Bất ngờ với 5 tác hại của thói quen uống nước đá vào mùa hè!
Uống nước đá lạnh vào mùa hè có thể gây ra nhiều vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng cho đường hô hấp, tiêu hoá hay tim mạch như suy giảm nhịp tim, gia tăng nguy cơ táo bón hay đau rát viêm họng,…
Có nhiều người cho rằng việc uống nước đá lạnh có thể giải nhiệt cơ thể nhanh hơn uống nước ở nhiệt độ thường. Tuy nhiên các chuyên gia đã giải thích rằng, việc uống nước đá hay ăn kem lạnh khi vừa đi nắng về không những không giúp cơ thể bạn được giải nhiệt mà còn làm cho bạn cảm thấy khát nước hơn.
Đi kèm với việc không giúp cơ thể giải nhiệt sâu mà việc uống nước đá có thể khiến bạn gặp nhiều vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng:
1. Viêm họng cấp, đau rát họng
Có rất nhiều trường hợp sau khi uống nước đá lạnh bị đau họng và nghẹt mũi. Nguyên nhân được giải thích là do nước đá lạnh sẽ làm lớp nhầy ở niêm mạc cổ họng bị khô lại từ đó khiến họng bạn bỏng lạnh với biểu hiện là đau rát.
Nếu không chú ý, họng của bạn rất dễ bị nhiễm vi khuẩn vào lúc này gây ra hiện tượng viêm họng cấp.
Uống nước đá lạnh có thể gây bỏng họng (Ảnh: Internet)
2. Suy giảm nhịp tim
Nhịp tim của bạn có thể sẽ đập chậm hơn sau khi uống nước đá lạnh do dây thần kinh phế vị bị kích thích và ức chế. Đây là dây thần kinh đóng vai trò quan trọng đối với khu vực thần kinh tự trị của cơ thể.
Do vậy mà thói quen uống nước đá lạnh vào mùa hè khiến nhịp tim bị suy giảm và có thể nghiêm trọng hơn nếu bạn vẫn giữ thói quen này trong thời gian dài.
Khi bạn uống nước đá lạnh, nhịp tim của bạn có thể sẽ bị co bóp chậm hơn (Ảnh: Internet)
Video đang HOT
3. Tăng nguy cơ táo bón
Hệ tiêu hoá của bạn có thể được kích thích hoạt động nếu như bạn có thói quen uống nước ấm – điều này hoàn toàn tốt. Nhưng ngược lại, vào mùa hè nếu uống nước đá lạnh thường xuyên có thể gây khó chịu cho hệ tiêu hoá, ảnh hưởng tới khả năng co bóp của dạ dày và ruột nhất là khi vừa mới ăn xong thức ăn sẽ bị co lại do nước lạnh dẫn tới nguy cơ bị táo bón cao hơn.
Hệ tiêu hoá bị kích thích có thể gây táo bón (Ảnh: Internet)
4. Uống nước đá lạnh gây đau bụng, buồn nôn
Một số người sau khi uống nước đá lạnh có cảm giác bị đau bụng hay buồn nôn, nôn. Các nhà khoa học đã giải thích cơ chế này như sau:
Khi nước lạnh được đưa qua cổ họng xuống dạ dày, trong quá trình di chuyển các mạch máu trên đường đi bị co lại và khó lưu thông nên việc tiêu hoá bị ức chế và cần tiêu tốn nhiều thời gian hơn.
4. Mất năng lượng, kiệt sức
Như đã nói ở trên, có nhiều quan niệm cho rằng uống nước đá lạnh hay uống nước lạnh và ăn kem có tác dụng giải nhiệt cơ thể nhưng đó chỉ là cảm giác tức thời mà thôi. Nếu một người đi nắng về uống nước lạnh ngay lập tức có thể gặp hiện tượng “mất sức” ngay sau đó vài giây.
Mất nắng lượng, kiệt sức do uống nước đá lạnh sai cách (Ảnh: Internet)
Lời khuyên từ bác sĩ:
Vậy lời khuyên nào cho thói quen uống nước đá lạnh vào mùa hè? Theo các bác sĩ tốt nhất là bạn hãy bỏ thói quen này, đặc biệt là khi vừa đi ngoài trời nắng nóng về nếu không muốn sức khoẻ bị ảnh hưởng. Thay vào đó hãy uống một cốc nước mát vừa phải để thay thế.
Ngoài ra thì các chuyên gia cũng khuyên bạn nên uống nước ấm và buổi sáng để quá trình đào thải độc tố của cơ thể cũng như hệ tiêu hoá được tốt hơn, cải thiện quá trình lưu thông máu và giảm stress.
Bên cạnh việc không nên uống nước đá quá lạnh thì thức ăn lạnh hay kem cũng nên ăn đúng cách.
Từ vụ 2 mẹ con Ninh Bình tử vong do ngạt khí máy phát điện: Cảnh báo 3 việc CẦN LƯU Ý trong ngày nắng nóng vì có thể gây tai biến, đột tử
Trường hợp của hai mẹ con chị T. tử vong do ngạt khí khi dùng máy phát điện chính là bài học cho tất cả chúng ta khi sử dụng các thiết bị điện cũng như thực hiện các thói quen khác trong ngày nắng nóng.
Mùa hè là thời điểm số người bị đột quỵ tăng cao hơn, đặc biệt tập trung vào những khoảng thời gian của những đợt nóng đỉnh điểm. Theo nghiên cứu thực hiện bởi Đại học Haifa, nhiệt độ cứ tăng 1 độ C thì nguy cơ đột quỵ tăng 10% trong thời gian 6 ngày. Không những vậy, đây cũng là lúc các gia đình sử dụng các thiết bị điện như máy phát điện, điều hòa nhiệt độ... Tuy nhiên, bất cứ sai lầm nào cũng sẽ khiến chúng ta phải trả giá đắt.
Mới đây, trường hợp 2 mẹ con tại Ninh Bình bị ngạt khí máy phát điện trong đêm dẫn đến tử vong thương tâm đã khiến xã hội bàng hoàng. Nạn nhân được xác định là chị B.T.T. (SN 1993, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) và cháu N.T.P. (SN 2019, con trai chị T.).
Người mẹ được cấp cứu nhưng không qua khỏi. (Ảnh gia đình chia sẻ lên trang cá nhân)
Kết quả khám nghiệm hiện trường, Công an huyện Gia Viễn xác định nguyên nhân ban đầu dẫn đến việc hai mẹ con tử vong là do ngạt khí máy phát điện trong phòng kín.
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn (nguyên giảng viên Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội), máy phát điện chạy bằng xăng, khi hoạt động chúng sẽ thải ra khí CO và CO2, đốt cháy oxy. Đây chính là thủ phạm gây ngạt khí, có thể dẫn đến tử vong.
Khi nồng độ CO2 quá cao, chúng có thể gây ngạt, khiến nạn nhân đi vào hôn mê và tử vong. Khí CO không màu, không mùi, không vị nên cũng rất khó nhận biết một người bị ngộ độc. Nạn nhân thường xuất hiện các dấu hiệu như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ói mửa, khó thở, mờ mắt, lú lẫn.
Trường hợp của hai mẹ con chị T. chính là bài học cho tất cả chúng ta khi sử dụng các thiết bị điện cũng như thực hiện các thói quen khác trong ngày nắng nóng. Hãy tự bảo vệ bản thân và gia đình khỏi các tai nạn không mong muốn ngày hè bằng cách ghi nhớ những lưu ý sau đây.
1. Coi chừng sốc nhiệt do sử dụng nhiệt độ điều hòa quá thấp
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), chúng ta thường có thói quen để nhiệt độ thấp khi sử dụng điều hòa, nhất là vào những ngày nắng nóng cực điểm. Tuy nhiên, thói quen này vô tình khiến gia đình bạn dễ bị sốc nhiệt, cảm lạnh, thậm chí là tạo nên các bệnh thần kinh. Các khớp và dây chằng chưa kịp thích ứng với điều kiện thời tiết sẽ bị kích thích lạnh đột ngột, tạo nên sự cứng khớp không thể vận động linh hoạt, gây đau khớp.
PGS khuyên các gia đình chỉ nên chỉnh nhiệt độ điều hòa chênh lệch nhiệt độ ngoài trời 7 độ C, như vậy có thể đảm bảo sức khỏe của bạn và gia đình.
2. Cẩn thận đột quỵ khi tắm đêm trong những ngày nóng bức
Những ngày hè nóng bức, tắm đêm được lựa chọn như một giải pháp giải tỏa cơn nóng của nhiều người, tuy nhiên thói quen này tiềm ẩn rủi ro sức khỏe nghiêm trọng.
Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), xét về nguyên lý âm - dương, đêm thuộc về âm, ngày thuộc về dương. Cơ thể con người phụ thuộc và chịu ảnh hưởng vào thời tiết.
Vào buổi tối (âm), nhiệt độ, không khí giảm xuống nên tắm đêm sẽ không có lợi, thậm chí gây tổn hại cho sức khỏe. Nếu tắm đêm mà không cẩn thận thì có thể gây ra nhiều chứng bệnh khác nhau, nhẹ là đau đầu, mỏi cổ vai gáy, đau tay chân, tay chân cử động khó. Trường hợp nặng có thể gặp những chứng bệnh nguy hiểm gây tai biến, đột quỵ và tử vong.
Người trẻ tuổi tắm đêm sẽ khiến mạch máu bị co lại, nhất là khi tắm nước lạnh khiến việc lưu thông máu khó khăn, từ đó dễ gây ra đau đầu, đau vai gáy, lâu dần sẽ thành bệnh đau đầu kinh niên.
Người cao tuổi có đặc điểm sinh lý như mạch máu bị co lại, lòng mạch máu bị xơ vữa (vôi hóa), máu cô đặc và quánh cao hơn người trẻ nên thường gặp chứng huyết áp cao. Nếu tắm vào các thời điểm đêm muộn, họ rất dễ bị đột quỵ với khả năng cao hơn rất nhiều so với người trẻ.
Lương y Minh khuyên vào mùa hè nóng bức, mọi người cũng cần duy trì thói quen tắm đúng cách. Hãy ghi nhớ không nên tắm đêm, dù cho bạn khỏe mạnh phi thường cỡ nào. Nếu bạn muốn tắm tối thì chỉ tắm trước 20 giờ, tuyệt đối không tắm sau 22 giờ. Còn không, tốt nhất nên tắm vào buổi sáng để duy trì sức khỏe.
3. Đừng bao giờ để quên trẻ em, vật nuôi trong xe ô tô
Tháng 8/2019, dư luận xôn xao trước việc cháu bé L.H.L., là học sinh lớp 1, Trường Phổ thông Liên cấp Quốc tế Gateway bị phát hiện tử vong trên ôtô đưa đón của nhà trường. Sau khi điều tra, tài xế Doãn Quý Phiến và bà Nguyễn Bích Quy, nhân viên đưa đón học sinh của trường Gateway đã thừa nhận không kiểm tra lại xe khi nhân viên xuống hết, dẫn đến trường hợp bỏ quên cháu L. khiến cháu tử vong trên xe.
Trẻ nhỏ nếu bị bỏ quên trên xe sẽ đối mặt với rất nhiều nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe, thậm chí tử vong. Trang Consumer Reports đã làm thí nghiệm và nhận thấy, ngay cả khi nhiệt độ bên ngoài là 16 độ C, nhiệt độ bên trong chiếc xe hơi đóng kín vẫn đạt tới hơn 40,5 độ C chỉ trong 1 giờ, mức nhiệt này vô cùng nguy hiểm và có thể gây tử vong với trẻ em.
Theo Hiệp hội Nhi khoa Mỹ (AAP), nguy cơ tử vong vì quá nóng vô cùng lớn bởi trẻ em còn thiếu khả năng điều hòa thân nhiệt, thân nhiệt của chúng tăng nhanh gấp từ 3-5 lần so với thân nhiệt người lớn. Đồng thời, trẻ em cũng bị mất nước nhanh hơn người lớn.
Đối tượng nào dễ bị tai biến, đột quỵ mùa nắng nóng? Tai biến, đột quỵ mùa nắng nóng là những vấn đề sức khoẻ dễ xảy ra do thói quen tắm rửa, ăn uống hay ngồi điều hoà sai cách. Dưới đây là những thói quen cần bỏ, nhóm người có nguy cơ cao và cách phòng tránh cần lưu ý. Theo các thống kê y học cho thấy đột quỵ mùa nắng nóng...