Bé trai 13 tuổi nhập viện vì nhét bi sắt vào tai
Trong lúc chơi, bé trai 13 tuổi ở Quảng Ninh đã nhét 1 viên bi sắt vào tai. Nếu không được lấy bỏ sẽ gây ra tình trạng viêm tai, nhiễm trùng, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến thính lực của trẻ.
Theo thông tin từ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cho biết, các bác sĩ tiến hành gắp bỏ dị vật là một viên bi sắt đường kính gần 1cm ra khỏi ống tai phải của bệnh nhi 13 tuổi tại Quảng Ninh.
Viên bi sắt đường kính gần 1cm đực gắp ra khỏi ống tai bệnh nhi (Ảnh: BVCC)
Video đang HOT
Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Bằng, dị vật trong tai thường gặp ở trẻ nhỏ, do trẻ nhỏ chưa ý thức được trong lúc chơi đùa tự đút hạt ngô, hạt đỗ, lạc… cũng có thể do vô tình một số mảnh vụn, sỏi, bụi… lọt vào tai, hoặc do một số côn trùng (kiến, gián…) chui vào tai.
Thông thường các dị vật ở trong tai sẽ không gây nguy hiểm ngay. Tuy nhiên, nếu không được lấy bỏ sẽ gây ra tình trạng viêm tai, nhiễm trùng, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến thính lực của trẻ.
Cũng theo bác sĩ Bằng, nhiều trường hợp, bệnh nhi thường không có triệu chứng gì mà chỉ được khám và phát hiện tình cờ, hoặc khi dị vật đã gây biến chứng. Những cách lấy dị vật thường được áp dụng: bơm rửa bằng nước, dùng kẹp gắp, dụng cụ có móc để kéo dị vật, ống hút.
Đặc biệt, dị vật côn trùng sống có thể sơ cứu bằng nhỏ nước muối hoặc nước sạch vào tai, nằm nghiêng về bên đối diện để côn trùng có thể tự bò ra ngoài. Nếu không được, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
Để phòng tránh trẻ tự nhét đồ vật vào tai, gia đình cần dạy trẻ không được nhét bất cứ vật gì vào tai hoặc mũi, vật dụng, đồ chơi nhỏ gia đình không sử dụng cần bỏ vào hộp và để xa tầm tay trẻ em hoặc vứt bỏ tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Bị gián chui vào tai khi ngủ
Người đàn ông 34 tuổi đang ngủ thì cảm thấy ngứa và đau trong tai, nghi ngờ côn trùng chui vào nên vào bệnh viện cấp cứu.
Bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, ngày 30/9 kiểm tra phát hiện ngoài ống tai bệnh nhân có chân của con côn trùng đang cử động. Kết quả nội soi phát hiện một con gián kích thước khoảng 1,5-2 cm đang chui trong ống tai.
Trước khi thực hiện thủ thuật gắp gián, bác sĩ phải làm chết con vật để giảm đau cho người bệnh rồi đưa ra ngoài.
Bác sĩ Uông Hồng Hợp, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, khuyến cáo côn trùng chui vào tai nếu không được gắp bỏ có thể bò sâu vào lỗ tai, gây thủng màng nhĩ hoặc làm nhiễm trùng, viêm tai.
Khi côn trùng chui vào tai, người bệnh cần bình tĩnh xử trí bằng cách dùng nước sạch như nước lọc hoặc nước muối đổ vào tai nghi ngờ có dị vật. Giữ nguyên 10-15 phút để côn trùng chết hoặc bay ra khỏi tai. Tuyệt đối không cố gắng lấy ra bởi có thể khiến con vật vào sâu hơn trong lỗ tai, ảnh hưởng tới thính giác. Sau đó, nhanh chóng đến cơ sở y tế để can thiệp.
Để phòng tránh nguy cơ côn trùng hoặc động vật cắn, cần dọn dẹp, phát quang bụi rậm, thường xuyên kiểm tra nhà cửa. Cần cảnh giác với côn trùng, đặc biệt là các loại rắn độc. Luôn mắc màn khi ngủ, không ngủ dưới đất.
Hình ảnh nội soi lỗ tai bệnh nhân có con gián. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Dùng cưa máy cắt gỗ, lưỡi cưa bị trượt cắt vào cẳng tay Nam bệnh nhân có sử dụng cưa máy để cắt gỗ, nhưng do bị trượt tay, dẫn đến lưỡi cưa máy trực tiếp cắt vào tay. Bệnh nhân nhập viện với tổn thương ở tay trái. Ảnh: BVCC Sau tai nạn, bệnh nhân được nhanh chóng sơ cứu và đưa đến Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Bệnh...