Bé gái mới 4 tuổi đã bị viêm tụy cấp
Theo các bác sĩ, viêm tụy là một bệnh lý ít gặp ở trẻ em nên các dấu hiệu bệnh thường bị bỏ qua. Nếu chẩn đoán và xử trí muộn, diễn tiến bệnh sẽ phức tạp, tuyến tụy bị hoại tử và xuất huyết làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ có thể dẫn đến tử vong.
Nhờ được phát hiện và xử trí kịp thời, bé gái đã hồi phục sức khỏe – Ảnh: Nguyễn Hồ
Mới đây, bệnh nhi nữ T.H.K.N. (4 tuổi, ngụ H.Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) nhập khoa Nhi của Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long. Mẹ bé cho biết, khoảng 4 giờ sáng cùng ngày, bé đột ngột than đau bụng quanh rốn, nôn ói 3 lần lượng nhiều liên tục, sau nôn bé vẫn còn than đau bụng, trước đó mẹ cho bé ăn khá nhiều bánh gạo cùng với cơm.
Bé nhập viện trong tình trạng đừ, nôn ói thêm 2-3 lần liên tục, vẫn còn than đau bụng quanh rốn từng cơn nhiều. Bé được bác sĩ khoa Nhi thăm khám ngay và nghi ngờ bé bị viêm tụy cấp. Do bé nôn nhiều nên được đưa ngay vào phòng hồi sức nhi và thực hiện ngay các cận lâm sàng về xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh.
Kết quả xét nghiệm máu cho thấy bạch cầu tăng cao 19400/mm3 (gấp 2 lần bình thường), CRP 50mg/l, amylase máu 663mg/l, lipase máu>1200 U/L, amylase niệu 9436 U/L đều tăng, siêu âm bụng với kết quả theo dõi viêm tụy cấp. Sau đó bé được tiến hành chụp CT-scan bụng để chẩn đoán xác định, kết quả tuyến tụy kích thước to, phù nề quanh tụy, ít dịch hạ vị.
Video đang HOT
Bé được điều trị ngay và theo dõi sát diễn tiến của bệnh. Sau thời gian điều trị, bé giảm đau bụng, hết nôn ói và các xét trở về bình thường, sau 1 tuần điều trị tại bệnh viện.
Theo các bác sĩ, tuyến tụy là một cơ quan của hệ tiêu hóa, tiết ra các men tiêu hóa giúp tiêu hóa các chất đường, đạm và mỡ từ thức ăn. Viêm tụy cấp là quá trình tự tiêu hủy của tuyến tụy, gây ra do men tụy, lan đến mô xung quanh và các cơ quan xa.
Viêm tụy cấp có nhiều nguyên nhân như sỏi túi mật, thuốc, nhiễm trùng, chấn thương, rối loạn chức năng… Nhưng ở trẻ em thường không tìm được nguyên nhân, bệnh diễn tiến từ nhẹ đến nặng dẫn đến tử vong.
Bệnh khởi phát đau bụng xảy ra đột ngột, thường xuất hiện sau bữa ăn, nhất là bữa ăn có nhiều mỡ. Thường đau trên rốn, có thể đau thượng vị, 1/4 trên phải, hay đau bụng trái. Cơn đau bụng dữ dội đạt đến ngưỡng sau 10-20 phút, có thể kéo dài nhiều giờ. Do đó khi trẻ có những triệu chứng trên cần được chẩn đoán điều trị sớm tránh bỏ sót bệnh hoặc điều trị muộn.
Nguyễn Hồ
Theo motthegioi
Hai bé sinh đôi cùng bị bệnh tim bẩm sinh
Ngày 23.9, đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết đã điều trị thành công cho 2 chị em song sinh với chẩn đoán thông liên nhĩ lỗ thứ phát.
Các bác sĩ can thiệp tim cho bé - Ảnh: Bệnh viện cung cấp
2 bé là N.T.M.N. và N.T.M.C. (SN 2015, ngụ tại H.Long Hồ, Vĩnh Long). Theo thông tin từ gia đình, từ khi sinh ra, 2 bé thường xuyên bị bệnh và suy dinh dưỡng. Trong đợt khám tầm soát bệnh tim miễn phí do Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long phối hợp với trung tâm Y tế TP.Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long) thực hiện vào tháng 8.2019, 2 bé được kiểm tra và chẩn đoán thông liên nhĩ lỗ thứ phát, kích thước khá lớn so với cân nặng của bé.
Bệnh của các bé đã có biến chứng giãn buồng thất phải, tăng áp lực động mạch phổi mức độ trung bình. Đây là bệnh tim bẩm sinh do tình trạng khiếm khuyết tại vách liên nhĩ dẫn đến hiện tượng có lỗ thông giữa buồng nhĩ trái và buồng nhĩ phải của tim.
Điều này làm cho dòng máu đã bảo hòa oxy từ phổi về nhĩ trái thay vì xuống thất trái qua van 2 lá để đi nuôi cơ thể thì một phần dòng máu này chảy qua lỗ thông, vào buồng nhĩ phải. Sau đó, hòa trộn với máu chưa được bão hòa oxy và được bơm lên phổi. Kết quả khiến buồng tim phải phải nhận máu nhiều hơn bình thường, lâu ngày dẫn đến quá tải, dãn buồng tim phải, suy tim và tăng áp lực động mạch phổi.
Êkip can thiệp tim bẩm sinh đã trực tiếp tiến hành can thiệp bít dù cho 2 em vào ngày 17.9. Bít dù thông liên nhĩ qua da là một phương pháp điều trị thông liên nhĩ đạt hiệu quả cao, an toàn. Trong kỹ thuật này, 1 thiết bị 2 cánh giống như chiếc dù nhỏ được đưa từ ngoài vào tim qua tĩnh mạch đùi ở bẹn đến vị trí lỗ thông liên nhĩ trong tim của người bệnh để bít lỗ thông bất thường này.
So với phương pháp mổ hở, đây là một phương pháp ít xâm lấn, thời gian thực hiện thủ thuật ngắn, bệnh nhân mau hồi phục và rút ngắn được thời gian nằm viện. Sau can thiệp, tình trạng 2 em hồi phục tốt, đỡ mệt nhiều, và áp lực động mạch phổi giảm đáng kể so với trước can thiệp và vừa được xuất viện. Toàn bộ chi phí được tài trợ bởi quỹ Nhịp tim Việt Nam - VinaCapital.
Theo Ths.BS Nguyễn Đình Đại Khánh, Phó khoa Can thiệp nội mạch (Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long), việc rút ngắn được thời gian chờ và thời gian nằm viện cho người bệnh là bước đột phá rất lớn về chuyên môn, dịch vụ chăm sóc và các thủ tục hành chính.
Với bệnh lý thông liên nhĩ, người bệnh đa số không có các triệu chứng cơ năng mà chỉ có các triệu chứng lâm sàng rất kín đáo do đó thường bị bỏ sót chẩn đoán cho đến tuổi trưởng thành hoặc khi bệnh đã gây ra các biến chứng nặng.
Do vậy, cha mẹ nên chú ý đến các dấu hiệu bất thường của trẻ như mệt mỏi, chậm lớn, chậm lên cân, kém ăn, khó thở khi gắng sức, hay mắc các vấn đề về phổi như viêm phổi tái phát... để đưa trẻ đến trung tâm tim mạch có kinh nghiệm chuyên môn để được khám và phát hiện sớm bệnh tim mạch ở trẻ em và có cách điều trị kịp thời.
Nguyễn Hồ
Theo motthegioi
Cần Thơ: Năm bệnh nhân đầu tiên được điều trị u vú không cần phẫu thuật Ngày 19.9, đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long (Cần Thơ) cho biết bệnh viện vừa điều trị thành công u vú cho nhóm 5 nữ bệnh nhân đầu tiên, không cần phẫu thuật, với sự hỗ trợ của các chuyên gia đến từ TP.HCM. Các bác sĩ đang áp dụng kỹ thuật VABB trong điều trị u vú - Ảnh: Thanh...