Bánh ướt chấm mắm sò đặc sản nức tiếng của Phú Yên
Bánh ướt chấm mắm sò Phú Yên là một trong những món đặc sản nức tiếng được nhiều người công nhận là món ngon của vùng đất này.
Bánh ướt chấm mắm sò đặc sản nức tiếng của Phú Yên
Tuỳ theo mỗi vùng miền mà bánh ướt có tên gọi, cách chế biến và cách ăn khác nhau. Riêng cách chế biến có thể gần giống nhau, còn cách ăn thì không hẳn vậy vì gu ẩm thực và sản vật có được ở mỗi vùng miền cũng khác nhau.
Ví dụ, vùng phía Bắc người ta gọi bánh ướt là bánh cuốn, bánh này thích hợp cuốn với nhân thịt, nhân tôm hoặc trứng ăn với nước chấm ngọt dịu cùng rau sống.
Người dân thị trấn Tam Đảo (Vĩnh Phúc) gọi loại bánh này là bánh quấn, ăn kèm với thịt lợn đồi nướng phải nói là ngon thật.
Người xứ Nghệ gọi là bánh mướt, ăn với canh gà, lòng heo.
Trở vào trong nữa, người Phú Yên, Bình Định rặt xứ Nẫu gọi là bánh ướt.
Ở đây, bánh ướt có nguồn gốc từ cách làm bánh tráng. Ngày xưa, người làm bánh tráng thấy bánh mới tráng nóng hổi, trắng ngần ngon lành bèn ăn nóng chứ không đem phơi.
Thấy ngon, có lý, rồi dần dà bánh tráng nóng thành tên bánh ướt, tức bánh còn ướt chứ chưa được phơi khô thành bánh tráng.
Và không biết từ khi nào, bánh ướt có “duyên nợ” với người nơi đây, thoát ra khỏi bữa ăn gia đình, được dùng đãi khách gần xa và vươn lên thành đặc sản của người Phú Yên.
Video đang HOT
Cách làm món bánh ướt Phú Yên:
Bánh làm bằng bột gạo, tráng chín vớt ra trắng ngần mịn màng. Có người giàu tưởng tượng, ví tấm bánh ướt như làn da thiếu nữ xứ lạnh, mát mẻ dịu dàng đến nỗi chỉ nhìn thôi cũng đủ động lòng.
Các động tác tay mở nắp nồi bánh, cầm que nan dẹt vót thật mỏng vớt bánh, tay kia thoăn thoắt múc bột tráng đều trên làn khói nghi ngút kịp cho khách dùng mới thấy hết sự điệu nghệ của người đổ bánh.
Rồi khéo tay gấp chiếc bánh làm tư, dùng cái muỗng nhỏ múc hẹ đã phi dầu trong tô thoa đều lên chiếc bánh. Loại rau hẹ trồng ở quê tươi tốt xanh mướt nên hương thơm đậm đà.
Món bánh ướt chấm mắm sò Phú Yên:
Nước chấm bánh ướt đa dạng nhưng ngon và đậm đà nhất là các loại mắm gia truyền như mắm cá cơm, cá sặc, cá mành; tuyệt nhất là các loại mắm sò, mắm dắt.
Hai loại mắm này được ngư dân Phú Yên chính hiệu chế biến từ con sò, con dắt (một loại như con hến) sống dưới đầm Ô Loan – đầm cho sản vật ngon đáo để.
Tiếng ngon của loại mắm này vang xa tận các thành phố lớn và tới cả bên trời Tây.
Việt kiều về quê mua mắm sò, mắm dắt bỏ keo gói kỹ năm bảy lớp bao, vấn băng keo vít kín cho vào vali… xuất ngoại làm món quà quý.
Gà hấp lá trúc An Giang đậm chất thôn quê
Gà hấp lá trúc An Giang không chỉ là món đặc sản nức tiếng đậm chất thôn quê làm sao xao xuyến bao thực khách mà còn là thương hiệu du lịch đất An Giang.
Một lần về với An Giang, du khách không chỉ được thưởng ngoạn danh thắng núi non hùng vĩ mà còn được chiêu đãi món ngon đặc sản đậm chất hồn quê là gà hấp lá trúc.
Gà hấp lá trúc An Giang món ngon nức tiếng đậm chất thôn quê
Cây trúc An Giang:
Trúc là một loại cây mọc hoang đặc trưng của vùng Thất Sơn, Bảy Núi, Chúng có nhiều nhất ở hai huyện miền núi giáp Campuchia là Tịnh Biên và Tri Tôn.
Cây trúc lớn bằng cây chanh, lá có vị the, cay nồng và gắt hơn lá chanh, mùi thơm đặc biệt.
Trái trúc có vỏ xù xì hơi giống chanh, được vắt lấy nước để tạo gia vị cho các món ăn.
Đặc biệt, từ bao đời nay, cây trúc ở An Giang không chỉ góp phần làm nên hương vị độc đáo cho các món ăn, mà còn tạo nên một thương hiệu ẩm thức, nét đặc trưng vốn có để thu hút và phát triển du lịch.
Vì mùi thơm độc đáo của lá trúc, các đầu bếp tài ba đã sử dụng chúng để những món ăn trở thành sản vùng miền.
Món gà hấp lá trúc được xem là "tuyệt chiêu dụ khách" của một số quán ăn, nhà hàng ở miền đất An Giang.
Món gà hấp lá trúc An Giang:
Nguyên liệu chuẩn bị:
Để làm món gà hấp lá trúc thơm ngon, trước tiên phải chọn lựa gà cho kỹ lưỡng. Tốt nhất là gà ta, nặng khoảng 800g - 1kg.
Gà làm sạch, dùng gừng chà lên mình để khử bớt mùi tanh, rửa sạch và để cho ráo nước. Ướp gà với tỏi bằm, tiêu xay nhuyễn, hạt nêm và một ít rượu trắng.
Ngâm nấm mèo, nấm hương nở đều rồi rửa sạch, thái rối. Hành lá để nguyên cây, bún tàu ngâm mềm, xắt khúc dài.
Trộn nấm và bún lại với nhau, thêm một ít hạt nêm, đem phần trộn này cùng với hành lá nhét vào bụng gà rồi dùng chỉ may lại.
Cách làm gà hấp lá trúc:
Trước khi đem gà đi hấp, hãy xếp một ít lá trúc đã rửa sạch dưới đáy tô rồi đặt gà lên trên. Đậy nắp cho kín, hấp khoảng 30 - 40 phút cho gà mềm.
Đợi khi gà gần chín, rắc lá trúc xắt nhuyễn lên phía trên và khi hoàn thành thì dọn ra đĩa. Gà phải được chặt khúc hoặc xé nhỏ, rải đều lá trúc xắt nhuyễn lên thịt gà một lần nữa.
Cùng với đó dọn đĩa bắp chuối bào, chén nước chấm muối ớt có pha nước vắt từ trái trúc.
Thưởng thức món gà hấp lá trúc:
Gắp miếng thịt gà chấm vào chén muối ớt vừa pha rồi nhai chầm chậm, cảm nhận vị ngọt dai của thịt, vị cay nồng của lá trúc, vị chua chua của nước trái trúc cùng vị cay của ớt tiêu.
Mọi hương vị hòa quyện với nhau khiến bất cứ thực khách nào cũng phải xiêu lòng.
Mùi hương nồng nàn của lá trúc thẩm thấu qua từng thớ thịt gà, một hương vị đặc trưng vương vấn cổ họng, luôn đọng lại trong tâm trí du khách.
Đặc sản cá Ốt đồ của người Mường Hòa Bình Đặc sản cá Ốt đồ của người Mường Hòa Bình là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ của người Mường (Hòa Bình) vào những dịp lễ Tết.Vậy các bạn hãy cùng tìm hiểu về món đặc sản của người Mường Hòa Bình qua bài viết sau nhé! Đặc sản cá Ốt đồ của người Mường Hòa Bình Món cá Ốt đồ:...