Bảo đảm bữa ăn an toàn, dinh dưỡng cho sĩ tử
Để có những bữa ăn bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), đủ dinh dưỡng cho thí sinh trong mùa thi, các chuyên gia khuyến cáo, các em nên hạn chế sử dụng thức ăn đường phố, thức ăn lạ, khó tiêu hóa nhằm tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa.
Cân nhắc thực phẩm tăng cường trí nhớ
ể có kết quả học và thi tốt, ngoài việc tăng cường kiến thức, các thí sinh cần nạp một lượng dinh dưỡng lớn hơn ngày thường do hoạt động trí não tiêu hao nhiều năng lượng. Tuy nhiên, việc lựa chọn thực phẩm cũng cần cân nhắc bởi có những loại thực phẩm nếu ăn nhiều có thể khiến trí não càng thêm căng thẳng, mệt mỏi.
Video đang HOT
Theo TS Nguyễn Trọng Hưng – Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trung bình mỗi ngày, các em học sinh nam cần nạp 2.300 – 2.500 Kcal, học sinh nữ cần 2.100 – 2.300 Kcal. Đặc biệt, với những em có trọng lượng cơ thể càng nặng thì càng cần nhiều Kcal hơn. Do đó, phụ huynh nên cân nhắc lựa chọn những nhóm thực phẩm sau:
Tinh bột: Là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Tinh bột có nhiều trong cơm, phở, bún, khoai, bánh mì, mì tôm, ngô… Một ngày, các em có thể ăn hai bữa cơm, mỗi bữa 2 bát, buổi sáng có thể thay bằng phở, mỳ, bún, bánh mỳ.
Nhóm dầu mỡ: Chiếm khoảng 25% năng lượng hàng ngày, tương đương với 60 – 70 gram dầu, mỡ. Các em nên dùng 50 – 70% dầu và 30 – 50% mỡ. Mỡ từ cá tốt hơn mỡ động vật. Mỡ gia cầm tốt hơn mỡ gia súc. Dầu thực vật thường có nhiều axit béo chưa no rất tốt cho tiêu hóa. Các chất béo không no như omega-3 và omega-6 rất tốt cho trí não có nhiều trong cá ba sa, cá thu, cá trích, các loại hạt (bí đỏ, hướng dương…) nên được chú ý sử dụng trong bữa ăn.
Nhóm đạm: Chiếm 15% nhu cầu năng lượng của cơ thể. Đạm có trong thịt, cá, trứng, sữa và các loại hạt. Mỗi ngày, các em cần 80 – 90 gram đạm, để bảo đảm đủ lượng chất đạm này nên cung cấp 200 – 250 gram thịt cá, đậu phụ và các loại hạt. Phụ huynh lưu ý bảo đảm cân đối cả 2 nguồn đạm từ động vật và thực vật.
Nhóm chất vitamin, chất khoáng, chất xơ và chất chống oxy hóa: Nhóm chất này không tạo ra năng lượng nhưng vô cùng cần thiết cho sự sống và các hoạt động của cơ thể, giúp cơ thể có sức đề kháng tốt. Nhóm này có trong các loại rau, củ, quả, các em nên ăn khoảng 400 – 500 gram/ngày. Các khoáng chất đặc biệt cần lưu ý cho các thí sinh là sắt và i ốt, có nhiều trong gan, rau ngót, rong, tảo biển, hải sản và các loại đậu, hoa quả tươi như cam, bưởi, táo, đu đủ, dưa hấu…
Nước cũng rất cần cho mọi chuyển hóa của cơ thể, đồng thời giúp điều hòa thân nhiệt nên thí sinh cần chú ý cung cấp đủ nước cho cơ thể, nhất là trong mùa Hè oi bức. Lượng nước cần cung cấp tùy thuộc vào cân nặng của các thí sinh, nên bảo đảm cung cấp khoảng 1,5 – 2,5 lít/ngày.
Hạn chế thức ăn đường phố, tránh ngộ độc
Theo bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, hiện nay, nhiều phụ huynh tìm cách bồi bổ cho con em mình trong mùa thi bằng các phương pháp khác nhau như ăn óc lợn để bổ não, dùng thuốc tăng cường trí não… Tuy nhiên, về dinh dưỡng, trong óc lợn chứa phần lớn chất béo, đặc biệt là chứa hàm lượng lớn cholesterol, không tốt cho cơ thể. Ngoài ra, chưa có bất cứ bằng chứng khoa học cũng như công trình nghiên cứu nào chứng minh việc sử dụng một loại thuốc hay một loại thực phẩm chức năng nào giúp các em thông minh hơn. Do đó, phụ huynh không nên quá tin vào thông tin quảng cáo thực phẩm tăng cường trí não và lạm dụng nó.
Theo các chuyên gia, vấn đề lựa chọn thực phẩm cũng rất quan trọng. Phụ huynh nên ưu tiên chọn thức ăn tươi, sạch, bảo đảm ATTP trong khâu chế biến, tránh ngộ độc thức ăn. Nhất là những ngày thi, không nên để con em ăn thức ăn ngoài hàng quán hoặc thức ăn chế biến sẵn như patê, xúc xích, lạp sườn vì dễ có nguy cơ ngộ độc do chế biến lâu ngày. Đặc biệt, không nên ăn thức ăn lạ, khó tiêu hóa; hạn chế ăn bánh kẹo, bánh tiêu, quẩy, nem chua rán, bánh khoai, bim bim, các loại đồ uống có chất kích thích như trà, cà phê, nước tăng lực… Những chất này làm tim đập nhanh, đi tiểu nhiều gây mất nước, mất ngủ, nhức đầu gây hại cho não và ngăn cản quá trình hấp thụ canxi vào cơ thể.
Người có triệu chứng bệnh đường hô hấp không được tham gia cung cấp dịch vụ ăn uống
PGS-TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP, Bộ Y tế, cho biết cục này vừa ban hành hướng dẫn bảo đảm ATTP trong phòng chống dịch Covid-19 đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
Ảnh minh họa
Theo đó, người chế biến thức ăn, phục vụ ăn uống buộc phải đeo khẩu trang khi chế biến, tiếp xúc trực tiếp với thức ăn. Những người có một trong các triệu chứng bệnh đường hô hấp:ho, sốt, khó thở không được bố trí làm việc tại cơ sở.
Ông Nguyễn Thanh Phong cho biết thêm, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) cũng đã đề nghị các sở y tế, ban quản lý ATTP các tỉnh thành phối hợp cơ quan chức năng địa phương hướng dẫn các cơ sở cách ly tập trung thực hiện các biện pháp đảm bảo ATTP với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, chế biến suất ăn sẵn cung cấp suất ăn cho các đối tượng trong khu vực cách ly. Chỉ những cơ sở đủ điều kiện về ATTP mới được cung cấp suất ăn cho khu cách ly và phải bảo đảm ATTP trong suốt quá trình vận chuyển từ cơ sở chế biến đến trung tâm cách ly.
Với những trung tâm cách ly có tổ chức nấu ăn tại chỗ phục vụ các đối tượng cách ly, nơi ăn uống phải đảm ATTP trong các khâu: bảo quản, chia thức ăn; dụng cụ ăn uống cho từng người riêng biệt, được vệ sinh sạch sẽ an toàn trước và sau khi sử dụng. Nơi ăn uống bảo đảm vệ sinh, thoáng mát. Cần lưu mẫu thức ăn theo quy định.
L.C
Những hướng dẫn mới về mở lại dịch vụ ăn uống khi nới giãn cách xã hội cần biết Người chế biến thức ăn, người phục vụ ăn uống phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, không được cười đùa, nói to... Đây là những hướng dẫn mới mà các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố phải thực hiện lúc mở cửa trở lại khi nới giãn cách xã hội. PGS-TS Nguyễn Thanh...