Bé khó đi ngoài dù ăn nhiều rau củ
Bé nhà em hơn 2 tuổi, nặng 13 kg, ngày ăn 3 bữa đầy đủ dinh dưỡng và uống 5 cốc sữa.
Em thường xuyên đổi thực đơn cho cháu như ngày 3 bữa luân phiên giữa thịt, tôm, cá… và cho ăn đầy đủ các loại rau như rau lang, rau mồng tơi, rau đay; các loại củ như cà rốt, khoai tây, susu, bí xanh, bí dao, bầu, khoai lang.
Ngoài ra em cho cháu ăn thêm các loại quả. Hằng ngày cháu đi vệ sinh 1-2 lần vào giờ nhất định (trưa hoặc tối). Cháu bị táo bón nhưng dù vẫn tự đi vệ sinh được. Em đã tìm rất nhiều cách chữa táo bón cho con nhưng không hiệu quả. Em rất lo lắng mong bác sĩ tư vấn giúp cho trường hợp bé nhà em. Cháu bị táo bón như vậy có ảnh hưởng gì không? Cách điều trị và dinh dưỡng cho bé như nào mới phù hợp. (Hoa Thu)
Ảnh minh họa: Essentialbaby.com.au.
Trả lời:
Chào bạn,
Do bạn không cung cấp thông tin cụ thể tình trạng táo bón của con bạn như thế nào nên tôi xin cung cấp một số thông tin về táo bón cho bạn tham khảo như sau:
Táo bón là tình trạng bé đi phân rắn, trên 3 ngày mới đi ngoài một lần. Táo bón có thể là do một số bệnh nguy hiểm như phình đại tràng bẩm sinh, suy giáp trạng bẩm sinh, bệnh đại tràng dài hoặc có thể do thiếu nước, chế độ ăn thiếu chất xơ…
Video đang HOT
Bạn mô tả con vẫn đi vệ sinh hằng ngày, như vậy bé không bị táo bón. Bé có thể đi ngoài phân rắn, khó đi thường do nguyên nhân là thiếu nước, hoặc bé mải chơi, nứt kẽ hậu môn làm cho bé sợ đi ngoài dẫn tới tình trạng trên.
Bạn nên cho bé uống nhiều nước, chế độ ăn nhiều chất xơ, kiểm tra hậu môn bé xem có bị loét không và hằng ngày cho bé đi vệ sinh vào một giờ nhất định. Nếu tình trạng của bé không cải thiện, bạn nên đưa bé tới cơ sở khám chuyên khoa nhi để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Chúc bé luôn vui khỏe và sớm khắc phục được tình trạng táo bón, nếu có.
Bác sĩ nhi khoa Nguyễn Đức Thường
Theo VNE
Lý do khiến bạn tăng cân, mất dáng
Nhiều người thường cho rằng việc tăng cân bị ảnh hưởng bởi lối sống và cách ăn uống. Tuy nhiên, trên thực tế, có những nguyên nhân sức khỏe gây ảnh hưởng tới cân nặng mà bạn khó có thể kiểm soát.
Bạn bị trầm cảm
Nhiều thuốc chữa trầm cảm có tác dụng phụ gây tăng cân. Vì vậy, đừng ngạc nhiên nếu như bạn tăng 2-7 kg khi đang dùng thuốc. Ngoài ra, những người mắc bệnh trầm cảm cũng lười vận động hơn và trong khẩu phần ăn có nhiều chất béo và calorie hơn, dẫn tới việc tăng cân không mong muốn. Để khắc phục điều này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đổi qua loại thuốc khác ít tác dụng phụ hơn và tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng để giải tỏa tâm lý.
Trầm cảm là nguyên nhân khiến phụ nữ tăng cân
Giảm nhu động ruột
Các vấn đề về đường tiêu hóa như thiếu chất xơ, mất nước, mất cân bằng lợi khuẩn đường ruột cũng có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới cân nặng của bạn. Bạn nên bổ sung thêm chất xơ để tránh táo bón. Nếu như không có hiệu quả, bạn nên tới gặp bác sĩ để loại bỏ các nguyên nhân gây rối loạn nghiêm trọng khác.
Rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng cân nặng mỗi người
Thiếu chất dinh dưỡng
Thiếu vitamin D, kẽm và sắt sẽ gây ảnh hưởng tới hệ miễn dịch và khiến cơ thể mệt mỏi. Điều này khiến nhiều người lười vận động hơn và bổ sung nhiều caffein cũng như đường trong khẩu phần ăn, nước uống hơn để giữ cơ thể tỉnh táo. Việc này vô hình chung khiến cân nặng của bạn gia tăng một cách đáng kể. Gia tăng lượng thịt đỏ trong khẩu phần ăn hoặc dùng thực phẩm chức năng để bổ sung lượng chất thiếu hụt sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề.
Bạn đang già đi
Thực tế cho thấy khi bạn ở ngưỡng 40 - 50 tuổi, cơ thể sẽ không tiêu tốn nhiều calorie như khi bạn còn 20. Vì vậy ở giai đoạn này, bạn nên chú ý tập thể dục nhiều hơn và giảm bớt tinh bột trong thức ăn. Những thực phẩm chứa protein ít béo và giảm bớt lượng tinh bột sẽ giúp bạn tránh khỏi nguy cơ tăng cân.
Ở ngưỡng 40-50 tuổi, bạn nên tập thể dục nhiều hơn và giảm bớt tinh bột trong thức ăn
Viêm khớp
Các bệnh lý liên quan đến xương như viêm khớp, đau đầu gối và đau hông sẽ khiến bạn vận động khó khăn hơn và từ đó ít tập thể dục hơn. Bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia để được lên chương trình tập luyện phù hợp với nhu cầu sức khỏe. Trong trường hợp nặng, bạn nên tới gặp bác sĩ vật lý trị liệu để giúp cơ thể vận động nhiều hơn và dễ dàng hơn.
Viêm khớp khiến bạn vận động khó khăn hơn, dẫn đến tăng cân
Dùng thuốc trong thời gian dài
Các loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc ức chế beta và các loại thuốc khác dùng trong điều trị bệnh tim mạch đều có thể khiến bạn tăng cân. Những loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng tới khẩu vị của bạn hoặc trực tiếp tác động lên quá trình trao đổi chất, gây ảnh hưởng tới cân nặng. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để đổi qua loại thuốc khác nếu như không muốn bị tăng cân.
Theo TTVN
10 mối nguy hại từ mỳ tôm bạn nên tránh Mì ăn liền đã trở thành món ăn nhanh phổ biến với giá cả phải chăng. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng ăn quá nhiều sẽ mắc phải những mối nguy hiểm cho sức khỏe. 1. Thiếu dinh dưỡng Mì ăn liền chỉ chứa nhiều năng lượng chủ yếu từ chất béo và tinh bột. Dùng nhiều mì ăn liền không những...