Bật mí cách nấu nước sâm rong biển không bị tanh tại nhà
Cứ mỗi mùa hè đến lượng nước mà bạn phải tiêu thụ sẽ nhiều hơn bình thường. Ngoài nước lọc thì bạn cũng đang băn khoăn không biết uống nước gì vừa thanh mát, tốt cho sức khoẻ lại vừa ngon nữa.
Ngày hôm nay Cachnau.vn sẽ bật mí cho bạn cách nấu nước sâm rong biển siêu ngon dành cho mùa hè này nhé.
Cách nấu sâm rong biển tưởng chừng như “khó nhằn” nhưng lại cực kỳ đơn giản và dễ làm. Vậy để thực hiện thành công món nước sâm rong biển này thì hãy cùng bắt đầu thực hiện thôi nào!
1. Lợi ích khi uống nước sâm rong biển
Vào mùa hè mọi người sẽ chọn cho mình một loại nước vừa thanh mát lại tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy điều đầu tiên mọi người sẽ quan tâm lợi ích của loại nước này như thế nào nhé.
Nước sâm rong biển giúp bạn thanh nhiệt, mát gan, dễ ngủ.Không chỉ vậy nó còn giúp bạn có một làn da đẹp nhờ có vitamin, canxi, chất khoáng,….Giúp cho bạn hạ ngay được cơn khát trong thời điểm nắng nóng.Nước sâm rong biển còn giúp bạn giảm nhiệt miệng trong những ngày nóng trong người.Ngoài ra nước sâm rong biển giúp giải độc và phòng ngừa tình trạng tích nhiệt trong cơ thể.
Lợi ích của nước sâm rong biển. Ảnh: Internet.
2. Huớng dẫn cách nấu nước sâm rong biển
Nước sâm rong biển có một hương thơm đặc biệt, khi uống bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt ngọt nhưng lại vô cùng thanh mát. Để có thể nấu được một chai nước sâm rong biển ngon không bị tanh thì hãy tham khảo ngay cách nấu như sau bạn nhé.
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Rong biển khô: 400g
Rễ sâm: 1 – 2 nhánh
Thân sâm: 1 nhanh
Bông cúc khô: 4 – 5 cái
Thục địa: 3 miếng:
Quả la hán: 1 qủa
Lá dứa: 2 nhánh
Đường phèn: 800g
Nguyên liệu nấu nước sâm rong biển. Ảnh: Internet.
2.2. Cách nấu nước sâm rong biển ngon không tanh
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Các nguyên liệu cần chuẩn bị đã có sẵn. Đầu tiên bạn lấy rong biển khô rồi ngâm trong nước khoảng 10 – 15 phút. Có thể sử dụng nước ấm và nước lạnh đều được. Sau khi đủ thời gian thì bạn hãy lấy nước rửa thật sạch những chất bẩn hoặc cát dính trong rong biển. Lá dứa bạn nhớ rửa từng lá để sạch chất bẩn.
Video đang HOT
Bông cúc, thân sâm ngâm trong nước 7 – 10 phút, sau đó bạn rửa lại 1 – 2 lần nước rồi vớt ra để ráo nước. Thục địa và quả la hán cũng rửa sạch. Riêng quả la hán bạn cắt thành 4 phần bằng nhau là được.
Sơ chế nguyên liệu nấu nước sâm rong biển. Ảnh: Internet.
Bước 2: Nấu nước sâm
Cách nấu đơn giản bạn chỉ cần cho rong biển, rễ sâm, bông cúc, lá dứa, thân sâm, thục địa, quả la hán vào rồi cho thêm nước vào rồi nấu lên. Bạn cứ nấu khoảng 20 phút thì cho đường phèn vào khuấy đều cho đến khi đường tan ra hết. Nấu khoảng 7 – 10 phút thì bạn có thể tắt bếp.
2.3. Thành phẩm đạt được
Nước sâm rong biển đã hoàn thành với hương thơm mùi lá dứa. Sau đó là vị ngọt thanh từ quả lá hán kết hợp với đường phèn. Không chỉ vật nó còn được kết hợp từ những nguyên liệu khác nữa nên sẽ giúp bạn có một loại thức uống thật ngon và thanh mát cho cơ thể.
Thành phẩm đạt được món nước sâm rong biển. Ảnh: Internet.
3. Cách bảo quản nước sâm rong biển
Nước sâm rong biển sau khi đã nấu xong thì bạn đã có thể uống ngay lúc đang nóng hoặc chờ khi nguội rồi uống. Đối với cách bảo quản thì bạn chỉ cần đợi cho đến khi nước sâm nguội hoàn toàn thì bạn cho vào chai, bình,… đã sơ chế sạch. Sau đó đậy kín và cất vào ngăn mát tủ lạnh rồi dùng dần.
Khi bỏ vào ngăn mát tủ lạnh thì bạn có thể sử dụng được 3 – 4 ngày nên bạn cứ tiếp tục sử dụng để đảm bảo sức khoẻ cũng như có một món nước ngon giải khát cho mùa hè hay những ngày nóng.
4. Một số lưu ý khi uống nước sâm
Theo như đã nói ở trên, chúng ta cũng thấy những lợi ích khi uống nước sâm rong biển là tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý một số lưu ý như sau:
Nước sâm rong biển tuy tốt nhưng bạn cũng không nên sử dụng quá nhiều trong vòng một ngày, đặc biệt là buổi tối càng không nên uống.Mỗi ngày người lớn chỉ cần uống 300 – 400ml/ngày, trẻ em thì uống 200 – 300ml/ngày.Nếu như trong trường hợp bạn ăn thực phẩm tươi sống nếu uống nước sâm thì sẽ rất dễ dàng bị rối loạn tiêu hoá.Những người sau đây không nên uống nước sâm rong biển: Phụ nữ mang thai, người sốt cao do nhiễm trùng, người già,….
Nước sâm rong biển. Ảnh: Internet.
Những ngày hè nắng nóng bạn dễ bị nổi nhiệt miệng và vô cùng khó chịu. Đừng lo lắng vì Yeutre.vn đã và sẽ chia sẻ cùng bạn cách nấu nước sâm ngon nói chung, cách nấu nước sâm rong biển nói riêng như trên có nhiều công dụng tốt như giúp thanh mát cơ thể, giải nhiệt,… Cùng chuẩn bị nguyên liệu và bắt tay vào thực hiện để cả nhà có những ly nước giải khát làm dịu mát cái nóng nhé.
2 cách nấu nước sâm bông cúc đơn giản tại nhà mà bạn nên biết
Nhờ 2 cách nấu nước sâm bông cúc đơn giản ở nhà chúng ta dễ dàng có thức uống giải nhiệt mà không phải đi mua.
Không chỉ với cách chế biến dễ làm thức uống này còn tốt cho sức khoẻ. Bài viết dưới đây sẽ có những chia sẻ chi tiết về cách nấu, bạn hãy tham khảo để có được những ly nước sâm thơm ngon cho nhà mình dùng nhé.
1. Cách nấu nước sâm bông cúc đơn giản
Chỉ với 2 nguyên liệu đơn giản là bông cúc và đường phèn là bạn đã có thể có được một món nước giải khát ngon và thanh mát. Sau đây là định lượng của những nguyên liệu mà bạn cần chuẩn bị cùng với cách làm. Bạn theo dõi và chuẩn bị nhé.
1.1. Nước sâm bông cúc cần nguyên liệu gì?
Bông cúc khô: 40g
Đường phèn: 400g
Lưu ý: Bạn cần chọn những địa điểm mua nguyên liệu chuẩn để đảm bảo sức khoẻ cho gia đình.
Nguyên liệu chuẩn bị nấu bông cúc khô. Ảnh: Internet.
1.2. Cách nấu nước sâm bông cúc ngon không bị đắng
Bước 1: Ngâm bông cúc
Bông cúc khô sau khi bạn mua về thì lấy đúng số lượng bên trên. Sau đó bạn cho hoa cúc vào một cái thau rồi cho nước vào. Bạn ngâm khoảng 5 - 7 phút thì rửa lại một lần nữa với nước sạch, vớt ra rồi để ráo nước.
Lưu ý: Bởi vì bông cúc được phơi khô nên sẽ nhẹ hơn so với nước. Do vậy sẽ có những bông hoa khi ngâm thì bị nổi trên mặt nước. Nếu có hoa nổi thì bạn dùng tay ấn vào bông cúc cho chìm xuống bạn nhé.
Ngâm bông cúc khô. Ảnh: Internet.
Bước 2: Nấu nước sâm
Sau khi đã sơ chế xong thì bạn cho nước cùng với bông cúc khô vào đun sôi khoảng 5 - 7 phút. Tiếp đó bạn hãy vớt hết bông cúc khô ra rồi cho đường phèn vào khuấy đều cho đến khi đường phèn tan hết thì bạn hãy tắt bếp.
Lưu ý: Lượng nước và lượng đường bạn có thể thay đổi để phù hợp với khẩu vị của mình. Nếu bạn uống thêm đá thì có thể cho ít nước hơn để vị nước sâm bông cúc đậm đà hơn.
Nấu nước sâm bông cúc. Ảnh: Internet.
1.3. Thành phẩm đạt được
Một ly nước sâm bông cúc đã được hoàn thành. Bạn có thể uống khi nước đang nóng ấm, hoặc bỏ vào ngăn mát tủ lạnh rồi dùng. Bạn còn có thể thêm đá để uống ngay nếu thích lạnh. Mùi hoa cúc thơm thoang thoảng thêm vào đó là vị ngọt của đường phèn thanh thanh hấp dẫn. Vị thơm ngọt đơn giản này giúp cho món nước thêm ngon miệng và kích thích được khẩu vị của những người "lười" uống nước lắm đấy nhé.
Thành phẩm đạt được nước sâm bông cúc. Ảnh: Internet.
2. Cách nấu sâm bông cúc la hán quả
Với cách chế biến này sẽ có thêm một số nguyên liệu nhỏ để món nước sâm sẽ được ngon hơn. Tất nhiên vẫn là tiêu chí cũ là dễ dàng tìm mua nguyên liệu cũng như công thức đơn giản để bạn có thể chế biến nhanh ngay tại nhà.
2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị nấu sâm bông cúc la hán quả
Bông cúc khô: 40g
Lá dứa: 10 - 15 lá
Thục địa: 2g
La hán: 1 quả
Hạt chia: 20g
Đường phèn: 450g
Lưu ý: Đây đều là những nguyên liệu mà bạn có thể tìm mua tại tiệm thuốc Bắc.
Nguyên liệu cần chuẩn bị nấu nước sâm bông cúc. Ảnh: Internet.
2.2. Hướng dẫn cách nấu nước sâm bông cúc quả la hán
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bông cúc bạn hãy ngâm nước khoảng 7 - 10 phút để cho bông cúc nở ra, bạn rửa lại bằng nước một vài lần nữa rồi vắt cho khô nước. Lá dứa thì rửa từng lá cho sạch đất rồi cuộn lại thành bó cho dễ nấu. Quả la hán bạn bổ nhỏ ra để dễ dàng chế biến.
Sơ chế nguyên liệu nấu nước sâm bông cúc. Ảnh: Internet.
Bước 2: Nấu nước đường
Bạn cho nồi lên bếp, cho nước và đường phèn vào đợi cho đến khi nước sôi thì bạn tắt bếp. Với cách này sẽ giúp bạn nhìn ra được trong đường phèn có bị lẫn các tạp chất trong đường phèn không.
Nấu nước đường. Ảnh: Internet.
Bước 3: Nấu nước sâm bông cúc
Bạn cho nồi lên bếp cùng với nước, bông cúc, quả la hán, thục địa và nấu sôi nhỏ khoảng 10 phút thì bạn cho lá dứa vào nấu thêm khoảng 15 phút nữa thì bạn tắt bếp. Sau đó bạn vớt hết phần xác hỗn hợp trên ra sau đó cho nước đường phèn vào, khuấy đều rồi cho hạt chia và đường phèn vào là đã hoàn thành rồi đấy.
Cách nấu bông cúc quả la hán. Ảnh: Internet.
2.3. Thành phẩm đạt được nước sâm bông cúc quả la hán
Sau khi đã nấu xong thì bạn có thể uống được ngay hoặc đợi nguội rồi đóng chai bảo quản tủ lạnh. Nước sâm bông cúc la hán được chọn với màu săc đẹp cùng với vị ngọt thanh của la hán và đường phèn. Thêm vào đó là mùi thơm nhẹ, thoang thoảng của bông cúc. Đây chắc chắn sẽ là một loại thức uống giải nhiệt mà bạn sẽ cần cho mùa hè sắp tới.
Thành phẩm đạt được. Ảnh: Internet.
3. Cách bảo quản nước sâm
Khi đã chế biến xong thì bạn cần bảo quản nước sâm cho ngon và uống được lâu hơn. Tham khảo một số cách bảo quản nước sâm sau đây:
Sau khi nấu xong thì hãy chờ cho nước sâm nguội rồi mới cho vào ngăn mát tủ lạnh.Nên chia nhỏ các chai để có thể tiện lấy ra hoặc mang đi trên đường để uống.Nước sâm có thể bảo trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 - 3 ngày, tuy nhiên bạn nên uống nhanh hơn để không bị hư nước nhé.
Thật đơn giản với 2 cách nấu nước sâm bông cúc vừa thanh mát lại bổ dưỡng đã được Yeutre.vn tổng hợp ngay tại bài viết. Hy vọng rằng nó sẽ giúp cho mùa hè của bạn thật mát mẻ và tốt cho sức khoẻ hơn. Ngoài nước sâm bông cúc này, bạn có thể nấu nước sâm 24 vị , nước sâm mía lau , nước sâm rong biển để nhà mình đổi vị thêm phong phú nhé.
Cách nấu mì Udon rong biển đậm đà ngon ngất ngây cho cả nhà thưởng thức Mì Udon rong biển là món ăn phổ biến của Nhật Bản, hiện nay đã có nhiều cải biến khác nhau để phù hợp với khẩu vị từng người, tuy nhiên Udon rong biển vẫn là món ăn đúng chất truyền thống nhất. Hãy cùng Vào bếp để thực hiện món nước này ngay nhé. Nguyên liệu làm Mì Udon rong biển Mì...