Bánh ram ít: món ăn dân dã của người Huế
Ở Huế có một thứ bánh kết hợp hai loại bánh khác nhau, ăn vào vừa giòn vừa dẻo, béo nhưng không ngấy bởi được chấm với thứ nước mắm chua ngọt, đó là bánh ram ít.
Tưởng như bánh ram và bánh ít là hai thứ bánh không ăn nhập gì với nhau nhưng qua bàn tay tài hoa của người phụ nữ Huế, bánh ram ít đã trở thành một món ăn dân dã của Huế được du khách gần xa biết tiếng.
Bánh ram ít có hai phần tách bạch rõ ràng: phần bánh ram và phần bánh ít. Tuy cách thức chế biến khác nhau nhưng cả hai phần bánh đều được làm từ gạo nếp. Nếp làm bánh phải là thứ nếp ngon, trắng, dẻo. Nếp được xay nhuyễn thành bột, trộn tí muối, cho nước ấm từng ít một. Dùng tay nhồi bột đến khi tạo thành một khối chắc mịn, mềm nhưng không nhão, nặn thành các viên tròn nhỏ bằng hai ngón tay. Tôm để nguyên con, thịt ba chỉ xắt hạt lựu nêm đường, n ước mắm ngon, tiêu, hành tím băm, thêm chút dầu hoặc mỡ nước kho nhỏ lửa trong vòng 15 phút. Xoa ít dầu ăn vào tay, ấn từng viên bột thành hình dẹp, lấy muỗng múc tôm thịt đặt vào giữa rồi vo tròn lại. Xếp bánh ít vào khay, hấp cách thủy khoảng 10 phút sau khi nước sôi. Bánh có độ dẻo và màu trắng ngần là được.
Bánh chín gắp ra để nguội, đậy bằng lá chuối để bánh không bị khô nhưng nhớ không đậy kín kẻo bánh bị chua. Khác với bánh ít, khi nhồi bột bánh ram bớt nước hơn một chút để cho bột bánh hơi cứng. Bánh ram không cần làm nhân, bánh được chiên trên chảo nhiều dầu mỡ đến khi bánh giòn và có màu vàng sậm. Vớt bánh ra để trên lớp giấy thấm cho ráo dầu. Đặt một cái bánh ít lên trên cái bánh ram, dùng đũa dằn cho bánh mỏng ra và ép chặt vào cái bánh ram.
Lúc bày ra đĩa, người Huế thường đặt phần bánh ít trắng tinh lên trên rồi rắt thêm một lớp bột tôm cháy vàng trông thật hấp dẫn. Điểm độc đáo của bánh ram ít là chấm với nước mắm chua chua ngọt ngọt được pha chế một cách đặc biệt, không mặn quá hay ngọt quá, thêm vị cay của mấy lát ớt Huế. Sự kết hợp giữa vị giòn tan của bánh ram với vị thơm, dẻo của bánh ít và vị mặn ngọt của nước mắm đã làm hài lòng rất nhiều thực khách. Dân gian Huế có bài ca dao nói về sự ngon của bánh ram ít như sau:
Từ dân gian, bánh ram ít đã được các gia đình hoàng tộc học hỏi trở thành một trong những món ăn cung đình. Ngày nay, du khách dễ dàng tìm thấy bánh ram ít trong các nhà hàng, quán ăn vặt hay các gánh hàng rong của xứ Huế mộng mơ.
Thưởng thức ẩm thực Huế như người địa phương
Cố đô Huế là vùng đất của một loạt các món ăn thanh lịch, trở thành niềm tự hào của người dân. Như người Huế nói, bạn có thể thưởng thức ẩm thực Huế ở những nơi khác, nhưng không bao giờ nó có hương vị như ở chính đất cố đô.
Thưởng thức ẩm thực Huế như người địa phương
Giữa bầu không khí thơ mộng và nhiều di sản của thành phố, việc ăn uống ở Huế đặc biệt trở nên thú vị hơn. Những món ăn hấp dẫn càng thêm tinh tế khi được thưởng thức trong những miệt vườn và vùng quê thơ mộng của Huế.
Ẩm thực Huế cầu kỳ. Ảnh: Cổng thông tin điện tử thành phố Huế.
Nếu bạn đã sẵn sàng tìm hiểu về ẩm thực Huế, hãy khám phá lịch sử của nền ẩm thực nói chung nơi đây và bảy đặc sản địa phương không thể cưỡng lại với cả người dân và du khách.
Lịch sử ẩm thực Huế
Các chúa Nguyễn đã lựa chọn kinh đô của mình một cách hoàn hảo. Họ đã chọn xây dựng triều đại bên bờ sông Hương, họ đã xây dựng tòa thành và thế giới phong kiến xa hoa với lăng tẩm, đền đài và cung điện.
Video đang HOT
Ảnh: Cổng thông tin điện tử thành phố Huế.
Một số ý kiến cho rằng lý do các chúa Nguyễn chọn Huế là vì nơi đây có nhiều sản vật ngon nhất cả nước: hải sản ngon hơn, trái cây ngọt hơn, các loại thảo mộc có lá nhỏ và sắc hơn, hương vị hơn so với những vùng còn lại của Việt Nam.
Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.
Với những nguyên liệu có sẵn kia, các chúa Nguyễn đã yêu cầu đầu bếp của họ phải sáng tạo. Người ta nói rằng hơn một nửa số món ăn ngon của Việt Nam có nguồn gốc từ Huế. Đặc biệt, vua Tự Đức được ghi nhận là có công biến Huế thành vương quốc ẩm thực.
Ảnh: Khám phá Huế.
Tự Đức là người có gu ăn uống tinh tế và khắt khe. Tương truyền rằng vua thường yêu cầu các bữa ăn phải khác nhau mỗi ngày, một yêu cầu khó khăn ngay cả đối với đội bếp sáng tạo nhất.
Di sản của ông là một số món ăn ngon nhất ở Việt Nam, từ ẩm thực cung đình - một loạt các món ăn sang trọng được phục vụ trong các bữa tiệc xa hoa - đến những sáng tạo vượt ra khỏi cung đình để phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Dưới đây là danh sách bảy món ăn đặc trưng của ẩm thực Huế mang đậm dấu ấn của cội nguồn lâu đời.
Ảnh: Khám phá Huế.
Bánh khoái
Bánh khoái áp chảo có nhân bên trong rất đầy đặn với tôm, trứng cút, giá đỗ và thịt ba chỉ. Bột làm bánh có màu vàng đặc trưng nhờ trộn bột nghệ với bột gạo. Bánh khoái ở Huế luôn được ăn kèm với gỏi lá sung tươi, khế chua, dưa leo xắt sợi, cùng nước chấm đậm đặc từ đậu phộng và gan heo.
Ảnh: Bảo Ngân/Vnexpress.
Ảnh: Bảo Ngân/Vnexpress.
Địa chỉ: Bánh khoái Thu Sương, 84-86 Kim Long, Huế.
Bánh bèo
Những chiếc bánh bèo tuy có kích thước nhỏ nhắn nhưng khi ăn bạn sẽ muốn nếm thử rất nhiều cái. Từng miếng bánh được hấp trong một chiếc đĩa sứ nhỏ, sau đó rắc tôm khô, thịt heo xé sợi, hẹ tây và dầu hành lá lên trên. Thêm một ít nước mắm ngọt nhẹ là bạn đã có món ăn vặt tinh túy của Huế.
Ảnh minh họa: Thật là ngon.
Địa chỉ: Quán bánh O Lé, Kiệt 104, 17/9 Kim Long, Huế.
Bánh nậm
Là một trong những món bánh hấp ngon nhất của Huế, bánh nậm chinh phục mọi thực khách với hình thức đẹp mắt và hương vị thơm ngon. Mỗi chiếc bánh được làm từ một lớp bột gạo mỏng, bên trên là tôm tươi, ruốc chiên tỏi, hành lá.
Ảnh minh họa: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Người nấu khéo léo xếp những chiếc bánh vào lá chuối để hấp. Cũng giống như bánh bèo, chỉ cần một chén nước mắm ngon có thể khiến từng miếng bánh đẹp mắt trở thành miếng ngon tan trong miệng.
Địa chỉ: Trung Bộ - Bánh Bèo & Bánh Nậm - 16 Tô Hiến Thành, P. Phú Cát, Huế.
Bún thịt nướng
Bún thịt nướng là món ăn rất phù hợp cho bữa trưa khi đến thăm cố đô. Đầu tiên, thịt lợn được tẩm ướp gia vị rồi nướng trên than hồng. Một tô bún gồm có sợi bún tươi, rau thơm, đu đủ ngâm chua và cà rốt, dưa leo xắt mỏng, một ít rau răm tươi, và không thể thiếu thịt. Cuối cùng thêm nước mắm vào tô bún và trộn đều.
Ảnh: Fb quán Huyền Anh.
Địa chỉ: Bánh ướt - Bún thịt nướng Huyền Anh - 50 Kim Long, Huế.
Bánh ram ít
Huế là một trong số ít những nơi bạn có thể thưởng thức món bánh hấp dẫn này. Một chiếc bánh nếp chiên và một chiếc bánh sủi cảo mềm xếp chồng lên nhau thành một ụ nhỏ. Một vài miếng tôm tươi chiên giòn, hẹ tây và da heo chiên giòn tạo nên sự hoàn thiện cho món ăn.
Ảnh: Kaiwaii.Food.
Địa chỉ: Quán bánh ram ít Bà Đỏ - số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Phú Cát, Huế.
Bánh ướt
Hay còn gọi là bánh tráng ướt, bánh ướt là một tấm bánh tráng tươi mềm, mọng nước vừa được tráng. Người nấu ăn gốc Huế khéo tay cuốn bánh tráng cùng các loại rau thơm, lá lốt và thịt nướng để làm bánh cuốn. Khi ăn, thực khách nhúng bánh vào nước sốt tỏi cay cay được làm rất vừa miệng.
Ảnh: Foody.
Địa chỉ: Bánh ướt - Bún thịt nướng Huyền Anh - 50 Kim Long, Huế.
Bánh bột lọc
Kết cấu của mỗi món ăn là điều mà người dân Huế rất thích tạo ra trong bữa ăn của họ. Một số du khách có thể thấy bánh bột lọc là một loại bột dính kỳ lạ, nhưng đó là một phần của niềm vui khi thưởng thức các món ăn. Xé từng chiếc bánh có màu trong mờ từ lá chuối và lộ ra bên trong phần thịt lợn và tôm nhỏ có màu sắc đẹp mắt.
Ảnh minh họa
Địa chỉ: Quán 109 - Bánh Bèo - Nậm - Lọc - 109 Lê Huân, P. Thuận Hòa, Huế.
3 cách nướng thịt heo bằng lò nướng giòn rụm đậm đà cả nhà thích mê Cách nướng thịt heo bằng lò nướng sẽ mang đến cho cả gia đình một bữa ăn thơm ngon và đảm bảo vệ sinh như ý mình. Dưới đây Chuyên mục Món ngon của sẽ chia sẻ với bạn cách nướng thịt heo bằng lò nướng sao cho vừa giòn rụm, vừa đậm đà, mà cách làm lại vô cùng đơn giản. 1....