Bật mí 5 bí quyết luộc rau xanh giòn và giữ nguyên dưỡng chất
Trong mỗi bữa cơm của người Việt Nam không bao giờ thiếu các món rau xanh như rau xào hay rau luộc… Đặc biệt là rau luộc, có cách nấu vô cùng đơn giản nhưng lại được rất nhiều người yêu thích. Dưới đây là 5 bí quyết giúp bạn luộc rau muống vừa xanh giòn lại vừa không làm mất đi dưỡng chất.
Không ít người luôn cho rằng, rau luộc là món ăn có cách chế biến vô cùng đơn giản, không cần đòi hỏi yêu cầu hay kỹ năng gì. Đơn giản chỉ cần nhặt rau rồi rửa cho sạch, cho vào nước sôi, đợi chín thì vớt ra là được. Nhưng trên thực tế, việc làm này lại không đơn giản như vậy. Dù rau xanh rất giàu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, nhưng chúng lại rất dễ tan trong nước hay bay hơi theo nước. Nếu không biết luộc rau đúng cách, món ăn này sẽ rất dễ mất đi hết dinh dưỡng vốn có của nó mà chỉ với cách thức luộc rau đơn giản như trên không thể đáp ứng được. Để luộc rau xanh mà vẫn giữ nguyên dưỡng chất thì đòi hỏi người nấu phải có bí quyết riêng. Hãy tham khảo các bí quyết luộc rau dưới đây nhé!
1. Thêm muối vào nước luộc rau
Trước khi bắt đầu luộc rau, bạn có thể cho một chút muối theo tỉ lệ cân đối 1 muỗng cà phê với nửa lít nước, vào trong nồi trước để khi luộc, rau có màu xanh đẹp mắt và giữ nguyên dưỡng chất của nó. Làm như vậy, muối sẽ có công dụng giúp rau có hương vị đậm đà hơn và giữ lại được nhiều các vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Bạn cũng sẽ có ngay một đĩa rau luộc xanh giòn hấp dẫn, đẹp mắt. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho muối theo đúng tỉ lệ trên, không nên cho quá nhiều, sẽ gây ảnh hưởng đến hương vị tự nhiên vốn có của rau.
2. Chờ nước thật sôi mới cho rau vào
Trong rau dù có chứa rất nhiều các loại vitamin và dưỡng chất là vậy nhưng cũng không ít các chất dinh dưỡng có đặc tính tan trong nước, khả năng sau khi luộc xong rau cũng bị mất hết dưỡng chất. Chính vì vậy, để luộc rau xanh và giữ nguyên dưỡng chất, bạn nên giảm tối đa thời gian rau ngâm trong nước, bằng cách đợi nước sôi già mới cho rau vào.
Cùng với đó, bạn nên luộc rau dưới lửa lớn, vì khi nước sôi lâu, thời gian để luộc chín rau cũng kéo dài. Trong khoảng thời gian đó các chất dinh dưỡng, vitamin cũng sẽ mất dần. Không chỉ vậy, nếu ngâm quá lâu trong nước, rau sẽ chuyển sang màu úa, tái không được hấp dẫn nữa. Ngoài ra, bằng cách luộc này bạn cũng có thể tiết kiệm điện, gas và thời gian nấu nướng.
Video đang HOT
3. Thêm dầu ăn vào nước luộc rau
Đối với một số loại rau củ như cà rốt, súp lơ, cải thảo, cải thìa,.. nếu muốn luộc rau xanh và giữ nguyên dưỡng chất, bạn có thể cho vào nồi nước luộc một chút dầu ăn. Cách làm rất đơn giản, bạn luộc rau như bình thường, đến khi thấy rau đã vừa chín tới thì cho thêm một vài giọt dầu ăn vào nồi. Bạn có thể cho vào nước luộc khoảng 1 thìa cà phê dầu ăn, từ đó có thể tận dụng phần nước luộc như canh cho bữa ăn.
4. Cho rau luộc xong vào nước đá
Trong thời gian chờ rau chín, bạn hãy chuẩn bị một bát nước đá sạch. Rau vừa luộc xong, bạn vớt ra và cho vào bát đó. Nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh sẽ khiến rau luộc vừa có thể giữ nguyên dưỡng chất, vừa giúp rau có màu xanh tươi, màu sắc đẹp mắt, còn có độ giòn ngon lí tưởng. Sau khi thấy rau đã nguội, bạn hãy vớt rau ra để cho ráo nước là có thể sử dụng được luôn.
Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp với một số loại rau như cà rốt, súp lơ, măng tây,… nếu sử dụng cho rau muống hay rau cải lại trở nên không phù hợp nữa.
5. Sử dụng chanh, dấm khi luộc rau
Trong lúc luộc rau, bạn có thể thêm vào nước luộc một chút giấm hoặc nước cốt chanh tươi. Rau sẽ giữ được màu xanh, hương vị đậm đà hơn. Với cách này, bạn có thể giữ lại phần nước luộc để làm món canh cũng rất ngon.
Gợi ý thực đơn cơm nhà siêu ngon cho 4 người của vợ trẻ Nghệ An, chị em nội trợ không còn lo thiếu ý tưởng đi chợ
Hôm nay ăn gì?" vẫn luôn là một câu hỏi băn khoăn với tất cả các chị em nội trợ. Chính vì vậy mà mỗi khi có ai đó chia sẻ mâm cơm nhà mình lên các hội nhóm trên MXH, chị em lại đua nhau bàn luận.
Bận bịu với công việc nhưng ngày nào chị Thùy Linh (30 tuổi, hiện đang làm nhân viên văn phòng cho một công ty về Bất động sản tại Nghệ An) cũng vào bếp nấu ăn. Động lực để chị Linh nấu ăn mỗi ngày đó là những lời khen và sự nhiệt tình ăn uống của cả gia đình mỗi khi chị nấu.
Thông thường mâm cơm của gia đình chị Linh dành cho 4 người lớn ăn bao gồm 2 vợ chồng chị và bố mẹ chồng. Thỉnh thoảng có các món ăn nhạt thì gia đình sẽ ăn cùng em bé gần 3 tuổi là con trai của chị. Còn bình thường bé nhà chị sẽ ăn các đồ ăn theo khẩu phần riêng của bé.
Mỗi mâm cơm do chị Linh thực hiện chi phí trung bình trên dưới 100 nghìn đồng cho mỗi bữa cơm thường. Còn hôm nào gia đình tập trung ăn nhậu sẽ tốn kém hơn khi chi phí rơi vào tầm 250-350 nghìn đồng.
Mâm cơm của chị Linh nấu luôn đảm bảo đầy đủ được ba nhóm chất. Nhóm đạm bao gồm các món như thịt lợn, thịt gà, tôm, cá, thịt bò... được chế biến theo các cách như kho, luộc, hấp, rán... Nhóm chất xơ bao gồm các món về rau như: rau xào, rau luộc, salat... Nhóm hỗn hợp (các món canh) có thể là sự kết hợp giữa chất đạm và rau hoặc cũng có thể là những món canh đơn giản như nước rau luộc.
Để nấu được những mâm cơm như vậy chị Linh cũng không tốn quá nhiều thời gian. Tầm 30 phút đi chợ buổi sáng, trưa về tầm 30 phút - 1 tiếng để nấu. Thông thường mẹ chồng sẽ sơ chế giúp chị trong thời gian chị đi làm nên khi chị về chỉ cần nấu nữa là xong. Chị Linh vẫn hay giữ thói quen đi chợ buổi sáng, bởi mua nhiều quán quen, cũng như chọn được rau tươi mới mỗi ngày. Tuy chị Linh ở thành phố nhưng gần chợ bán cho sinh viên nên các hàng rau củ từ các vùng ven về cũng rất nhiều. Thịt cá mua hàng quen nên luôn được đảm bảo từ giá đến chất lượng. Ngoài ra khi nào cần các thực phẩm hoặc gia vị chỉ có ở các siêu thị thì chị vẫn ghé để lựa chọn và mua.
Bí quyết nấu ăn nhanh của chị Linh cũng không có gì đặc biệt. Đó là sơ chế thực phẩm sẵn trước khi nấu. Đi làm về là có thể nấu ngay không mất thêm thời gian sơ chế nữa. Sau đó nấu cùng 1 lúc 2 bếp của bếp từ. Món mặn nấu cùng lúc món canh, rồi đến món rau cuối cùng. Hoặc đồng thời trong thời gian nấu món mặn sẽ làm nộm vì không cần dùng đến bếp.
"Căn bếp là linh hồn của ngôi nhà. Câu nói ấy quả không sai bởi mỗi ngôi nhà có ấm cúng hay không là nhờ những phút giây đoàn tụ cùng nhau thưởng thức những món ăn ngon được nấu từ chính căn bếp của mình. Mỗi món ăn được nấu lên không chỉ đơn thuần là thực phẩm mà còn là tâm tình của chính người nấu. Là sự cố gắng để phù hợp với khẩu vị của mọi người, là sự học tập để trình bày món ăn không chỉ ngon mà còn thêm hấp dẫn.
Căn bếp là nơi sự sáng tạo không ngừng nghỉ và tình yêu được trao tặng vô hạn. Giờ đây mỗi ngày được vào bếp được nấu những món ăn ngon cũng giống như một liều thuốc tinh thần vậy. Chỉ cần nấu ăn là mọi mệt mỏi của công việc cũng dần tan biến. Đắm chìm vào thế giới đầy mùi hương và màu sắc để tạo nên những món ăn đầy mùi vị thơm ngon giúp cho cả gia đình được bổ sung năng lượng sau những giờ làm việc căng thẳng, tự thấy bản thân mình hoàn thiện hơn mỗi ngày!" - chị Linh chia sẻ.
Cân bằng đủ chất trong mỗi bữa cơm gia đình Rau, canh, món mặn... luôn có trong từng bữa cơm gia đình tôi vì giúp cân bằng dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cho cơ thể khỏe mạnh. Tuy cuộc sống khá bộn bề nhưng tôi vẫn tranh thủ đi chợ, vào bếp thực hiện nhiều món ngon để cả nhà cùng thưởng thức. Với tôi, bữa cơm gia đình quan trọng vì...