Bé 5 tuổi phải nhập viện sau 6 ngày mắc thủy đậu
Ngày thứ 6 từ khi bệnh thủy đậu khởi phát, trẻ xuất hiện nhiều nốt loét, mụn mủ và phỏng nước toàn thân.
Bệnh nhi bị biến chứng của thủy đậu được điều trị tích cực tại bệnh viện. Ảnh: BVCC.
Theo thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, bệnh nhi 5 tuổi, ngụ Lạng Sơn, mắc thủy đậu và điều trị tại nhà.
Đến ngày thứ 6 của bệnh, trẻ sốt cao, ho, nổi ban, phỏng nước rải rác toàn thân. Bên cạnh đó, da vùng bụng, mạn sườn trái, lưng, đùi phải của trẻ bị viêm sưng nề, có nhiều mụn mủ và loét.
Tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị nhiễm trùng huyết, viêm tấy lan tỏa, thủy đậu bội nhiễm, hạ kali máu. Tình trạng bệnh nhi được tiên lượng nặng, cần điều trị hồi sức tích cực.
Các bác sĩ ngay lập tức dùng kháng sinh liều cao, phối hợp kháng virus cho trẻ. Đồng thời, các bác sĩ thực hiện phẫu thuật loại bỏ tổ chức hoại tử, nạo mủ, ổ áp xe, hạ sốt, bù nước điện giải, nuôi dưỡng tĩnh mạch và chăm sóc tích cực.
Hiện sức khỏe bệnh nhi ổn định, các tổn thương da tiếp tục được chăm sóc thay băng hàng ngày.
Thủy đậu là bệnh do virus varicella zoster gây ra. Bệnh xảy ra quanh năm và tăng cao hơn từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm. Bệnh có khả năng lây lan cao, lên đến 90% đối với người chưa từng mắc hoặc chưa từng tiêm vaccine.
Video đang HOT
Dấu hiệu nhận biết đặc trưng của thủy đậu là phát ban, nổi mụn nước nhỏ chứa đầy dịch, gây ngứa. Trong vài ngày, các mụn nước sẽ vỡ ra và rỉ nước, sau đó đóng vảy trước khi lành lại.
Bệnh thủy đậu đa số lành tính, hồi phục trong khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, đây không chỉ là bệnh ngoài da để lại sẹo, mà có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng… Bệnh đặc biệt nguy hiểm với bà bầu, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người có bệnh nền.
Để phòng bệnh thủy đậu, bác sĩ khuyến cáo người dân cần vệ sinh nhà cửa, nơi làm việc sạch sẽ. Cùng với đó, phụ huynh cần tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 1 tuổi để phòng bệnh, tránh lây lan.
Khi phát hiện người có biểu hiện bệnh, cần cách ly và tuyệt đối không sử dụng các phương pháp dân gian truyền miệng như đắp lá, tắm lá… rất dễ gây nhiễm trùng, bội nhiễm. Việc làm này khiến bệnh tiến triển nặng thêm, gia đình cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế sớm để điều trị tốt nhất, đặc biệt là ở trẻ em.
Nhiều ổ dịch thủy đậu xuất hiện: Cần làm gì để phòng tránh?
Thời tiết đang bước vào giai đoạn giao mùa, độ ẩm không khí cao là một yếu tố thuận lợi khiến bệnh thủy đậu bùng phát và lây lan...
Thông tin từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật CDC Hà Nội, chỉ trong 3 tháng đầu năm thành phố ghi nhận 150 ca mắc thủy đậu, nhiều người lớn đã gặp phải những biến chứng nặng.
Đặc biệt, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Yên Bái mới đây ghi nhận 1 người phụ nữ 42 tuổi tử vong do mắc thủy đậu cùng biến chứng suy gan cấp và viêm phổi nặng.
Các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tại các địa phương trên cả nước cảnh báo trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận các ca mắc và chùm ca bệnh mới do thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch bệnh lây lan bao gồm bệnh thủy đậu.
Bệnh thủy đậu xảy ra quanh năm, cao điểm nhất là vào mùa đông - xuân hàng năm. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, khi xảy ra ở người lớn thường nặng hơn trẻ em. Vì vậy cần phải bảo vệ bản thân khỏi bệnh thủy đậu bằng 4 cách dưới đây.
Tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đối với bệnh dễ lây nhiễm như thủy đậu, tiêm vắc xin là cách phòng bệnh an toàn, đơn giản và hiệu quả nhất cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Mức độ tránh được bệnh thủy đậu của người sau khi tiêm vắc xin là 98%. Đặc biệt, vắc xin được duy trì hiệu quả bảo vệ trong vòng nhiều năm.
Liều tiêm của vắc xin thủy đậu cho từng đối tượng
Thường xuyên vệ sinh cá nhân và môi trường sống
Một trong những phương pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa các virus, vi khuẩn truyền nhiễm là rửa tay. Không nên rửa tay qua loa, cần rửa kỹ cả các kẽ ngón tay và bàn tay với xà phòng trong ít nhất 20 giây.
Bên cạnh đó, việc làm sạch và khử trùng môi trường sống cũng vô cùng quan trọng, đặc biệt là vệ sinh các bề mặt thường xuyên có nhiều người tiếp xúc.
Không tiếp xúc với người bị hoặc nghi ngờ bị thủy đậu
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm và rất dễ lây nhiễm từ người sang người, gây ra bởi virus Varicella Zoster. Virus thủy đậu lây nhiễm qua đường hô hấp, những nơi công cộng, không gian kín thì càng dễ lây nhiễm.
Những người chưa bị thủy đậu cần chủ động tránh tiếp xúc, không dùng chung các vật dụng với người nghi nhiễm bệnh. Nếu tiếp xúc với người bị thủy đậu cần đeo khẩu trang và che chắn kỹ càng để ngăn virus lây nhiễm.
Hạn chế đi đến nơi đang có dịch thủy đậu
Để phòng bệnh thủy đậu, trước khi đến mỗi vùng, miền hay địa phương cần tìm hiểu xem nơi đó đang có nhiều người mắc thủy đậu hay là vùng tâm dịch hay không để chủ động trang bị các biện pháp phòng bệnh.
Sử dụng khẩu trang sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn ở các bệnh lây qua đường hô hấp. Để phòng tránh mắc thủy đậu, mỗi người nên sử dụng khẩu trang khi đến nơi công cộng, nơi đông người.
Người bệnh thủy đậu nên tập thể dục khi nào? Khi các triệu chứng khó chịu đã thuyên giảm, người bệnh thủy đậu có thể tập luyện nhẹ nhàng tại nhà để cơ thể nhanh chóng hồi phục, giảm bớt tình trạng uể oải, đau mỏi người... 1. Vai trò của tập luyện với người bệnh thủy đậu Bệnh thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng do Varicella Zoster Virus gây ra. Sau...