Bé 6 tháng tuổi nguy kịch vì tay chân miệng, bác sĩ nói gì?
Mùa cao điểm bệnh tay chân miệng, bác sĩ cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cha mẹ không thể không biết.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh cảnh báo cha mẹ lưu ý biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng (Ảnh: Hoà Bình)
Đang vào mùa cao điểm lây lan, hoành hành của dịch bệnh tay chân miệng, thông tin từ các bác sĩ tại BV Nhi Đồng TP.HCM cho hay, BV đang điều trị khoảng 40 bệnh nhi nhiều cấp độ khác nhau của bệnh tay chân miệng. Trong đó, đặc biệt nguy kịch là trường hợp của bé gái 6 tháng tuổi chuyển viện đến từ tỉnh Đồng Tháp.
Trường hợp bé gái tên T.V.M.N (Đồng Tháp) gia đình cho hay trước đó bé đã bị bệnh trong khoảng 4 ngày, biểu hiện của bé là sốt và ói liên tục. Bé gái này chỉ xuất hiện một nốt hồng ban nhỏ trên chân. Bố mẹ bé cũng cho con đi khám khắp nơi không ra bệnh nên cho bé chuyển tuyến lên nhập viện vào BV Nhi Đồng TP.HCM.
Bác sĩ tại đây cho hay, lúc này, bệnh đã trở nặng nhanh một cách choáng ngợp, mạch đập nhanh dồn dập trên 200 lần mỗi phút, bé bứt rứt lơ mơ, các bác sĩ phát hiện nốt hồng ban nhỏ đơn độc tại ngón chân trẻ. Lúc này, mẹ của bé cũng hốt hoảng nhớ lại bé có giật mình khi ngủ và yếu hai chân, nhanh chóng nghĩ ngay tay chân miệng độ nặng nhất.
Các bác sĩ khẩn trương đặt ống thở hỗ trợ thở máy, bé đã có dấu hiệu trào bọt hồng, huyết áp cao và phù phổi, chủ động xét nghiệm dịch phết họng và phết trực tràng của trẻ ra tác nhân Virus EV71, một chủng dễ chuyển nặng và gây viêm não của bệnh tay chân miệng.
BS CK2 Lê Vũ Phượng Thy – Trưởng khoa Hồi Sức Tích Cực – Chống Độc ( BV Nhi đồng TP.HCM) đã huy động ekip trực nhanh chóng sử dụng huyết thanh miễn dịch tiêm mạch, khẩn trương thiết lập đường truyền trung tâm, tiến hành lọc máu khẩn trong ngày, lọc bớt độc chất và giảm gánh cho quả tim cũng đang tổn thương dần vì đập quá nhanh..
Bé gái 6 tháng tuổi chỉ có một nốt hồng duy nhất trên chân
Video đang HOT
Rất may sau khi áp dụng các biện pháp tích cực, chỉ sau hai ngày, bệnh nhi đáp ứng tuyệt vời, mạch giảm còn 140 lần mỗi phút, men tim hồi phục, tỉnh táo dần. BS cho biết bệnh nhi sẽ được theo dõi sát tiến trình hồi phục những ngày sắp tới.
Theo bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ – Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, hiện nay đang là mùa cao điểm của bệnh tay chân miệng. BS cho hay chỉ riêng tại Khoa Nhiễm của BV này đã có hơn 40 bệnh nhi bị tay chân miệng các cấp độ.
Trao đổi thêm về mùa cao điểm tay chân miệng, BS Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM khẳng định “trận chiến” với trẻ bị tay chân miệng ở các tỉnh phía nam đã bắt đầu từ cuối tháng 3, bây giờ đang là thời gian cao điểm lây lan bùng phát của dịch bệnh này.
BS Trương Hữu Khanh cảnh báo các cha mẹ cần biết tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, càng nhỏ càng dễ nặng, đa số sẽ tự khỏi trong 7- 10 ngày nhưng nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì sẽ gặp nhiều biến chứng, thậm chí có thể nguy hiểm tới tính mạng.
BS khẳng định phát hiện sớm bệnh tay chân miệng ở trẻ là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho việc điều trị được thuận lợi, trẻ bệnh được chăm sóc và theo dõi sát, hạn chế những rủi ro có thể gây tác hại xấu đến sức khỏe của trẻ nếu phát hiện và điều trị quá trễ.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh cảnh báo mạnh mẽ về những biểu hiện đặc trưng của bệnh là các tổn thương như hồng ban, bóng nước xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng chân, trong ổ miệng, và đôi khi xuất hiện ở vùng mông, đầu gối của trẻ.
Ngoài ra, trẻ còn có thể bị loét miệng, nhiều nhất là vùng hầu họng, ở niêm mạc má, môi hoặc lưỡi, số lượng vết loét thay đổi từ 1 đến vài mụn loét trong miệng, kích cỡ khoảng 2 mm – 3 mm.
Bệnh nhi T.V.M.N (Đồng Tháp) đang được điều trị tại BV Nhi đồng TP.HCM (Ảnh: BVCC)
“Trẻ bị tay chân miệng bị sốt từ hơn 39 độ, đặc biệt, lúc ngủ trẻ có thêm biểu hiện giật mình chới với tay quơ quơ, giật mình, cha mẹ cần nhớ biểu hiện này cho thấy virus đã gây tổn thương thần kinh, nên phải cho trẻ đi viện cấp cứu khẩn cấp” – BS Trương Hữu Khanh cảnh báo.
Bác sĩ lưu ý, trẻ có thể bị mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần vì chủng virus gây bệnh không chỉ có vi rút EV71 và chủng vi rút Coxsackie A16 còn có hơn 10 chủng vi rút thuộc nhóm vi rút đường ruột. Vì vậy cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
Tay chân miệng hiện vẫn chưa có vaccine để tiêm phòng nên bác sĩ khẳng định rất cần phòng bệnh cá nhân như mang khẩu trang, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà bông, đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, tiếp xúc phân, nước bọt khăn trải giường của trẻ. Bác sĩ khuyên cha mẹ nên rửa sạch đồ chơi, vật dụng, tay nắm cửa, thanh vịn, lan can, sàn nhà, lau sàn bằng nước xà bông.
Báo động dịch bệnh tay chân miệng
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 1,8 ngàn trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng gần 1,5 ngàn trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái. TP.Biên Hòa là địa phương có số ca mắc cao nhất với 725 ca, tiếp đó là H.Trảng Bom với 352 ca.
Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai khám cho một trẻ mắc bệnh tay chân miệng. Ảnh: Hạnh Dung
Các bác sĩ dự báo dịch bệnh tay chân miệng có nguy cơ bùng phát rất mạnh trong thời gian tới. Do chưa có vaccine phòng bệnh này nên người dân cần nâng cao ý thức và thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch cho trẻ nhỏ.
* Nhiều nguồn lây
Khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai hiện đang điều trị cho 23 bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng. Đang chăm sóc con tại bệnh viện, chị Phạm Thị Quỳnh Nga (ngụ xã Thanh Sơn, H.Định Quán) cho hay, mấy ngày trước, con chị biếng ăn kèm theo sốt, ngủ hay giật mình. Chị Nga đưa con đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán bị bệnh tay chân miệng, cần phải nhập viện điều trị.
Khi được hỏi có biết nguồn lây bệnh cho con từ đâu, chị Nga cho rằng, bé có thói quen ngậm đồ chơi trong miệng nên có lẽ bệnh lây qua đường này.
Còn bà Phùng Thị Bảy (ngụ xã Bình Lợi, H.Vĩnh Cửu) cho biết, bà có 2 cháu nhỏ, thường chơi chung với nhau. Cách đây khoảng hơn 1 tuần, đứa cháu đầu tiên bị sốt, biếng ăn, miệng hơi đỏ, đưa đến bệnh viện thì được chẩn đoán bị bệnh tay chân miệng, cần nhập viện để điều trị. 2 ngày sau đó, cháu thứ 2 cũng có những biểu hiện tương tự và hiện bà đang chăm 2 cháu tại bệnh viện.
Theo BS Nguyễn Thanh Quyền, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, hầu hết các ca bệnh đang điều trị tại khoa là những ca bệnh nhẹ, chưa ghi nhận trường hợp bệnh phức tạp. Những trường hợp nào nghi ngờ bệnh nặng, bác sĩ sẽ cho tiến hành xét nghiệm để xác định xem đó là tuýp virus nào.
BS Quyền cho hay, bệnh tay chân miệng diễn tiến nặng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong. Do đó, việc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng.
Lý giải nguyên nhân vì sao từ đầu năm 2021 đến nay, số ca bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh tăng mạnh, BS Phan Văn Phúc, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh nói: "Bệnh tay chân miệng mang tính chu kỳ.
Trong vòng 4-5 năm sẽ có khoảng thời gian tăng lập đỉnh, sau đó giảm dần và tăng lên lại. Qua giám sát của toàn khu vực phía Nam và của tỉnh, giai đoạn này, số ca mắc bệnh tay chân miệng tăng khoảng 4-5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Nguy cơ bùng phát dịch bệnh tay chân miệng trong thời gian tới rất cao".
Ngoài nguyên nhân mang tính chu kỳ, số ca mắc bệnh tay chân miệng cao còn liên quan đến số lượng trẻ trong độ tuổi. Theo thống kê, số lượng trẻ sinh năm 2019 trong toàn tỉnh lớn hơn so với những năm khác. Năm 2021 là thời điểm những trẻ sinh năm 2019 bắt đầu đi học ở các trường mầm non, tiếp xúc nhiều. Do chưa được chăm sóc và bảo vệ đúng cách nên có nhiều trẻ mắc bệnh.
* Phòng bệnh không khó
BS Nguyễn Thanh Quyền nhấn mạnh, bệnh tay chân miệng tăng cao trong khoảng tháng 3, 5 hoặc từ tháng 9, 12. Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa hoặc do tiếp xúc trực tiếp giữa người với người qua dịch tiết đường hô hấp, hạt nước bọt.
Để phòng bệnh tay chân miệng, trước tiên những gia đình có con nhỏ, đặc biệt trong độ tuổi mẫu giáo, mầm non cần lưu ý thực hiện tốt 3 sạch: ăn (uống) sạch; ở sạch; bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Thực hiện tốt ăn chín, uống chín. Vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng qua nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như chén, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
Hằng ngày, phụ huynh và các giáo viên, nhân viên nhà trường cần lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc của trẻ như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Không cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và xử lý hợp vệ sinh.
"Nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng như sốt cao, da có mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối, trẻ đau miệng, bỏ ăn, nôn, tăng tiết nước bọt, tiêu chảy, mệt mỏi, quấy khóc... cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám, điều trị. Nếu trẻ điều trị tại nhà, cần chú ý hạ sốt cho trẻ, lau mát tắm rửa bình thường, nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm dễ tiêu, mát để trẻ dễ tiêu hóa" - BS Phan Văn Phúc cảnh báo.
Kết quả phân lập tuýp virus gây bệnh tay chân miệng của các bệnh nhân trong tỉnh thời gian qua cho thấy, có khoảng 40% là tuýp EV71. Đây là chủng virus có độc lực cao, có thể gây tử vong cho người bệnh nếu không được điều trị đúng và kịp thời.
Bị tay chân miệng, 8 trẻ nguy kịch phải lọc máu, thở máy Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng ghi nhận 8 ca mắc tay chân miệng ở độ III, IV phải nằm khoa hồi sức, can thiệp chuyên sâu. Sáng nay (8/4), có mặt tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng, phóng viên ghi nhận rất nhiều trẻ em được người thân đưa đến khám. Bệnh viện này hiện nay là...