Bánh xèo đúng điệu Nam Bộ
Bánh xèo là món dân dã, gần gũi và là một trong những món ăn được người miền Nam ưa chuộng.
Bánh xèo ăn với rau sống và chấm mắm ớt.
Cách pha chế bột tạo nên món bánh xèo thơm ngon của người miền Bắc chỉ có bột gạo, không thêm trứng hay bất kỳ loại bột nào khác, nên bánh luôn giữ được độ giòn. Người miền Tây Nam Bộ pha bột hay cho thêm nước cốt dừa, một tí rượu trắng.
Muốn bánh thêm hương vị ngọt, thơm, bùi, béo, bạn có thể cho thêm bột nghệ (giúp bánh vàng), đậu xanh hấp chín, nấm rơm, các loại hải sản, thịt ba rọi thái mỏng, củ hành, giá hay củ hũ dừa… tùy sở thích mỗi người.
Chị Ngân, chủ quán bánh xèo miền Tây trên đường Hoàng Hoa Thám (TP HCM), chia sẻ, đổ bánh xèo không khó, nhưng để những chiếc bánh xèo luôn giòn, và thơm ngon đòi hỏi phải có bí quyết riêng và sự khéo léo của mỗi người.
Để bánh đủ vị ngon thì nước chấm cũng đóng vai trò rất quan trọng. Bạn có thể pha nước chấm bằng loại nước mắm ngon, ớt cay, tỏi thơm, chanh, đường sao cho vừa ăn. Ngoài ra, nếu muốn bánh ngon và đẹp mắt, bạn có thể cho thêm ít đồ chua (được làm từ củ cải trắng và đỏ ngâm ít giấm đường).
Ở miền Tây, bánh xèo được tráng trong chảo lớn, trên bếp củi chắc hoặc than. Ở Sài Gòn, do có điều kiện nên người ta đổ bánh xèo bằng bếp ga. Người tráng bánh phải thật nhanh tay và ước lượng thời gian chính xác thì bánh mới mỏng và giòn đều. Bánh xèo đổ đúng điệu phải có tiếng kêu “xèo” khi vừa cho bột vào. Bạn phải đợi chảo thật nóng, cho dầu ăn vào, chờ dầu sôi mới đổ bánh.
Khi bánh chín gấp đôi lại, đặt dưới bánh trong một cái đĩa có lót lá chuối để khỏi dính giữa bánh này và bánh kia. Bánh ăn kèm với rau xà lách, cải bẹ xanh, rau thơm các loại.
Video đang HOT
Hiện nay, ở Sài Gòn có rất nhiều quán bánh xèo, mỗi quán lại có một hương vị và cách chế biến riêng. Tuy nhiên, nếu muốn ăn món bánh xèo miền Tây Nam Bộ, bạn có thể ghé một số quán trên đường Hoàng Hoa Thám, Lê Văn Sĩ, Cách Mạng Tháng Tám…
Một đĩa bánh đặt lên bàn cùng với đĩa rau sống và chén nước chấm đỏ ớt trông thật đơn giản nhưng lại hấp dẫn. Ăn bánh cũng phải ăn bằng tay, bởi có dân dã như thế mới thưởng thức trọn vẹn cái hương vị độc đáo của món bánh xèo miền Tây.
Nguyên liệu làm bánh.
Các bước làm bánh.
Dùng nước mắm ngon để pha nước chấm. Bạn có thể ăn thêm đồ chua làm từ củ cải ngâm.
Bát nước mắm sau khi pha chế.
Rau sống ăn kèm.
Hà Lâm
Theo NS
Bánh xèo ngoại làm
Quê ngoại tôi ở làng Long Tuyền, nơi có con sông Bình Thuỷ êm đềm chảy qua. Ngoại rất thích bánh xèo, hễ thèm, bà tự làm lấy.
Mỗi khi làm món bánh này, trước đó một đêm, bà thức dậy thật sớm, xúc gạo cho vào thau ngâm trước (nay có bột gạo chế biến sẵn, tuy đỡ nhọc công nhưng không còn những kỷ niệm đẹp lúc cùng nhau xay bột), và bà không quên sai tôi ra vườn chọn một ít quả lê-ki-ma chín (miền Bắc gọi là quả trứng gà). Tôi thắc mắc hỏi ngoại về công dụng của thứ trái cây này, thì được bà bật mí: trái lê-ki-ma thay cho bột nghệ hay bột ca-ri, xay chung với gạo ngâm kia, khi đổ bánh sẽ cho mùi vị thơm ngon và màu sắc rất đẹp; ngoài ra, khi đổ bánh sẽ không dính vào chảo.
Nguồn:st
Sau đó, sáng hôm sau, bà sai mẹ tôi ra chợ mua thêm vài thứ lặt vặt khác như thịt ba rọi, hành, hẹ, giá sống, củ sắn, bột ngọt, tiêu, tỏi... ba tôi và các cậu thì bà sai ra tát đìa bắt tôm. Phải nói, đây là thú vui ở nông thôn vì cá, tôm rất nhiều. Và cho đến tận bây giờ vẫn không xoá nhoà trong ký ức tuổi thơ tôi Sau khi mọi người dùng gàu dai tát nước xuống khoảng hai phần ba đìa, tất cả mình trần trùng trục nhảy xuống đìa sục bùn cho đục nước. Thế là, những chú tôm bị cay mắt giơ râu, giơ càng đỏ chói ngọ nguậy và nổi lờ đờ trên mặt nước. Chỉ cần dùng tay chộp nhẹ hay dùng rổ xúc vào là được!...
Tôm đem về, bà tôi rửa sạch, tách riêng đầu, mình, lột vỏ, lấy phần đầu băm nhuyễn, còn phần thân xắt nhỏ. Sau đó bà đổ cả hai thứ vào xào chung với mỡ, tỏi cho thơm để vào tô. Và phần thịt ba rọi cũng thế. Riêng củ sắn xắt thành từng sợi nhỏ, hẹ cắt thành từng đoạn ngắn cho vào rổ. Song song với các phụ gia nêu trên, bà tôi chuẩn bị pha bột cho vừa khẩu vị bằng cách cho vào bột một ít đường, muối, bột ngọt, hành lá xắt nhuyễn, và cũng không quên đánh vài lòng đỏ trứng gà pha chung vào bột
Nguồn:st
Lửa hồng đã sẵn. Với những thao tác nhanh nhẹn, uyển chuyển, bà tôi bắc chảo lên bếp, thoa ít mỡ đều trong lòng chảo, rồi dùng vá đổ bột vào. Lại thêm một động tác rất điệu nghệ nữa là bà dùng hai tay xoay chảo một cách nhẹ nhàng để bột tráng trong lòng chảo thành một hình tròn mong manh và đều đặn, không bị rách. Và tuần tự, bà cho nhân bánh như tôm, thịt ba rọi, giá sống, hẹ... vào. Đợi một lát, cho các thứ chín hẳn, bà dùng xạng xếp bánh làm đôi và xúc bánh ra đĩa.
Lúc này chiếc bánh xèo nhân tôm đã hoàn thành. Nhìn những chiếc bánh xèo hình bán nguyệt màu vàng ruộm thơm phưng phức, rìa bánh giòn trông thật hấp dẫn và ngon lành làm sao! Nhưng cũng theo bà tôi, nếu để thế mà dùng là một sự phí phạm lớn trong nghệ thuật ăn uống. Chúng ta cần phải thêm những thứ hương đồng cỏ nội vào như cải bẹ xanh, lá lụa, bông điên điển, đọt vừng, rau thơm, lá bứa, đọt xoài cuốn vào. Và sau cùng, chấm vào chén nước mắm tỏi, ớt pha loãng, nhớ thêm chút dưa chua (củ cải đỏ hoặc trắng xắt nhỏ) vào thì mới đúng điệu. Mỗi khi nhớ và thèm món bánh xèo, tôi cũng có vào tiệm ăn nhưng hình như thiêu thiếu một cái gì đó hương vị đặc trưng bánh xèo nhân tôm của ngoại ngày nào!...
Theo MonNgonSaiGon
Ngày lạnh ăn xôi khúc Gọi là xôi khúc vì xôi có dùng lá khúc để chế biến. Lá khúc hiếm nên nhiều người dùng các loại rau hay lá dứa để thay thế mà vẫn không mất đi mùi vị đặc trưng của nó. Nguyên liệu: - 500 gr gạo nếp - 200 gr đậu xanh không vỏ - 180 gr thịt ba rọi xắt nhỏ -...