Bé ăn mỗi ngày một quả trứng có sao không
Con tôi không thích ăn chất bột, đường, chỉ thích ăn thịt, cá, trứng, ít ăn rau, trái cây. Mỗi sáng con tôi ăn một quả trứng, như vậy có ổn không?
Con gái tôi sinh tháng 7/2007, nặng 19 kg, cao 126 cm. Như vậy cháu có bị suy dinh dưỡng không? Mỗi bữa cháu ăn nửa chén cơm. Mỗi ngày cháu uống 660 ml sữa. Xin bác sĩ cho biết khẩu phần như vậy có đủ không? Cảm ơn bác sĩ. (Anh Thư)
Ảnh minh họa: Trueaimeducation.com.
Trả lời:
Chào bạn,
Cân nặng của bé là trung bình thấp nhưng chiều cao lại thuộc trung bình cao tương ứng với cân nặng là 24,8 kg nên trông bé sẽ gầy hơn những bé khác.
Video đang HOT
Khẩu phần ăn của bé trung bình một ngày cần khoảng 300-350 g gạo (nếu bé ăn mì, bún, phở thì số lượng gạo sẽ giảm đi). Các thức ăn như thịt, cá, tôm khoảng 200-250 g, có thể thêm một quả trứng, dầu mỡ khoảng 30-40 g. Bên cạnh đó vẫn cần có rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất. Hàng ngày bé cần uống 400 ml sữa.
Chế độ ăn của bé mỗi bữa chỉ nửa bát cơm là ít, bạn động viên bé ăn nhiều hơn mới cung cấp đủ năng lượng vì năng lượng do chất đường bột chiếm 55-60%. Nếu bé không thích ăn cơm, có thể cho bé ăn thêm mì, phở, bánh đa, bún… Trứng là một thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu. Lòng đỏ trứng còn cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: sắt, viatmin A, kẽm…
Tuy nhiên, không nên cho ăn quá nhiều vì hàm lượng chất béo trong trứng cao làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu, dễ rối loạn tiêu hóa. Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu bé thích trứng có thể cho ăn một quả mỗi ngày hoặc 4-5 quả mỗi tuần. Cần cho bé ăn đa dạng các thực phẩm khác như thịt, cá, tôm, cua, đậu đỗ… Rau xanh và hoa quả tươi là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất rất cần thiết và chất xơ cho cơ thể. Nếu ăn ít dễ dẫn đến thiếu vi chất, táo bón sẽ không tốt cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng.
Chúc bé luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
Thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi
Phòng khám dinh dưỡng, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
Theo VNE
Chữa rối loạn tiêu hóa nhờ bài thuốc nam
Những bài thuốc nam chữa rối loạn tiêu hóa sau đây có thể áp dụng cho mọi đối tượng, đặc biệt là dành cho trẻ nhỏ.
Trẻ sơ sinh rất dễ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là một trong những căn bệnh thường gặp ở mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Một số triệu chứng thường thấy ở người bệnh như phân lỏng, liên tục nhiều ngày liên, bụng bị sôi có trường hợp bụng bị chướng, ăn kém và chậm tiêu. Riêng trẻ nhỏ sẽ thấy đi ngoài nhiều lần, phân có bọt, mùi chua hay khắm, hay quấy khóc và ra mồ hôi trộn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới rối loạn tiêu hóa nhưng chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng thiếu cân đối. Ăn quá nhiều thực phẩm nhiều giàu mỡ, chất bột, nhưng lại ăn ít chất xơ (rau xanh, trái cây tươi), bị ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn, loạn khuẩn đường ruột hay ký sinh trùng. Cần tìm cách chữa rối loạn tiêu hóa càng sớm càng tốt để tránh trường hợp khiến người bệnh mệt mỏi kéo dài, trẻ em có thể dẫn tới còi xương, suy dinh dưỡng.
Trong trường hợp bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn thì cần chuẩn bị 12g sâm can, 8g ý dĩ, 12g bạch truật, 8g thần khúc, 8g củ mài, 8g hạt sen và 8g biển đậu cùng 4g vỏ quýt. Tất cả đem rửa sạch, sắc uống trong ngày hoặc tán thành bột mịn rồi vo viên, ngày uống khoảng 20g. Chú ý uống 2 lần trong ngày. Sau bữa ăn hoặc trước 1 tiếng.
Chuẩn bị 6g mạch nha 5g vỏ quýt, 4g kê nội kim, 4g thần khúc, 8g sơn tra sau đó đêm tán bột hoặc sắc 3 bát lấy một bát uống trong ngày. Duy trì uống cho tới khi lành bệnh. Bài thuốc này dùng chữa rối loạn tiêu hóa trong trường hợp do ăn uống không tiêu.
Thuốc nam có thể dùng trị bệnh rối loạn tiêu hóa
Nếu bị đau bụng kèm với đầy hơi, ăn kém và đầy hơi thì lấy 20g củ mài, 40g riềng, 10g gừng khô và 30g bố chính sâm đem sao vàng và tán bột mịn. Mỗi lần dùng thì cho người bệnh uống khoảng 4g và chia 2 lần. Sau đó đem hãm nước đun sôi sau đó lọc lấy nước trong để uống.
Sử dụng thuốc nam sẽ tốt hơn cho người bệnh
Tuy nhiên, trước khi tìm cách chữa rối loạn tiêu hóa thì nên tìm cách phòng bệnh bằng cách cho trẻ ăn bổ sung sớm và đảm bảo ăn uống phải cân đối. Đặc biệt với trẻ sơ sinh, nếu mẹ thiếu sữa thì phải dùng sữa khác thay thế và đảm bảo vệ sinh. Nên tuyệt đối đảm bảo vệ sinh ăn uống và an toàn thực phẩm. Không nên tùy tiện dùng các loại kháng sinh vì có thể gây ra tình trạng loạn khuẩn ruột. 6 tháng nên tẩy giun đều đặn.
Theo TTVN
Nấm hương - 'Thực phẩm vàng' cho người yếu sinh lý Nấm hương là thức ăn lý tưởng cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, trẻ em suy dinh dưỡng. Nấm hương còn là một "gia vị vàng" cho người yếu sinh lý. Nấm hương có tác dụng điều tiết chuyển hóa, tăng cường năng lực miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư,...