đánh răng, mẹ lại chủ quan không vệ sinh răng miệng cho bé.
Theo bác sĩ, thức ăn chứa nhiều đường, có tính bám dính vào bề mặt răng. Đồ uống có ga, đồ uống ngọt và dễ lên men sinh axit khiến răng sữa bị mòn rất nhanh. Trẻ nhỏ chưa đánh răng được nên những loại đồ ăn này bám lâu trên răng khiến răng dần mòn và tiêu đi. Tình trạng này không có biểu hiện sưng đau, nhìn bằng mắt thường sẽ khó phát hiện.
Bác sĩ cho rằng răng sữa của bé Hùng dần mủn và tiêu đi, có triệu chứng lan ra các răng xung quanh. Răng hỏng ảnh hưởng xấu đến khả năng nhai và phát âm, giảm vẻ thẩm mỹ của khuôn mặt và nụ cười trẻ. Khi răng sữa bị mòn hết lớp men bên ngoài sẽ ăn dần vào bên trong dẫn đến ê buốt ở chân răng. Nếu không phát hiện kịp thời, răng bé Hùng sẽ mòn vào đến tủy, làm viêm và hỏng tủy, ảnh hưởng trầm trọng tới răng vĩnh viễn sau này.
Video đang HOT
Các bác sĩ tiến hành điều trị tủy, vệ sinh ống tủy sạch sẽ và đặt bông ngấm thuốc trong răng để hết viêm. Sau đó răng được hàn kín lỗ tủy, tránh viêm nhiễm càng nặng. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp tạm thời, chờ đến lúc bé thay răng mới xử lý triệt để.
Theo các bác sĩ, điều trị răng cho trẻ khá phức tạp vì đa số bé không hợp tác. Răng trẻ con là răng sữa, men răng rất dễ vỡ nếu xử trí không khéo. Vì vậy, kể cả khi trẻ chưa có chiếc răng nào hay mọc những chiếc răng đầu tiên, cha mẹ phải chú ý vệ sinh răng miệng cho con. Trẻ nhỏ không đánh răng, mẹ dùng gạc sạch thấm nước nhẹ nhàng rơ mặt trong, ngoài của nướu và răng. Hạn chế cho trẻ ăn các món ngọt, đồ uống có ga do dễ ảnh hưởng xấu tới răng lợi. Cha mẹ cần thường xuyên đưa trẻ khám răng.
Thúy Quỳnh
Theo Vnexpress
Hay bị ê buốt răng miệng thì đây chính là những cách giúp giảm bớt tình trạng này hiệu quả
Tình trạng ê buốt răng miệng vào mùa đông hay mùa hè cũng đều gây ra những cảm giác bứt rứt, khó chịu.
Khi lớp men răng của bạn bị bào mòn thì phần ngà răng sẽ dần dần lộ ra. Lúc này, nếu gặp phải bất kỳ sự tác động nào tới răng thì nó sẽ được truyền qua buồng tủy, đi vào những lỗ nhỏ li ti trên ngà răng. Các dây thần kinh của bạn chính là nơi tiếp nhận những xung truyền và tạo nên cảm giác ê buốt, đau nhức kéo dài.
Mặc dù, hiện tượng răng bị ê buốt không quá ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng nó sẽ khiến bạn khó chịu, bứt rứt và có nguy cơ mắc phải những bệnh về răng miệng như viêm nướu, viêm chân răng... Do đó, hãy điểm qua những cách giảm bớt tình trạng răng bị ê buốt ngay bây giờ để tự mình khắc phục luôn từ sớm nhé!
Dùng kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm
Nếu bạn có thói quen ngậm đá, nhai đá hay ăn đồ nóng đột ngột, thậm chí do thay đổi thời tiết thì nó cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng ê buốt răng. Người gặp phải tình trạng này nên chú ý tìm mua những sản phẩm kem đánh răng chuyên dụng để hạn chế được cơn đau nhức thường xuyên. Một số loại kem đánh răng chứa hoạt chất kali, natri sẽ giúp bảo vệ hàm răng nhạy cảm của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng loại kem đánh răng này thường xuyên để tăng hiệu quả và giảm bớt tình trạng ê buốt răng.
Thay đổi cách chải răng
Vấn đề bàn chải sử dụng cũng là điều mà bạn cần lưu tâm, do nếu sử dụng một chiếc bàn chải cứng thì men răng của bạn sẽ dần bị bào mòn nhanh, từ đó khiến cơn đau buốt xuất hiện nhiều hơn. Do vậy, bạn nên chọn những loại bàn chải mềm, đánh răng tối đa trong 2 phút để ngăn ngừa vi khuẩn còn sót lại, bám vào trong các kẽ răng. Thêm nữa, bạn có thể kết hợp dùng kèm nước súc miệng hoặc nước muối để răng được làm sạch sâu hơn.
Hạn chế dùng đồ uống và thức ăn có tính axit
Một số loại nước có ga, đồ uống chứa cồn, hay những loại trái cây như cam, chanh... đều có thể khiến men răng của bạn bị tổn thương. Bên cạnh đó, các loại đồ ăn nóng, lạnh cũng có thể làm tăng cao tình trạng ê buốt răng. Vậy nên, bạn cần tránh ăn những loại thực phẩm này và chuyển sang chọn ăn những đồ mềm, dễ nhai, chứa nhiều canxi và vitamin để giúp răng chắc khỏe hơn.
Sửa thói quen nghiến răng
Việc nghiến răng nhiều dễ khiến các hàm cọ xát mạnh vào nhau. Trong khi đó, những ai có hàm răng nhạy cảm thì men răng thường rất yếu nên việc nghiến răng sẽ làm men răng bị tổn thương theo thời gian. Do vậy, nếu có thói quen này thì bạn nên dùng miếng bảo vệ răng khi ngủ hoặc thay đổi tư thế ngủ. Còn ban ngày, nếu thấy mình vô thức nghiến răng bất chợt thì nên thả lỏng tinh thần, thư giãn cơ thể và tự nhắc bản thân không nên mắc phải nữa.
Đi trám răng
Dù đã thực hiện hết những điều trên nhưng kết quả vẫn không khả quan hơn thì bạn có thể tìm đến sự trợ giúp từ các nha sỹ. Một trong những phương pháp giúp giảm bớt tình trạng ê buốt răng phổ biến là trám răng. Tuy nhiên, lớp phủ trám răng vẫn có thể bị bào mòn theo thời gian nên bạn cần chú ý nhiều hơn đến thói quen khi ăn uống và chủ động đi kiểm tra răng định kỳ.
Theo Trí Thức Trẻ
Nữ sinh sẽ bị mất nửa gương mặt vì cắt bỏ toàn bộ xương hàm bị u "ăn" Mắc căn bệnh u men xương hàm, toàn bộ vùng mặt cô gái N.G.L (16 tuổi, Phú Lương, Thái Nguyên) phù nề, xương hàm bị mục ruỗng, xốp. Các bác sĩ sẽ buộc phải cắt bỏ toàn bộ hàm bị xốp, tiêu xương và tiến hành vi phẫu để tái tạo lại hàm cho bệnh nhân. GS.TS Trịnh Đình Hải, Giám đốc Bệnh...