Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục phổ thông mới
Cùng với đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường, lớp được coi là một trong hai yếu tố quyết định đến chất lượng dạy và học.
Vì vậy, những năm qua, ngành giáo dục cùng các địa phương chuẩn bị kỹ lưỡng điều kiện về cơ sở vật chất để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới hiệu quả và thực hiện tốt việc sắp xếp, cơ cấu hợp lý các cơ sở giáo dục.
Khu phòng học xây dựng kiên cố của Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Cao Phạ, Mù Cang Chải ( Yên Bái).
Đi trước một bước
Video đang HOT
Trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) tiểu học và THCS La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái nằm giữa những thửa ruộng bậc thang nhấp nhô. Tuy nhiên, bước vào trường là không gian thoáng, rộng với những dãy phòng học, phòng bộ môn, khu bán trú được xây dựng kiên cố. Thầy giáo Nông Đức Viễn, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, những năm gần đây từ nguồn ngân sách, chương trình dự án, huy động xã hội hóa, địa phương đã đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp học, đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục. Năm học 2020 – 2021, bậc tiểu học của trường có 20 lớp với 677 học sinh tiểu học đều được bố trí học đầy đủ hai buổi/ngày. Trong đó có năm lớp 1 bắt đầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới được quan tâm bố trí phòng học, thiết bị dạy học bảo đảm tốt. Bậc THCS, trường có 11 lớp với 428 học sinh đều được bố trí phòng học bảo đảm chất lượng, đều được học tiếng Anh và tin học. Ngoài ra, trường có một số phòng học bộ môn, phòng máy tính gồm 10 máy, máy chiếu và mỗi khối lớp học có một bộ thiết bị dạy học cơ bản đáp ứng theo yêu cầu.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) Yên Bái, chuẩn bị triển khai chương trình, sách giáo khoa mới, tỉnh Yên Bái đã có văn bản chỉ đạo lồng ghép sử dụng các nguồn kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học. Đối với lớp 1 năm học 2020-2021 được ưu tiên bố trí đủ phòng học hai buổi/ngày cho 579 lớp 1. Phó Giám đốc Sở GD và ĐT Yên Bái, Lê Minh Đức cho biết, năm học 2020-2021 toàn tỉnh có 444 trường, với gần 220 nghìn học sinh. Đã có 239 trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm tỷ lệ 53,8%) 100% lớp 1 học hai buổi/ngày.
Tại tỉnh Điện Biên, thời điểm tháng 3-2019 trước khi bắt đầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới vẫn còn hơn 30% phòng học bán kiên cố và tạm chưa đáp ứng được yêu cầu. Điển hình như tại huyện Mường Nhé có 52 phòng học, huyện Nậm Pồ 69 phòng học, huyện Tủa Chùa hơn 20 phòng học tạm và mượn… Tuy nhiên, theo sự chỉ đạo từ Sở GD và ĐT Điện Biên cùng sự chủ động, tích cực của các cán bộ quản lý, các thầy, cô giáo đã kêu gọi, khớp nối nhiều nguồn kinh phí, nguồn tài trợ đầu tư xây dựng trường, lớp học kiên cố. Ngoài việc lập kế hoạch ưu tiên lựa chọn địa bàn đầu tư phòng học mới từ nguồn ngân sách thì việc vận động, kêu gọi xã hội hóa chung tay nâng cao chất lượng cơ sở vật chất trường, lớp học được thực hiện khá hiệu quả. Trong đó, phòng GD và ĐT các huyện: Nậm Pồ, Tủa Chùa, Mường Ảng… mỗi năm đã kêu gọi được hàng chục tỷ đồng xây dựng thêm nhiều phòng học mới. Điều này không chỉ đáp ứng yêu cầu dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, mà còn tạo niềm tin với nhân dân về cách làm hiệu quả, hợp chủ trương. Đến hết năm 2020, nhiều huyện của tỉnh Điện Biên giảm đáng kể phòng học tạm, như huyện Nậm Pồ giảm được 64 phòng huyện Mường Nhé giảm được 15 phòng, huyện Tủa Chùa giảm được 10 phòng.
Theo Bộ trưởng GD và ĐT Phùng Xuân Nhạ, để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ đã chủ trì phối hợp các bộ, ngành liên quan xây dựng các chương trình, đề án và yêu cầu các địa phương đánh giá tình hình, rà soát thực trạng, nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp học. Mặt khác, tham mưu Chính phủ cân đối, bố trí các nguồn vốn để hỗ trợ các địa phương có điều kiện khó khăn thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, trường, lớp học như: Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, nguồn vốn hỗ trợ chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số… Bộ GD và ĐT ban hành đồng bộ các quy định tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở mức tối thiểu để các địa phương thực hiện chương trình mới theo lộ trình. Cục trưởng Cơ sở vật chất (Bộ GD và ĐT) Phạm Hùng Anh cho biết, giai đoạn 2016 – 2020 đã có 41 nghìn phòng học tranh, tre, nứa, lá được xóa bỏ, xây dựng mới, trong đó có 10 nghìn phòng được xây dựng từ nguồn trái phiếu Chính phủ, 31 nghìn phòng từ nguồn huy động của các địa phương… Ngoài ra, với định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới, bậc tiểu học sẽ học hai buổi/ngày, cho nên ngoài việc xóa bỏ, thay thế phòng học tạm, cả nước còn bổ sung xây mới được 32 nghìn phòng. Vì vậy tỷ lệ phòng học kiên cố được nâng lên đáng kể.
Cơ cấu, sắp xếp hợp lý
Việc chuẩn bị cơ sở vật chất trường, lớp học được ngành giáo dục triển khai gắn liền với các nghị quyết của Ban Chấp hành T.Ư khóa XII: Nghị quyết số 18-NQ/TW một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả Nghị quyết số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo Cục trưởng Cơ sở vật chất Phạm Hùng Anh, trước đây với phương châm “dân ở đâu, trường, lớp ở đó” cho nên mạng lưới trường, lớp khá phân tán, nhiều điểm lẻ, trường quy mô nhỏ. Khi kinh tế – xã hội phát triển, giao thông thuận lợi thì mạng lưới trường, lớp phân tán sẽ gây khó khăn trong nâng cao chất lượng giáo dục. Thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW và Nghị quyết 19-NQ/TW, ngành Giáo dục đã tích cực rà soát, sắp xếp, giảm được khoảng 2.100 cơ sở giáo dục, tương đương tỷ lệ 6,5%/tổng số trường học cả nước (không tính các thành phố lớn thì tỷ lệ các tỉnh giảm khoảng 10%). Ngoài ra, đã rà soát, sắp xếp giảm 2.400 điểm trường lẻ trong tổng số gần 35 nghìn điểm lẻ (giảm 7,5%). Việc sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục tạo nên một diện mạo mới, tinh gọn, hiệu quả trong nâng cao chất lượng giáo dục. Tình trạng trường, lớp có quy mô nhỏ, chất lượng chưa cao đã dần được khắc phục. Hàng nghìn điểm trường lẻ được sáp nhập thành hệ thống các trường liên cấp có quy mô lớn hơn. Nhiều địa phương thực hiện hiệu quả việc rà soát, sắp xếp lại quy mô trường học. Điển hình như tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 – 2020 hoàn thành đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non và phổ thông, giảm được 130 trường giảm 478 điểm trường. Trong đó riêng năm học 2019 – 2020 vừa qua, toàn tỉnh rà soát, sắp xếp, giảm được hai trường và 98 điểm trường.
Giai đoạn 2021 – 2025, Bộ GD và ĐT đang phối hợp các bộ, ngành tham mưu Chính phủ đồng thời cùng các địa phương đặt ra mục tiêu cụ thể về cơ sở vật chất trường, lớp. Trong đó, phấn đấu đưa tỷ lệ kiên cố hóa trường, lớp học từ 76% hiện nay lên 85%, tương đương xóa bỏ khoảng 50 nghìn phòng học tranh, tre, nứa, lá, phòng học tạm, cấp bốn xuống cấp. Ngoài ra, triển khai xây dựng thêm khoảng 20 nghìn phòng học mới để đủ một phòng/lớp học đối với mầm non và tiểu học… Theo Bộ trưởng GD và ĐT Phùng Xuân Nhạ, thực hiện tinh thần Nghị quyết 19-NQ/TW, mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập đã có những chuyển biến tích cực. Số lượng điểm trường lẻ, các cơ sở giáo dục quy mô nhỏ giảm, hình thành các cơ sở giáo dục quy mô lớn hơn hoặc các trường liên cấp. Điều này đã giúp nâng cao chất lượng giáo dục, đầu tư tập trung, tránh dàn trải, giảm đầu mối các đơn vị sự nghiệp. Bộ GD và ĐT sẽ tiếp tục hoàn thiện các quy định về cơ sở vật chất trường, lớp học đồng thời tham mưu Chính phủ, Quốc hội ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ các địa phương khó khăn nhằm tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.
Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngành GD&ĐT huyện Tháp Mười đã tập trung thực hiện công tác chuyên môn phấn đấu hoàn thiện các chỉ tiêu được giao.
Đồng thời đầu tư xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị trường học đảm bảo phục vụ tốt việc dạy và học.
Học sinh Trường THPT Tháp Mười tham gia tư vấn hướng nghiệp
Mỗi năm học, UBND huyện Tháp Mười cùng các ngành liên quan tiến hành khảo sát, đầu tư hệ thống trường, lớp học, các công trình phụ phục vụ nhu cầu dạy và học của giáo viên, học sinh (HS) các ngành học, cấp học. Đến năm 2020, huyện Tháp Mười có 29 trường đạt chuẩn Quốc gia gồm các trường Mầm non, Tiểu học, THCS. Hệ thống trường, lớp học được bố trí đều khắp tại các xã, thị trấn trong toàn huyện, đáp ứng nhu cầu học tập của HS nông thôn. Việc bảo quản trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu giảng dạy được các đơn vị trường thực hiện tốt. Phòng GD&ĐT, Ban giám hiệu các đơn vị trường quản lý chặt chẽ các cơ sở vật chất theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT. Mỗi năm học, Hiệu trưởng, giáo viên đều tổ chức gặp gỡ phụ huynh HS, Ban Đại diện cha mẹ học sinh để thông tin các vấn đề liên quan đến công tác giảng dạy và việc sử dụng các trang thiết bị. Đồng thời ghi nhận những ý kiến chia sẻ của phụ huynh về việc sử dụng hiệu quả các trang thiết bị phục vụ cho HS các khối lớp.
Trong công tác quản lý, Phòng GD&ĐT, các đơn vị trường quản lý tốt về công tác chuyên môn, phân bố việc dạy và học phù hợp với nội dung chương trình, trình độ HS. Việc dạy và học phân hóa trên cơ sở kiến thức chuẩn kỹ năng, do cơ sở vật chất đảm bảo nên việc dạy và học của giáo viên và HS đảm bảo 2 buổi/ngày, dạy học 6 buổi/tuần cho HS các khối lớp đầu cấp. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được tạo điều kiện bồi dưỡng, học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, đáp ứng chất lượng giáo dục, chuẩn trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu dạy và học. UBND huyện, Phòng GD&ĐT huyện đã luân chuyển, điều động giáo viên các trường, đảm bảo số lượng, sắp xếp, sáp nhập phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Bên cạnh đó, Phòng GD&ĐT huyện phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động, hướng nghiệp HS sau tốt nghiệp THCS tham gia học nghề tại các trường trung cấp, tham gia chương trình đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.
Đối với bậc THPT, các đơn vị trường đảm bảo chất lượng giảng dạy theo chương trình của Sở GD&ĐT. Từng trường xây dựng kế hoạch chuyên môn trong năm học theo chương trình khung, lên kế hoạch kiểm tra chất lượng đầu năm học, có kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo HS có học lực yếu, đảm bảo các kiến thức cần thiết giúp các em tự tin bước vào các kỳ thi. Kết quả trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, các điểm trường THPT trên địa bàn huyện đạt tỷ lệ tốt nghiệp từ trên 99% - 100%. Với sự quan tâm của Sở GD&ĐT, UBND huyện Tháp Mười, chất lượng giáo dục hàng năm được nâng cao, trong đó ngành học mầm non tỷ lệ suy dinh dưỡng hàng năm giảm dưới 3%, công tác chăm sóc sức khỏe, phòng, chống dịch cho trẻ được đảm bảo an toàn. Cấp Tiểu học tỷ lệ HS hoàn thành chương trình lớp học tăng hàng năm đạt trên 98%, tỷ lệ HS lớp 5 hoàn thành chương trình Tiểu học nhiều năm liền đạt 100%. Tỷ lệ HS THCS hoàn thành chương trình lớp học đạt trên 98%, tốt nghiệp THCS đạt trên 99%. Tỷ lệ HS đỗ tốt nghiệp THPT nhiều năm liền cao nhất tỉnh, nhiều HS trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Trong các hoạt động phong trào, ngành GD&ĐT huyện đạt được nhiều kết quả tốt, trong đó có những phong trào như Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh, 4 lần liên tục đạt giải Nhất toàn đoàn. Tỷ lệ HS thi HS giỏi lớp 9, lớp 12 đạt giải cao nhiều năm liền dẫn đầu cấp tỉnh về số lượng và chất lượng. Đối với giáo viên, giáo viên của huyện đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh liên tục, đạt 4 viên phấn vàng, có 8 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú...
Với những kết quả đạt được trên lĩnh vực GD&ĐT, ngành GD&ĐT huyện Tháp Mười tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình giảng dạy theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, đảm bảo phù hợp với thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Ngoài ra, thực hiện đồng bộ các phong trào, hội thi từ ngành học mầm non đến THPT. Tăng cường vận động, tư vấn HS tham gia hướng nghiệp, phân luồng sau tốt nghiệp. Tạo điều kiện, khuyến khích giáo viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông, chuyên môn, lý luận chính trị...
Bài viết mà mọi phụ huynh nên đọc: Việc dạy con không phải 1 ván game thua keo này ta bày keo khác, bạn chỉ có một cơ hội duy nhất! Một đứa trẻ được dạy dỗ cẩn thận sẽ có cuộc đời hạnh phúc. Ngược lại, những đứa trẻ bất hạnh sẽ phải dành cả đời để "chữa lành" tuổi thơ thiếu hụt. Nhiều người rất thích chơi game và thường hóa thân thành nhiều nhân vật khác nhau để thỏa sức khám phá, phiêu lưu. Ngay cả khi chơi thua, bạn vẫn...