Bê bối chất tẩy rửa trong nước mắm: Đưa chất độc vào mâm cơm người Việt
Việc tiếp xúc với loại soda công nghiệp vừa được phát hiện trong một số mẫu nước mắm, có thể dẫn đến kích ứng da, mắt, hen suyễn, bỏng dạ dày và thậm chí là thủng vách ngăn mũi.
Như thông tin đã đưa, trong năm 2019, thanh tra Bộ NN&PTNT và Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã phát hiện một số vi phạm tại một số công ty sản xuất nước mắm và nước mắm bán thành phẩm trên địa bàn tỉnh An Giang, Vĩnh Long và TPHCM.
Đáng chú ý, tại các cơ sở nói trên đã sử dụng natri cacbonat (Na2CO3) công nghiệp, loại hóa chất vẫn được dùng làm chất tẩy rửa vệ sinh, để sản xuất nước mắm, vi phạm nghiêm trọng về an toàn thực phẩm.
Theo tìm hiểu natri cacbonat thường được gọi là soda là một muối của Natri tồn tại ở dạng bột màu trắng, có tính kiềm, dễ tan trong nước và nóng chảy ở 851OC. Trong công nghiệp, natri cacbonat được dùng để nấu thủy tinh, làm xà phòng, làm giấy, đồ gốm, phẩm nhuộm, keo dán, chất tẩy rửa vệ sinh.
Mọi người không nên lầm tưởng natri cacbonat và Natri bicacbonat (NaHCO3), vốn là một loại muối vẫn thường được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm, dược phẩm với tên gọi baking soda, bột nở hay thuốc muối.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm – Đại học Bách Khoa Hà Nội, trên thực tế natri cacbonat vẫn được phép sử dụng trong sản xuất nước mắm, bởi nó thuộc hệ thống các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định. “Natri cacbonat đóng vai trò là chất thủy phân, tham gia vào quá trình thủy phân đạm trong thịt cá”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết.
Bên cạnh đó, theo kết quả thanh tra, các doanh nghiệp sản xuất nước mắm này cũng sử dụng natri cacbonat để khử axit trong dịch bột ngọt (một thành phần cũng được sử dụng trong các dây chuyển sản xuất nước mắm đã nêu).
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm – Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Theo Quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm, được ban hành kèm theo Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT ngày 31 tháng 8 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế, natri cabonat được xếp vào nhóm các chất phụ gia tạo xốp với các chức năng như: Chống đông vón, điều chỉnh độ axit, ổn định, tạo xốp.
Video đang HOT
Tuy nhiên, chuyên gia này nhấn mạnh: “Vấn đề nằm ở chỗ loại natri cacbonat được dùng là loại nào và cách sử dụng như thế nào. Natri cacbonat được sử dụng trong thực phẩm khác với loại được sử dụng trong công nghiệp”. Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, natri cacbonat hay bất kỳ chất phụ gia nào được phép sử dụng trong thực phẩm bắt buộc phải được tinh chế, loại bỏ các độc tố để tránh mọi hiện tượng gây ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Ngược lại, loại natri cacbonat được sử dụng trong công nghiệp thì không cần phải tinh chế, vì vậy vẫn còn tồn dư các chất độc, điển hình như kim loại nặng, nên chắc chắn không thể đảm bảo an toàn để sử dụng trong chế biến thực phẩm.
Điều gì sẽ xảy ra nếu sử dụng sản phẩm có chứa Natri cacbonat công nghiệp?
Theo mô tả được đăng trên tạp chí khoa học chuyên về hóa học “Journal of Chemical Education”, natri cacbonat có độ độc hại tổng quát được xếp vào mức “1″ – mức nhẹ. Tuy nhiên, trang thông tin này cũng cảnh báo về việc nếu tiếp xúc trực tiếp natri cacbonat có thể gây kích ứng da, đặc biệt gây bỏng mắt, mờ mắt và thậm chí là mất thị lực hoàn toàn.
Mô tả đặc tính của natri cacbonat được đăng trên tạp chí khoa học chuyên về hóa học “Journal of Chemical Education”.
Ngoài ra, theo khuyến cáo của các chuyên gia, việc hít phải hơi natri cacbonat sẽ gây kích ứng mũi, họng, đường hô hấp, phổi, nghiêm trọng hơn là dẫn đến hen suyễn cấp tính hoặc mạn tính.
Trong trường hợp nuốt phải natri cacbonat, đặc biệt là với liều lượng cao hóa chất này có thể làm bỏng miệng, cổ họng, dạ dày dẫn đến các triệu chứng ban đầu như nôn mửa, tiêu chảy.
Đáng chú ý, việc tiếp xúc lâu dài với natri cacbonat có thể dẫn đến hiện tượng “loét soda” ở tay và thủng vách ngăn mũi.
Minh Nhật
Theo Dân trí
Bé trai tử vong vì mẹ sử dụng tinh dầu để chữa bệnh thay thế thuốc
Khi cân nhắc lựa chọn sử dụng tinh dầu hay thuốc, các cha mẹ nên ghi nhớ một điều: việc bôi tinh dầu không bao giờ thay thế được các loại thuốc, đặc biệt với những người có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc trong giai đoạn cuối.
Là cha là mẹ, chúng ta luôn cố gắng mang đến cho con những điều tốt đẹp nhất, bao gồm mọi thứ liên quan đến sức khỏe. Vì vậy, nhiều phụ huynh có xu hướng chuyển sang sử dụng tinh dầu cho bé (Essential Oils) vì sức khỏe và hạnh phúc trọn vẹn của các con.
Nhưng ngay cả các loại tinh dầu dù có "lành" đến mức nào cũng phải được sử dụng một cách vô cùng cẩn trọng. Người dùng cần trang bị kiến thức đúng đắn về thời điểm có thể và không thể sử dụng tinh dầu. Nếu dùng không đúng cách, tinh dầu có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, thậm chí dẫn tới kết cục bi thảm.
Mẹ sử dụng tinh dầu thay thế thuốc, bé trai tử vong
Một người mẹ ở Mỹ đã cho con mình bị hen suyễn sử dụng tinh dầu thay vì thuốc hen khiến bé không may qua đời (Ảnh minh họa).
Một bác sĩ phòng cấp cứu ở Mỹ gần đây đã chia sẻ trên Twitter về trường hợp bệnh nhi bị hen suyễn. Bác sĩ đã không thể cứu nổi bé sau khi người mẹ quyết định ngừng dùng thuốc hen suyễn để chuyển sang dùng tinh dầu dựa trên một bài báo đọc được.
Đứa trẻ đã không còn phản ứng gì khi được đưa đến bệnh viện. Các nhân viên y tế cố hết sức để hồi sinh bệnh nhi suốt 1 giờ đồng hồ nhưng vô vọng. Điều tồi tệ nhất đã xảy ra: cậu bé không bao giờ tỉnh dậy nữa.
Tinh dầu có nguồn gốc từ các bộ phận khác nhau của thực vật như hoa, lá, thảo mộc, vỏ trái cây, vỏ thân cây. Khi pha loãng, một số tinh dầu có thể được sử dụng bằng cách thoa tại chỗ, hít và thậm chí nuốt. Tinh dầu phổ biến như một cách thức tự nhiên để thúc đẩy việc chữa bệnh và giữ gìn sức khỏe. Mặt khác, tinh dầu cũng có thể ở dạng rất cô đặc và gây tác hại nếu không được sử dụng đúng cách.
Những người ủng hộ quá nhiệt tình việc sử dụng tinh dầu thậm chí cho rằng, nếu phải lựa chọn giữa tinh dầu và thuốc, họ thà dùng dầu chứ không dùng thuốc. Nhưng câu chuyện trên chính là lời cảnh tỉnh cho những mê muội thái quá như thế này...
4 điều nên và không nên khi dùng tinh dầu cho trẻ em
1. KHÔNG pha loãng tinh dầu bạn đang dùng trước khi sử dụng chúng cho các con bạn
Hãy nhớ rằng con bạn vẫn còn là một đứa trẻ. Vì vậy, cơ thể nhỏ bé của chúng cần lượng tinh dầu ít hơn so với bạn để có được lợi ích tương tự người lớn. Một chút tinh dầu cũng có thể có tác dụng rất lớn.
2. NÊN sử dụng dầu nền khi thoa tinh dầu lên da con bạn
Làn da trẻ em rất nhạy cảm và mỏng manh, thoa tinh dầu lên có thể khiến da các bé bị kích ứng (Ảnh minh họa).
Làn da trẻ con mỏng và nhạy cảm hơn so với da người lớn. Mặc dù các loại tinh dầu vốn an toàn và không gây kích ứng da của bạn, chúng vẫn có thể dẫn tới những kết cục khác nếu thoa lên da con bạn. Hãy sử dụng các loại tinh dầu an toàn cho trẻ em và luôn pha loãng tinh dầu bằng cách sử dụng một loại dầu nền tốt trước khi thoa lên da con của bạn. Ví dụ về các loại dầu nền nhẹ và vừa bao gồm: dầu hạt nho, dầu dừa, dầu hạnh nhân và dầu bơ.
3. KHÔNG cho con bạn uống tinh dầu
Hãy nhớ rằng các loại tinh dầu ở dạng cực kỳ cô đặc và rất mạnh. Một giọt tinh dầu tương đương với 15-40 tách trà, hoặc 10 muỗng cà phê cồn. Một cách an toàn hơn cho trẻ em khi sử dụng tinh dầu là dùng thiết bị khuếch tán hoặc thoa tại chỗ.
4. KHÔNG dùng tinh dầu khi mang thai
Tinh dầu có thể xuyên qua nhau thai, điều này có thể ảnh hưởng đến em bé của bạn nhiều hơn nó ảnh hưởng đến bạn. Vì lý do này, mẹ bầu không nên ăn uống tinh dầu trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, vẫn an toàn nếu bạn dùng máy khuếch tán tinh dầu và bôi tại chỗ trên da. Nhưng luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết loại tinh dầu nào bà bầu cần tránh.
Có nên sử dụng tinh dầu thay thế thuốc?
Không nên. Tinh dầu có thể là một lựa chọn bổ sung tuyệt vời cho sức khỏe, nhưng nó không bao giờ nên thay thế thuốc, đặc biệt là đối với những người có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc bệnh tình trong giai đoạn cuối.
Trong trường hợp phải chọn tinh dầu hay thuốc, luôn luôn dừng lại và xem xét kỹ tình trạng của con bạn có nghiêm trọng không hay chỉ là cảm lạnh nhẹ? Mặc dù việc bôi tinh dầu có thể là sự thay thế tự nhiên hơn, chúng ta phải luôn dựa trên tín hiệu từ tình trạng sức khỏe của con trước khi quyết định. Sẽ thật sai lầm khi từ chối dùng thuốc nếu đứa trẻ đang rất cần nó. Nếu bạn cảm thấy nghi ngờ, hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ.
Nguồn: Parent, WebMD, Health/Helino
Con gái đi bơi về toàn thân nổi mẩn như bị bỏng - mẹ cảnh báo phụ huynh lưu ý điều này để không gặp phải tình trạng tương tự Ban đầu, ba me nay nghĩ rằng nước bể bơi bị bẩn hoặc con minh bị côn trùng cắn, nhưng be gai vân đau đơn khoc va noi minh "bi thiêu". Mới đây, môt be gai 5 tuôi ơ Singapore đa bi ban đo va nôi mân như thê bi bong sau khi đi bơi ở bể bơi công cộng về. Me cua...